Đặc điểm của tập đoàn võ sĩ Nhật Bản thời hậu kỳ Heian

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề thừa kế tài sản trong ngự thành bại thức mục và so sánh với quốc triều hình luật (Trang 48 - 51)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Sự hình thành đẳng cấp võ sĩ và Mạc phủ Kamakura

2.2.2. Đặc điểm của tập đoàn võ sĩ Nhật Bản thời hậu kỳ Heian

Sơ đồ 2.2: Kết cấu một võ sĩ đoàn

(Sơ đồ do tác giả tổng hợp và tự lập)

Như đã trình bày, các võ sĩ không hoạt động đơn lẻ cá nhân mà cố kết với nhau theo tổ chức gọi là võ sĩ đoàn (bushidan). Đây là một tổ chức chặt chẽ với quan hệ theo chiều ngang chính là những con em trong nhà (家之子, ie no ko) trong cùng một dòng tộc, còn quan hệ theo chiều dọc là mối quan hệ tôn chủ - bồi thần (主従関係, shuju kankei). Thực chất, mối quan hệ dòng tộc cũng là một kiểu quan hệ tôn chủ - bồi thần nhưng tính chất huyết thống vẫn là yếu tố quan trọng được đảm bảo bởi tính bền vững và trung thành. Một dòng họ võ sĩ là một võ sĩ đoàn hạt nhân. Nhiều võ sĩ đoàn quy tụ dưới trướng một võ sĩ đoàn mạnh hơn. Khi loại hình trang viên kí tiến phát triển, quá trình sáp nhập này càng diễn ra mau chóng, bởi lẽ khi đặt mình dưới sự bảo hộ của một thế lực nào đó, để chứng minh sự trung thành người ta phải kí thác cả ruộng đất lẫn đem cả võ sĩ đoàn gia nhập

đội quân với tư cách là một chư hầu. Đứng đầu một tập đoàn quân sự mạnh là sĩ thủ lĩnh đóng vai trò rường cột (toryo).

Bên cạnh mối quan hệ tôn chủ - bồi thần mang tính huyết thống, thì mối quan hệ mang tính phi huyết thống cũng đóng góp vai trò quan trọng trong mỗi kết cấu võ sĩ đoàn. Những hào tộc địa phương đã hình thành nên các võ sĩ đoàn hùng mạnh. Đơn cử như trường hợp của Oba Kegamasa kể trên. Họ được gọi là Rodo (郎等) hay Roju (郎従)28. Điểm nổi bật thứ nhất về các Rodo trong giai đoạn hình thành đẳng cấp võ sĩ này chính là sự quả cảm và thiện chiến. Kagemasa là võ sĩ đã trở thành giai thoại, khi tham gia chiến dịch Hậu tam niên mới 16 tuổi và dùng chính mũi tên bắn trúng mắt mình bắn hạ kẻ thù. Về mặt lý thuyết và lý tưởng mà nói, họ là những bộ tướng trung thành, không thay đổi chủ tướng dù địa vị của chủ tướng có thay đổi như thế nào đi nữa. Đức tính trung thành không chỉ thể hiện đối với một đời chủ tướng mà là con cháu (thường là đích truyền) của người đó. Trong Truyện kể Hogen (保元物語)29 Kamata Masakiyo (鎌田正清, người tỉnh Sagami), đã quả quyết rằng: "Kể từ khi Đức ông Iyo (Yoriyoshi) bắt đầu nhậm chức trấn thủ vùng Sagami, cùng với con của ngài là Đức ông Hachiman (Yoshiie) đến nay, thì thiếu gia của Đức ông Hachima là Đức ông nhập đạo (Tameyoshi, do đi tu nên gọi là nhập đạo) cũng là chủ của chúng ta, còn nếu tính thiếu gia Yoshitomo (người con khác của Yoshiie) cũng vẫn chủ của chúng ta"30.

Như đã trình bày, đến cuối thế kỉ XI, Nhật Bản đã hình thành nên hai tập đoàn quân sự hùng mạnh là hai võ sĩ đoàn của dòng họ Taira và Minamoto. Cả hai đều có đặc trưng riêng của mình. Câu nói “Tây quân Taira đi thuyền, Đông quân Minamoto cưỡi ngựa” có lẽ là phản ánh gần đúng nhất. Tính đối lập giữa hai võ sĩ đoàn này lúc đầu là không rõ rệt. Thậm chí, đôi bên cùng nhau làm nhiệm vụ trấn áp một thành viên trong dòng họ nổi loạn,

28Cả hai đều là võ sĩ chư hầu không cùng huyết thống phục tùng và trung thành với một thủ lĩnh võ sĩ. 29Truyện kể về chính biến năm Bảo Nguyên (1156)

30 Về lý thuyết và lý tưởng thì sự trung thành là như vậy, nhưng thực tế lại rất phức tạp. Như Kagemasa ban đầu phục vụ dòng họ Taira miền đông, sau đó lại đi theo Yoriyoshi và lập nhiều chiến công trong chiến dịch Hậu tam niên. Tuy nhiên, cháu ông là Kagechika sau này lại theo về dòng họ Taira, chiến đấu chống lại Yoritomo.

như Loạn Masakado. Tuy nhiên, sau loạn Bảo Nguyên, nhà Taira dưới sự lãnh đạo của Kiyomori được trọng dụng một cách rõ rệt31

. Lợi dụng những mâu thuẫn chính trị, Minamoto Yoshitomo tham gia vào loạn Bình Trị nhưng thất bại kéo theo sự đi xuống của cả tập đoàn quân sự miền Đông. Từ đó đến trước khi Minamoto Yoritomo cử binh vào năm 1180, là khoảng thời gian vinh hoa tột cùng của nhà Taira. Không chỉ chi phối triều đình trung ương, các thế lực địa phương đều quy thuận trước quyền lực của nhà Taira. Chính vì vậy, trong

Truyện kể Heike (平家物語, Heike monogatari)32 có câu “nếu không phải là người nhà Taira thì không phải là người” (平家にあらずんば、人にあらず).

Qua các sự kiện lịch sử cũng như những phân tích trên, tác giả luận án nhận thấy sự trưởng thành của đẳng cấp võ sĩ gắn liền với hai yếu tố kinh tế địa phương và chính trị trung ương. Khi đã có cơ sở thế lực tại địa phương, các thủ lĩnh võ sĩ dần dần chủ động tham gia vào các sự kiện chính trị của triều đình trung ương. Khi đã có vị trí vững chắc trong triều đình sẽ tạo điều kiện để mở rộng thế lực tại địa phương. Taira Kiyomori cùng dòng tộc đại diện cho võ sĩ miền Tây bị phê phán là chịu ảnh hưởng của văn hoá cung đình và đã bị quý tộc hoá trở lại. Điều này thật không hẳn thuyết phục vì Yoritomo sau chiến thắng trận Fujikawa, với khí thế dâng cao, ông ta định dốc quân truy đuổi nhà Taira đến tận kinh thành. Tuy kế hoạch đó bị gác bỏ nhưng nếu việc tiến nhập kinh thành thành công, có lẽ Yoritomo cũng sẽ đi theo vết xe đổ của Kiyomori mà thôi. Chính vì thế, hai người em là Yoshinaka ( 義 仲, 1154-1184) 33 và Yoshitsune (義経, 1159-1189)34 đã không thể thành công đến cuối cùng là do nguyên chính bị hấp dẫn bởi quyền lực và vinh hoa nơi kinh thành.

31 Chẳng hạn, toàn quyền duy trì an ninh ở Kyoto, các thành viên chính được phong nhiều sở lãnh ở miền Tây, phát triển ngoại thương với nhà Tống, kết thông gia với đại thần Fujiwara Michinori...

32 Truyện kể về dòng họ Taira.

33 Là em họ của Yoritomo, tách ra thành họ mới nên còn có tên gọi là Kiso Yoshinaka (木曾義仲). Cùng khởi binh đánh nhà Taira, nhưng do chuyên quyền và bất tuân lệnh nên đã bị Yoritomo hạ lệnh tiêu diệt. Hiện nay, vẫn còn thị trấn Kiso thuộc tỉnh Nagano.

34 Là người em cùng cha khác mẹ với Yoritomo. Sau khi người cha là Yoshitomo bị xử tử do thất bại trong loạn Bình trị, Yoshitsune đã lưu lạc nhiều nơi. Sau khi Yoritomo khởi binh, ông đã nhanh chóng tham gia và

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề thừa kế tài sản trong ngự thành bại thức mục và so sánh với quốc triều hình luật (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)