Bối cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề thừa kế tài sản trong ngự thành bại thức mục và so sánh với quốc triều hình luật (Trang 36 - 42)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Bối cảnh lịch sử

Nhật Bản là một quốc gia hải đảo ở đông bắc châu Á, phía bắc là đảo Okhotsk, phía đông và đông nam là Thái Bình Dương, phía tây đối diện với bán đảo Triều Tiên và Trung Hoa lục địa, phía tây nam là Đài Loan và các nước Đông Nam Á. Vị trí địa lý đó tạo cho Nhật Bản có một vị thế tương đối độc lập và chủ động trong quan hệ đối ngoại cũng như tiếp thu các nền văn hóa nước ngoài. Sau thời kỳ văn hóa Jomon (縄文, 1 vạn năm cách ngày nay - thế kỉ III TCN) với nền kinh tế săn bắt và hái lượm, Nhật Bản bước vào thời kỳ văn hóa Yayoi (弥生,thế kỉ III TCN – thế kỉ III SCN) với kĩ thuật trồng lúa nước được truyền vào theo các luồng di dân từ miền nam Trung Hoa (lưu vực sông Dương Tử) và Đông Nam Á. Do có tỷ lệ diện tích địa hình đồi núi cao mà diện tích đất canh tác lại hạn hẹp, nền kinh tế nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng là kinh tế nông nghiệp thung lũng [12]. Chịu sự chi phối của hệ sinh thái chuyên biệt của quốc đảo vùng Đông Bắc Á, diện tích đất canh tác hạn hẹp người Nhật phải thúc đẩy thâm canh, chuyên canh và trong bối cảnh đó, ý thức về tư hữu sản suất xuất hiện sớm, phát triển mạnh. Cùng với sự phát triển của kĩ thuật canh tác và sức sản xuất, quá trình phân hóa xã hội diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Dựa trên khả năng tích lũy tài sản, một số dòng họ trở thành hào tộc có thế lực và vươn lên trở thành thủ lĩnh trong cộng đồng gồm một số thị tộc.

Vào đầu thời văn hóa Kofun (古墳, III-VII), nhà nước cổ đại đã xuất hiện tại vùng Yamato với sự tập trung quyền lực về kinh tế, chính trị, tôn giáo vào thị tộc được coi là hậu duệ của nữ thần Mặt trời (天照大御神, Amaterasu Omikami). Tuy nhiên, sự du nhập của Phật giáo và ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đã gây nên nhiều biến đổi trong kết cấu xã hội của nhà nước sơ khai. Tương truyền người cổ súy cho làn sóng tiếp nhận luồng tri thức mới

này là: thái tử nhiếp chính Thánh Đức (聖徳, Shotoku 572-621). Bản Hiến pháp mười bảy điều (憲法十七条, Kempo jushichijo)16 cùng chế độ Quan vị mười hai cấp (冠位十二階, Kani junikai)17 ra đời trong giai đoạn này đánh dấu một bước phát triển mới về xây dựng bộ máy chính quyền trung ương theo mô hình nhà Đường (Trung Quốc) tại Nhật Bản thời cổ đại.

Tiếp nối công cuộc xây dựng thể chế mới của thái tử Shotoku, trong thời kỳ trị vì của Thiên hoàng Kotoku (孝徳, trị vì 645 – 654) một cuộc cải cách sâu rộng đã được thi hành với tên gọi là cải cách Đại hóa (大化改新, Taika kaishin)18. Chiếu cải cách được ban hành năm 646 (大化 2, Taika thứ 2), đánh dấu sự thay đổi lớn lao về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, xã hội đến văn hóa ở Nhật Bản. Các nhà sử học Nhật Bản thường gọi giai đoạn từ cải cách Đại hóa đến trước loạn Nhâm Thân (壬申, Jinshin, 672) là giai đoạn hình thành nhà nước luật lệnh (ritsuryo kokka).

Vào cuối thế kỉ VII, hệ thống quan chế của nhà nước luật lệnh được định hình với Bộ máy chính quyền trung ương gồm hai cơ quan chính là Thần kỳ quan (神祇官, Jingikan, quan tế lễ) và Thái chính quan (太政官, Daijokan, cai quản 8 bộ lo việc chính sự), kết hợp với sự giám sát của Đàn chính đài (弾正台, Danjodai, chăm lo về đạo đức quan chức và bảo vệ phong tục). Cơ quan bảo vệ bộ máy nhà nước trung ương gồm 5 bộ phận là Vệ môn phủ(衛門, emonfu), Tả hữu vệ sĩ phủ

16 Bản Hiến pháp 17 điều này được cho là trước tác của Thái tử Shotoku. Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng đây là sản phẩm tập thể của nhiều nhà trí thức, quan đại thần cùng nhau biên soạn dưới sự chỉ đạo của Thái tử. Nói cách khác, Thái tử là chủ biên của bản Hiến pháp. Hiện nay ngoại trừ bản Hiến pháp 17 điều và Dưỡng Lão luật lệnh là lưu lại được phần lớn nội dung, còn lại các bộ luật thời kỳ cổ dại đã bị thất truyền hoặc chỉ còn một phần nhỏ. Trong Hiến pháp 17 điều không đề cập đến từng vấn đề pháp luật cụ thể mà là nêu lên quan điểm chung nhất làm nền tảng pháp lý cho sự phát triển của một quốc gia, đặc biệt là hai vấn đề chính: lòng tôn kính Phật giáo và trung thành với triều đình. Có thể nói, bộ Hiến pháp 17 điều là bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử pháp chế Nhật Bản.

17Chế độ này phân loại quan chức thành 12 cấp bậc được nhận biết bởi các kiểu mũ với các màu sắc nhất định. Quan chức được chỉ định vào các chức vụ thích hợp tùy theo khả năng chứ không phải vì nguồn gốc gia đình.

18Cải cách Đại hóa về được công bố vào năm thứ 2 niên hiệu Taika. Nội dung căn bản là sự học tập của triều đình Nhật Bản theo mô hình chính quyền và pháp luật nhà Đường dựa trên những thông tin, sách vở, ghi chép... do các sứ tiết Nhật Bản cử sang Trung Quốc mang về. Bản thân Thiên hoàng Kotoku cũng kỳ vọng vào sự chuyển biến dựa trên mẫu hình này nên đã đặt niên hiệu của mình như vậy. Taika, đại hóa, có khả năng dựa trên các trước tác nho học của Trung Quốc, như trong Hán thư quyển 56 có câu “Người xưa lập nên quan chức nhằm Đức thiện hóa dân chúng, sau Đại hóa thì thiên hạ không ai phải chết trong ngục tù” (古者

(左右衛士府, sayu ejifu), Tả hữu binh vệ phủ (左右兵府, sayu hyoefu). Chính vì vậy, bộ máy chính quyền trung ương thời kỳ này được gọi là Nhị quan Bát tỉnh Nhất đài Ngũ vệ phủ (二官八省一台五衛府,Nikan hassho ichidai goefu).

Sơ đồ 2.1: Bộ máy chính quyền trung ƣơng thời cổ đại

Nhị quan Bát tỉnh19Nhất đài Ngũ vệ phủ

(Sơ đồ tổng hợp từ Lịch sử Nhật Bản B, Nxb Manavee, tr. 32)

Bộ máy chính quyền địa phương gồm Ngũ cơ Thất đạo (五機七道, goki shichido), tức khu vực phụ cận kinh đô và 7 khu vực xa). Mỗi khu vực gồm một số tỉnh gọi là quốc (国, kuni) do quốc ty (国司, kokushi, vốn là hoàng thân hay tộc trưởng có thế lực của địa phương) lãnh đạo. Dưới đó là quận (郡, gun) và làng (里, ri) do quận ty (郡司, gunji) và lý trưởng (里長, richo) quản lý. Việc xử phạt chủ yếu dựa vào quy định trong Bát ngược(八虐, Hachi gyaku, tức 8 loại tội cơ bản)20

19Bát tỉnh tức 8 bộ gồm:

Trung vụ tỉnh: đảm nhiệm công việc liên quan đến hoàng thất, chuẩn bị chiếu thư Thức bộ tỉnh: đảm nhiệm công việc về nhân sự, đào tạo, nghi lễ của dịch nhân Trị bộ tỉnh: đảm nhiệm công việc về nghi lễ của quý tộc hay tăng ni, sự vụ ngoại giao Dân bộ tỉnh: đảm nhiệm công việc về quản lý hộ tịch hay tô thuế, tài chính quốc gia Binh bộ tỉnh: đảm nhiệm công việc quân sự và trị an

Hình bộ tỉnh: đảm nhiệm công việc tòa án, xử phạt; quyết định về lương dân (người dân bình thường) và tiện dân (tầng lớp thấp kém)

Đại tàng tỉnh: đảm nhiệm công việc về quản lý tài chính, vật tư...; quản lý đo đạc Cung nội tỉnh: đảm nhiệm công việc tạp vụ trong cung

20謀反(muhen, sát hại Thiên hoàng), 謀大逆(mutaigyaku, phá hoại hoàng cung hay mộ hoàng gia), 謀叛

(muhon, phản loạn triều đình), 悪逆(aku gyaku, âm mưu sát hại ông bà bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng/vợ), 不道

và Ngũ hình (五刑, Gokei)21 mà thi hành... Việc áp dụng luật trừng phạt này không phân biệt tư pháp hay hành chính mà các quan hành chính cũng có quyền tư pháp.

Thiên hoàng tuyên bố toàn bộ đất đai và thần dân thuộc sở hữu của Thiên hoàng theo chế độ công dân công địa (公民公地, kominkochi). Triều đình phân chia ruộng đất cho thần dân theo chế độ ban điền (班田, handen) nhằm đảm bảo nguồn thu thuế ổn định. Bộ phận đất thuộc quyền quản lý trực tiếp của Thiên hoàng gọi là đồn thương (屯倉, miyake). Bộ phận đất chia cho quan chức gọi chung là quan điền (官田, kanden), trong đó, đất chia cho quan chức quý tộc từ bậc 5 trở lên gọi là vị điền (位田, iden); đất dành cho những người có công lao đặc biệt gọi là tứ điền (賜田, shiden) và công điền (功田, kouden); đất ban cấp cho quan lại như quốc ty, quận ty gọi là chức điền (職田, shokuden). Ruộng đất của đền và chùa gọi là thần điền và tự điền (神田 shinden, 寺田jiden). Như vậy, cải cách Đại hóa đã làm thay đổi căn bản quan hệ sản xuất vốn có của các thị tộc, biến phần lớn ruộng đất công làng xã thành ruộng của triều đình, biến bộ dân thành thần dân. Mặt khác, việc thiết lập chế độ hành chính từ trung ương đến địa phương, ban cấp ruộng đất cho quan chức đã tạo nên mối quan hệ ràng buộc về mặt quyền lợi và nghĩa vụ giữa triều đình với các quí tộc, hào tộc địa phương, giúp đảm bảo chế độ lương bổng cho quan chức và nguồn ngân sách.

Tuy nhiên, do chính sách thuế chủ yếu đánh vào người dân mà phần lớn ruộng canh tác ở thung lũng và đất đồi, nên để canh tác, người ta phải xây dựng hệ thống thủy lợi tốn kém. Mặt khác, quy trình canh tác còn phụ thuộc vào thiên nhiên khiến tình hình sản xuất bất ổn định. Điều này làm cho một bộ phận dân chúng phải trốn thuế, bỏ đi phiêu bạt, làm gia nhân cho các gia đình có thế lực hoặc tham gia các nhóm cướp bóc. Năm 723 và năm 743, triều đình đã ban bố các pháp lệnh khuyến khích khai hoang và khẳng định quyền

với đền chùa, với Thiên hoàng), 不孝 (fuko, tố cáo ông bà, bố mẹ), 不義 (fugi, sát hại bề trên như chủ quân, thầy, chồng).

sở hữu ruộng khai hoang, nhưng các lệnh này trên thực tế đã tạo điều kiện cho quan chức, quý tộc khai phá, mua bán và chiếm đoạt đất của dân thành đất tư.

Tóm lại, mâu thuẫn ngay trong luật lệnh ban hành sau cải cách Đại hóa đã dẫn đến sự thất bại trên thực tế của chế độ công địa công dân. Đó là mâu thuẫn giữa nguyên tắc sở hữu nhà nước về ruộng đất với việc công nhận tình trạng tư hữu ruộng đất của hoàng tộc, quan lại và các đền chùa. Sau này, chính những vùng đất tư hữu quy mô lớn đã trở thành cơ sở cho sự ra đời của hình thức tư hữu ruộng đất qui mô lớn được nhà nước công nhận là trang viên (荘園, shoen)22.

Trang viên

Trong các thế kỷ VIII-IX, trang viên Nhật Bản xuất hiện hai loại chính. Trước hết là trang viên hình thành trên cơ sở đất mới khai khẩn (自墾地系荘園, jikonchikei shoen) do các lãnh chủ (領主, ryoshu) trực tiếp quản lý và lực lượng khai khẩn canh tác chủ yếu là nô tì và nông dân làm thuê. Do đất đai mới khai phá, canh tác khó khăn và ở xa không quản lý hết nên đến thế kỷ X, hầu hết loại trang viên này bị tan rã. Loại thứ hai là trang viên hình thành trên cơ sở đất đã canh tác (奇墾地系荘園, kikonchikei shoen) do các quan lại, địa chủ quản lý, còn người canh tác là tá điền (田堵, tato) vốn là nông dân đã bán ruộng hay kí thác ruộng, hoặc dân phiêu lãng. Nhờ hệ thống quản lý gián tiếp mà trang viên loại này duy trì lâu hơn và được nhà nước thừa nhận là đối tượng thu thuế.

Song song với trang viên, bộ phận ruộng đất công vốn là quan điền ở địa phương được giao cho quốc ty quản lý và được gọi là công lãnh (公領, koryo). Vào thế kỷ X, chế độ danh điền (名田制度, myoden seido) được hình thành trong các công lãnh, dựa trên nguyên tắc quốc ty giao ruộng công cho nông dân khá giả đứng tên vừa trực tiếp nhậm canh vừa quản lý việc canh tác của các nông dân khác, đổi lại họ phải nộp thuế (官物, kanmotsu) theo tỷ lệ do quốc ty quy định. Chế độ này chứng tỏ nhà nước luật lệnh coi trọng nguồn thu

22Trang viên Nhật Bản giai đoạn đầu thời Nara là mô hình ruộng đất khai khẩn được hưởng một số ưu đãi như miễn một phần thuế. Mô hình này ra đời nhằm tăng thêm diện tích đất canh tác.

tô thuế ổn định hơn là trực tiếp quản lý và thu hồi lại ruộng định kỳ như các giai đoạn trước. Mặc dù gọi là công lãnh nhưng với chế độ danh điền, bộ phận ruộng đất công này trên thực tế đã phụ thuộc vào quyền lực của quốc ty nhiều hơn triều đình và từng bước trở thành một loại sở hữu của quốc ty.

Mặt khác, với danh nghĩa thu hồi đất tư, các quốc ty tăng cường can thiệp, kiểm tra các trang viên có nguyện vọng giảm thuế, miễn thuế hoặc trốn thuế. Nhằm bảo vệ quyền lợi đối với trang viên, các lãnh chủ một mặt không ngừng mở mang khai hoang đất tự nhiên, chiếm đoạt ruộng đất của dân nghèo, của chủ đất yếu thế hơn, mặt khác tìm cách kí thác ruộng đất của mình cho hoàng thất hoặc quý tộc, đền chùa có thế lực để nhận sự che chở từ trung ương. Trang viên loại này gọi là kí tiến địa hình trang viên (寄進地形荘園, kishinchikei shoen), còn lãnh chủ địa phương sau khi kí thác được ban chức quản lý gọi là hạ ty (下司, geshi) hay công văn (公文, kumon). Tiếp đó, tầng lớp này lại kí thác lên những cấp cao hơn để được cấp đặc quyền miễn tô thuế và kiểm tra, gọi là quyền bất thâu (不輸, fuyu), bất nhập (不入, funyu). Người nhận kí thác được gọi là lãnh gia (領家, ryoke). Đôi khi trang viên được kí thác vài cấp thì người bảo trợ cao nhất gọi là bản gia (本家, honke). Các chức danh này được duy trì khá lâu dài và phản ánh rõ nét trong các sử liệu đề cập đến vấn đề thừa kế.

Như vậy, cải cách Đại hóa đã tạo ra nhiều biến đổi lớn trong xã hội Nhật Bản. Việc thu tô thuế bằng sản phẩm cũng kéo theo việc mở mang và phát triển hệ thống giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy trong cả nước. Tuy vậy, mô hình quan liêu nhà Đường (638-907) có đặc điểm là đã được hoàn thiện qua lịch sử hàng trăm năm của các vương triều phong kiến Trung Hoa và thích hợp với một đất nước có trình độ nông nghiệp phát triển cao, diện tích đồng bằng rộng lớn và tỷ lệ cư dân tập trung cao. Trong khi đó, ở Nhật Bản diện tích canh tác nông nghiệp eo hẹp, hệ thống thủy lợi và kĩ thuật còn thô sơ khiến kinh tế nông nghiệp Nhật Bản chưa thực sự phát triển mạnh. Bên cạnh đó, quá trình tư hữu về ruộng đất của Nhật Bản lại phát triển mạnh với hình thức quản lý và sở hữu phức tạp. Khuynh hướng biệt lập và chủ

nghĩa địa phương đã trở thành những nhân tố cản trở quá trình công hữu hóa ruộng đất do chính quyền trung ương chủ trương.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề thừa kế tài sản trong ngự thành bại thức mục và so sánh với quốc triều hình luật (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)