CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.4. Cách thức phân chia tài sản thừa kế
Trong Ngự thành bại thức mục không có một điều khoản nào ghi cụ thể cách thức phân chia tài sản cho những người trong gia đình. Chỉ có duy nhất Điều 22 có nhắc đến người con trai cùng cha khác mẹ, nếu cư xử không tốt sẽ chỉ được nhận 1/5 số tài sản mà người con trưởng được nhận.
136Nguyên văn: 第四十一条 一、奴婢雜人事 右任右大將家御時之例、無其沙汰過十箇年者、不論理非不及改沙汰、次奴婢所生男女事、如法意 者雖有子細、任同御時之例、男者付父、女者付母也
Cách phân chia tài sản này có phần khác so với luật lệnh của triều đình. Theo Kameda Takano khảo cứu, trong Đại Bảo lệnh (大宝令), chương 8 Hộ lệnh
(戸令) Điều 23 về phân chia tương ứng (応分条) có ghi chép tỷ lệ chia như sau.
Về phân chia tài sản, được áp dụng theo phương pháp sau: chia cho nam nữ thuộc hệ phả trực tiếp tài sản là gia nhân và nô lệ (không tính tiện dân), điền trạch và tài sản (gồm công điền137 công phong138).
Đích mẫu139
, kế mẫu140 cùng đích tử sẽ được hưởng 2 phần. Thiếp và con gái được hưởng 1 phần giống nhau. Con thứ được hưởng 1 phần. Tài sản bên vợ không được tính vào phần chia cho mọi người. Trong số huynh đệ, ai chết thì con trai của người đó được hưởng thay cha, con nuôi cũng được tính như vậy. Trong số huynh đệ mà chết cả thì lần lượt các con trai của họ cũng được hưởng thay cha. Chị em của người quá cố và con gái của người quá cố, nếu chưa kết hôn, thì được chia bằng 1 nửa phần của con trai. Dù có xuất giá mà chưa được phân chia tài sản thì cũng được nhận giống như vậy. Nếu vợ, thiếp của người con trai được hưởng phần tài sản của chồng nếu không có con. Đối với phụ nữ, nếu chồng hoặc anh em trai mà mất hết thì dù có con trai hoặc không có con trai cũng được hưởng 1 phần như con trai. Chỉ áp dụng đối với những quả phụ vẫn còn ở nhà chồng. Trường hợp là tài sản khi người chồng còn tại thế đã chia cho mà có chứng cứ thì không thuộc phạm vi của lệnh này141[57; 6].
Trên cơ sở so sánh, có thể rút ra một số đặc điểm về cách thức phân chia
137Là ruộng đất do Thiên hoàng ban cho người có công. Chia làm 4 loại: đại , thượng, trung và hạ. Đại công điền thì được hưởng đời đời, Thượng công điền thì con cái được hưởng cả đến 3 đời, và giảm dần đến Hạ công điền thì con cái được hưởng trong 1 đời.
138Là ruộng thực phong do Thiên hoàng ban cho người có công. Chia làm 4 loại: đại , thượng, trung và hạ. Nếu là Đại công phong thì con cái được hưởng ½ chỗ đó đến 3 đời, và giảm dần đến Hạ công phong thì con cái được hưởng ½ chỗ đó trong 1 đời.
139Là vợ cả của bố, theo cách nhìn nhận từ người con của vợ lẽ.
140Là vợ lẽ của bố, theo cách nhìn nhận từ người con của vợ cả.
141Nguyên văn: 凡応分者。家人。奴婢。{氏賎。不在此限。}田宅。資財。{其功田功封。唯入男女。}【摠】計 作法。嫡母。継母。及嫡子。各二分。{妾同女子之分。}庶子一分。妻家所得。不在分限。兄弟 亡者。子承父分。{養子亦同。}兄弟倶亡。則諸子均分。其姑姉妹在审者。各減男子之半。{雖 已出嫁。未経分財者。亦同。}寡妻妾無男者。承夫分。{女分同上。若夫兄弟皆亡。各同一子之 分。有男無男等。謂。在夫家守志者。}若欲同財共居。及亡人在日処分。證拞灼然者。不用此令 。
như sau, (1) cả Đại Bảo lệnh và Ngự thành bại thức mục đều đứng từ góc độ phân chia tài sản của người chồng, người cha trong gia đình; (2) nguyên tắc ưu tiên cho ngành trưởng (con trai trưởng của vợ cả) là yếu tố nhất quán; (3) tỷ lệ phân chia trong Đại Bảo lệnh đối với trưởng nam (đích tử) bằng với mẹ đẻ và mẹ kế và gấp đôi các em trai, em gái và thiếp của bố.
Như vậy so với điều khoản trên rất tỉ mỉ thì có vẻ như Ngự thành bại thức mục lại sơ sài trong việc phân chia tài sản thừa kế. Để làm rõ hơn nội dung này, tác giả luận án xin đưa ra một trường hợp gia đình võ sĩ cụ thể dựa trên 2 sử liệu để phân tích. Đó là trường hợp của gia đình võ sĩ Otomo.
Trong cuộc chiến Gempei, dưới trướng của Minamoto Yoritomo có nhiều võ sĩ từ khắp nơi theo về phò tá. Trong đó có Nakahara Chikayoshi (中原親能, 1143-1208). Chikayoshi xuất thân Kyoto, đảm nhận công việc ngoại giao với triều đnh trong cuộc chinh phạt nhà Taira, quản lý quân đội và là Thủ hộ vùng Kyoto. Khi Mạc phủ mới hình thành, ông kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong đó có chức Phụng hành nhân (奉行人, Bugyonin) tại Chính sở. Tóm lại, ông là một công thần của Mạc phủ. Vợ của ông là nhũ mẫu của 2 con gái Tướng quân với phu nhân Masako. Ông nhận Otomo Yoshinao (大友能直, 1172-1223) làm dưỡng tử. Người con này vẫn được giữ họ của mẹ mình và hình thành nên dòng họ võ sĩ Otomo sau này [57; 661-662]. Năm 1188, Yoshinao tròn 17 tuổi, làm lễ trưởng thành (Genpuku) và được Yoritomo trọng dụng. Về tài sản, ông được người cha nuôi có thế lực giúp đỡ nên được nhận chức địa đầu và hương tytại làng Otomo vùng Sagami (相模国大友郷地頭郷司職) và thêm chức địa đầu của trang viên Ono vùng Bungo (豊後国大野地頭職). Làng Otomo là cơ sở phát tích của dòng họ Otomo cuối thế kỉ XII nhưng từ thế kỉ XIII, trang viên Ono vùng Bungo mới là nơi tạo đà phát triển mạnh mẽ cho dòng họ Otomo. Vì vậy, sử sách thường nhắc đến danh tiếng dòng họ Otomo vùng Bungo (豊後大友氏).
Trong Nhượng trạng Yoshinao lập năm 1223, nêu rõ gốc tích của 2 tài sản trên là do cha nuôi Nakahara Chikayoshi để lại và cũng đã được chứng thực bởi
Ngự hạ văn của Tướng quân. Đây là cơ sở pháp lý để Yoshinao để lại cho người vợ của mình với lý do các con còn nhỏ dại. Đến ngày 27, ông mất tại Kyoto.
Yoshinao có tất cả 15 người con, 12 nam và 3 nữ. Trong số đó, 2 người con trai chết sớm và một người khác vào núi đi tu. Tất cả con cái của Yoshinao đều được chia tài sản. 17 năm sau (1240), bà Shinmyo đã chính thức chia tài sản vốn là của Yoshinao cho 8 người con142. Điều này được phản ánh trong tư liệu dưới đây:
Về việc phân chia sở lãnh
Phần chia của đích nam (con trai nhận thừa kế chính), là Oisuke Nyudo(大 炊 助 入 道)143(tức Chikahide): chức địa đầu hương tyquận Asagarakami 144 làng Otomo tỉnh Sagami.
Phần chia của thứ nam là Takuma Yoshihide: chức địa đầu của một nửa làng Shiga (quận Ono) trong trang viên Ono tỉnh Bungo (có phần chú thích đính kèm).
Phần chia cho Yamato Taro là Ichimata Chikanao: chức địa đầu của một nửa làng Thượng trong trang viên như trên (có phần chú thích đính kèm).
Phần chia cho con trai thứ 8 Shiga Yoshisato: chức địa đầu một nửa làng Shiga trong trang viên như trên (có phần chú thích đính kèm).
Phần chia cho con trai thứ 9, Nyudo Buzennoki: chức địa đầu của làng Hạ trong trang viên như trên, và mộ đường của Otomo Yoshinao kèm theo chức Viện chủ.
Phần chia của con gái Inugozen: chức địa đầu của làng Trung trong trang viên như trên (có phần chú thích đính kèm).
Phần chia của con gái Minokyoku: chức địa đầu của một nửa làng Thượng trong trang viên như trên (có phần chú thích đính kèm).
Phần chia cho hậu gia của Tả vệ môn úy Tatewaki Tokinao145: chức danh chủ (名) tại Hodata làng Trung trong trang viên như trên.
Người có sở lãnh như ghi ở trên là Chikanao, quốc ty tỉnh Bizen quá cố, vốn được hưởng đời đời theo Ngự hạ văn của Tướng quân gia,
142Kamakura ibun, ngày 6 tháng 4 năm Diên Ứng (延応) thứ 2 (1240), quyển 8, tr. 112.
143Chức vụ hàm Tòng lục vị thượng, tại cơ quan chuyên phụ trách yến ẩm trong triều.
144 Thuộc tỉnh Kanagawa ngày nay.
việc cai trị đến nay không có gì sai khác. Sau đó, ni Shinmyo nhận được chuyển nhượng từ người chồng quá cố Chikayoshi và cũng được xác nhận theo Ngự hạ văn của Tướng quân gia, thực hiện việc quản lý. Vì tuân theo di ngôn của Chikayoshi mà chia tương xứng cho các con, không sai trái gì, các con thực hiện việc quản lý. Phần đích nam Oisuke Nyudo, là Chikahide, tùy theo sở lãnh phải thực hiện nghĩa vụ lao dịch ở Kanto146. Nay làm chứng văn này cho hậu thế, phân chia như trên.
Ngày 6 tháng 4 năm Diên Ứng thứ 2 (1240) Ni Shinmyo kí tên147
Theo tư liệu trên, con trưởng là Chikahide (親秀, 1195–1248) (1) nhận
phần lớn nhất là chức vị địa đầu và hương ty của làng Otomo vùng Sagami. Các con thứ chỉ được chia chức địa đầu của một nửa làng trong số các làng thuộc trang viên Ono vùng Bungo. Trang viên Otomo là ân thưởng do Yoritomo ban cho ông nội của Chikahide. Còn trang viên Ono là một vùng đất rộng lớn, có nguồn gốc từ làng Ono. Trang viên gồm 4 làng là Thượng (上
146 Quan Đông ngự công sự (関東御公事) là bổn phận thực hiện gánh vác về kinh tế, cung cấp vật chất đóng góp cho đền Tsuruoka ở Kamakura và những cơ sở Phật giáo khác được Mạc phủ bảo hộ.
147所領配分事 嫡男大炊助入道(親秀)分 相模国大友郷(足柄上郡)地頭郷司職 次男宅万(詫暦能秀)別当分 豊後国大野庄内(大野郡)志賀村半分地頭職〈在別注文、〉 大和太郎兵衛尉(一万田景直)分 同庄内上村半分地頭職〈在別注文、〉 八郎(志賀能郷)分 同庄内志賀村半分地頭職〈在別注文、〉 九郎入道(豊前能基)分 同庄内下村地頭職〈但故豊前々司(大友能直)墓堂寄附院主職也、〉 女子犬御前分 同庄内中村地頭職 女子美濃局分 同庄内上村半分地頭職〈在別注文、〉 帯刀左衛門尉後家分〈数子在之、〉 同庄中村内保多田名 右、件所領等者、故豊前々司能直朝臣賜代々 将軍家御下文、無相違所知行来也、而尼深妙得亡 夫能直之譲、賜 将軍家御下文、所令領掌也、依之、任能直之遺言、為孚数子等、如此所配分也 、然者、任均分之状、無依違、可令領掌也、但関東御公事被仰下時者、守嫡男大炊助入道之支配 、随所領多少、可致其沙汰也、仍為後日證文、惣配分状如件、 延応弐年四月六日 尼深妙(花押)○紙目継裏毎に深妙の花押あり
村), Trung (中村), Hạ (下村) và Shiga (志賀), với tổng diện tích đến hơn 300 cho (町). Theo thứ tự địa vực, người con trai thứ hai là Takuma Yoshihide (2) và người con trai thứ 8 là Shiga Yoshisato (3), mỗi người được hưởng chức
địa đầu của một nửa làng Shiga. Người con trai Ichimata Chikanao (4) và con gái Minokyoku (5), mỗi người được hưởng chức địa đầu của một nửa làng Thượng. Người con trai thứ 9, đã xuất gia, là Buzen Noki (6) được hưởng chức địa đầu của làng Hạ và chức Viện chủ đền thờ của Yoshinao. Người con gái Inugozen (7) được hưởng chức địa đầu làng Trung. Cuối cùng, ngưởi con thứ 3 là Tatewaki Tokinao (8) được hưởng chức myo tại Hodata làng Trung.
Xem xét các tư liệu liên quan đến dòng họ Otomo trên, tác giả luận văn nhận thấy, tính đến năm 1223, người con trưởng Chikahide đã 28 tuổi (qua tuổi làm lễ trưởng thành) và đến năm 1240, ông ta đã 45 tuổi. Nếu đến năm 45 tuổi, Chikahide mới được thừa hưởng tài sản thì có vẻ không khả thi. Có thể, khi ông ta đã được nhận phần tài sản thừa kế sớm hơn nhưng đến năm 1223 thì trên danh nghĩa vẫn do mẹ của mình quản lý, và đến năm 1240 thì tài sản của Chikahide được liệt kê chung với danh sách tài sản thừa kế khác của anh chị em khác. Điều này được thể hiện rõ ở tiêu đề của văn bản năm 1240 là “về việc phân chia sở lãnh”, chứ không phải là nhượng trạng. Đó là điểm lưu ý thứ nhất.
Điểm lưu ý thứ hai trong văn bản năm 1240, Chikahide được trao tài sản lớn nhất và được công nhận là người đứng đầu dòng họ Otomo. Điều này kéo theo hai hệ quả là những người em trai khác phải đổi họ dù vẫn là con cháu nhà Otomo; và Chikahide với tư cách là người đứng đầu gia tộc Otomo thế hệ thứ hai vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của một võ sĩ đối với Mạc phủ, như khẳng định ở phần cuối của văn bản năm 1240. Như vậy, tỷ lệ phân chia đối với đích tử đã lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ trong Đạo Bảo lệnh. Đối với các con trai thứ và con gái, tỷ lệ phân chia nhìn chung không chênh nhau nhiều. Duy có người con trai thứ 9 là Buzen Noki, sớm xuất gia, được hưởng chức địa đầu của cả làng Hạ trang viên Ono. Đây có lẽ là sự phân công trong nội tộc, giao cho một người con thứ xuất gia nào đó phần chia nhỉnh hơn để chuyên tâm cúng dường cho phần mộ tổ tiên dòng họ. Đồng thời, mộ đường cũng
trở thành phần tài sản được chia, giao cho người con xuất gia này. Tập quán coi mộ phần là tài sản thừa kế còn kéo dài đến tận ngày nay tại Nhật Bản, chỉ có điều nó lại được quy về đầu mối là con trai trưởng.
Điểm lưu ý thứ ba là con gái của dòng họ Otomo cũng được hưởng quyền thừa kế tài sản, không chỉ là tài sản cụ thể mà còn giữ chức địa đầu, một chức vụ cai trị của chính quyền võ sĩ. Trong văn bản năm 1240, có 2 trên tổng số 3 người con gái của Yoshinao được hưởng quyền lợi này. Đây chính là đặc trưng của phụ nữ nhà võ sĩ thời Kamakura. Từ điểm lưu ý này, tác giả muốn dành mục dưới đây để tập trung phân tích về quyền thừa kế tài sản của phụ nữ trong gia đình võ gia.