Chế độ quản lý tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề thừa kế tài sản trong ngự thành bại thức mục và so sánh với quốc triều hình luật (Trang 59 - 61)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Mạc phủ Kamakura và quá trình chuyển giao quyền lực sang dòng họ

2.3.3. Chế độ quản lý tập thể

Như đã trình bày ở trên, loạn Thừa Cửu 1221 đã làm thay đổi mạnh mẽ cục diện chính trị - kinh tế tại Nhật Bản theo chiều hướng cán cân nghiêng về Mạc phủ. Trước áp lực của Mạc phủ, hàng loạt các vị Thượng hoàng, tôn thất chấp nhận thoái vị và đi lưu đày. Tuy nhiên, hệ quả “rúng động” nhất chính là việc Mạc phủ tiến hành tịch thu tài sản, triệt hồi chức vụ của những người bại trận (Thượng hoàng, quý tộc và võ sĩ miền Tây). Theo Azuma Kagami ghi chép lại,"Về sở lãnh của những công khanh, người cao quý hay võ sĩ phe phản nghịch, phần Yasutoki đã điều tra, ghi chép lại khoảng hơn 3000 trang viên. Masako cân nhắc vũ huân nhiều ít mà chia phần, ban thưởng những đất đai bị tịch thu. Yoshitoki theo đó mà chấp hành, còn phần của bản thân (Masako) thì dù trang viên có bé bằng cây kim cũng không tính đến. Người trong thế gian đều khen ngợi" [61; 112]38.

Những võ sĩ miền Đông có công sẽ được phân phong số đất trên và nhận chức Địa đầu cai trị vùng đất đó. Để phân biệt với thời Yoritomo, những Địa đầu

trước đây gọi là Honbo Jito (本補地頭, Bản bổ địa đầu), còn những Địa đầu sau loạn Thừa Cửu được gọi là Shinpo Jito (新補地頭, Tân bổ địa đầu).

Mặt khác, để kiện toàn bộ máy điều hành cho Mạc phủ, một chức danh có tên gọi là Rensho (連署, Liên thự)39

được lập ra vào năm 1225 có nhiệm vụ giúp đỡ Nhiếp chính trong công việc tư pháp, hành chính và soạn thảo công văn. Chức này do chú của Nhiếp chính đời thứ 3 Hojo Yasutoki (泰時, 1183-

38 Nguyên văn:

叛逆卿相雲実并勇士所領等事。武州尋註分。凡三千餘箇所也。二品禪尼以件没収地。随勇敢勳功 之淺深。面々省充之。右京兆雖執行。於自分者。無立針管領納。世以爲美談云々。

39Là chức vụ quan trọng có vai trò trợ giúp cho người giữ chức Shikken (Nhiếp quyền). Thường là người thuộc họ Hojo nắm giữ.

1242) là Hojo Tokifusa (時房,1175-1240) đảm nhiệm và các đời sau vẫn do người thuộc dòng họ Hojo nắm giữ.

Tiếp đó, Yasutoki lựa chọn những Ngự gia nhân có thế lực như Miura Yoshimura (三浦義村, ?-1239) và những võ sĩ thông thạo vấn đề hành chính như Nakahara Morokazu (中原師員, 1184-1251) để lập ra Hyojoshu (評定衆, Bình định chúng)40, một hội đồng gồm 11 người lo việc xét xử và chính vụ.

Như vậy, sau loạn Thừa Cửu, nhận thấy sự bất mãn trong một số bộ phận võ sĩ về việc cai trị độc quyền của dòng họ Hojo, Yasutoki đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm mở rộng quyền điều hành mà cụ thể là tạo ra cơ chế cai trị tập thể giữa ShikkenRenshoHyojoshu. Đây chính là nhóm quyền lực tối cao của Mạc phủ, cùng nhau quyết định những vấn đề về chính sách cũng như nhân sự, phán quyết trong xét xử và đảm nhiệm cả chức năng lập pháp.

Đó là các cơ quan chức năng tại đại bản doanh ở Kamakura. Ngoài ra, Mạc phủ còn thiết lập các cơ quan đại diện khác tại các khu vực trọng điểm như Rokuhara (六波羅)41 tại Kyoto. Các cơ quan này cũng có đầy đủ chức năng gần như Kamakura, xử lý các công việc trong phạm vi quản hạt, trừ những việc trọng đại phải chuyển lên Kamakura xử lý (tham khảo Sơ đồ 2.5).

Tóm lại, từ những phân tích trên, có thể trình bày tổng quát về bối cảnh kinh tế, xã hội của thời kỳ Kamakura đến trước khi ban hành Ngự thành bại thức mục như sau.

- Sau cải cách Taika, đến thế kỷ XI mô hình trang viên đã định hình và phát triển. Thông qua việc nằm giữ quyền quản lý và sở hữu trang viên, các thế lực trong xã hội có thể nắm giữ nguồn tài sản cơ bản nhất là ruộng đất và người dân lệ thuộc.

- Đẳng cấp võ sĩ xuất hiện từ cuối thế kỷ IX là hệ quả của tái cấu trúc quy trình phân phối của cải của tầng lớp hoàng gia, quý tộc. Họ tận dụng vị

40 Hội đồng quân sự/tướng lĩnh, một cơ quan tối cao của Mạc phủ có đầy đủ chức năng hành chính, tư pháp và lập pháp.

41 Tên địa điểm phụ cận Kyoto. Sau loạn Thừa Cửu, chức thủ hộ vùng Kyoto được cải tổ lại để tăng cường khả năng kiểm soát triều đình. Đến cuối thời Kamakura, còn được gọi là Rokuhara tandai (六波羅探題, thám đài Rokuhara) để thể hiện rõ vai trò giám sát. Do vị trí quan trọng như vậy, nên thường bổ nhiệm những võ sĩ trẻ tuổi trong dòng họ Hojo để rèn giũa thêm kinh nghiệm, để sau này sẽ quy hoạch lên giữ chức Shikken.

thế xuất thân của mình cùng với năng lực mới là quân sự để thâu tóm quyền quản lý và sở hữu trang viên, tạo dựng chỗ đứng của mình tạo địa phương.

- Mạc phủ Kamakura ra đời dựa trên kết cấu võ sĩ đoàn với sự ràng buộc về bảo hộ quyền sở hữu đất đai, đã thiết lập bộ máy cai trị tinh giản và hiệu quả, đó là tập hợp các võ sĩ đảm nhận chức Thủ hộ và Địa đầu. Tính đến năm 1192, Mạc phủ áp đặt hệ thống cai trị toàn bộ đất đai tại miền Đông Nhật Bản. Sau loạn Thừa Cửu, Mạc phủ đã tiếp tục vươn thế lực của mình sang một số vùng tại miền Tây.

- Sau khi đã đả bại các thế lực chống đối từ triều đình đến võ sĩ (bao gồm cả tàn dư của dòng họ Taira lẫn võ sĩ miền Đông bất mãn), Mạc phủ dưới sự chỉ đạo của dòng họ Hojo đã cải cách chế độ cai trị tập thể, củng cố quyền lực.

- Việc xử lý các mâu thuẫn do tranh chấp quyền quản lý tại trang viên cũng như nhu cầu tự thân của một tầng lớp xã hội mới có nhiều đặc điểm riêng có đã thúc đẩy Mạc phủ phải ban hành một văn bản pháp luật dành riêng cho chính quyền của mình. Đây là nước đi khôn ngoan, thận trọng và cũng mang lại nhiều cơ hội, thách thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề thừa kế tài sản trong ngự thành bại thức mục và so sánh với quốc triều hình luật (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)