Tình hình luật pháp phong kiến Việt Nam đến trước thời Lê sơ qua gh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề thừa kế tài sản trong ngự thành bại thức mục và so sánh với quốc triều hình luật (Trang 118)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh xuất hiện Quốc triều hình luật thời Lê sơ

4.1.1. Tình hình luật pháp phong kiến Việt Nam đến trước thời Lê sơ qua gh

ghi chép trong sử liệu

Quốc triều hình luật là một bộ luật quốc gia ra đời vào giai đoạn đầu của thời Lê. Nội dung của bộ luật này phần nhiều có học tập và tham khảo hệ thống pháp luật của các triều đại Trung Hoa đương thời. Điều này là không thể tránh khỏi và hiển nhiên khi Việt Nam nhiều lần bị Trung Quốc xâm lược và đô hộ trong thời gian dài. Tuy nhiên, trong Quốc triều hình luật cũng có nhiều điểm khác biệt, thậm chí được đánh giá là tiến bộ hơn so với luật pháp so với luật pháp Trung Hoa. Đó cũng có thể là quá trình tiếp thu thành quả xây dựng pháp luật từ những triều đại trước của nước ta.

Thời Lý (1009-1226), đã tiến hành thiết lập thể chế pháp luật với bộ luật hoàn chỉnh có tên gọi Hình thư. Trong quá trình xâm lược vào thế kỷ XV, quân Minh đã cướp đi toàn bộ tài liệu pháp luật để xóa bỏ lịch sử và dễ bề đồng hóa nước ta nên hầu như không còn lại gì ngoại trừ những ghi chép trong Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí… Theo Lê Quý Đôn (Đại Việt thông sử, Nghệ văn chí) và Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí, Văn tịch chí) thì bộ Hình thư gồm 3 quyển. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Ban Hình thư. Trước kia, việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng rõ ràng, cho nên mới đổi niên hiệu là Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo” [3; 263].

Bước sang thời Trần (1226-1400), ý thức xây dựng thể chế pháp luật tiếp tục được phát huy. Nhà Trần đã ban hành tổng cộng 5 bộ luật. Đó là,

Quốc triều thông chế, Quốc triều thường lễ (1230), Hoàng triều đại điển

Hình luật thư (1341) và Công văn cách thức (1299).

Đặc biệt, nhà Trần cho phép vương thân, quý tộc lập thái ấp, điền trang, mở phủ đệ. Vua Trần Thánh Tông “mùa đông (1266), tháng 10, xuống chiếu cho vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tỳ khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điền trang. Vương hầu có trang thực bắt đầu từ đấy” [4; 36]. Hành động này có hai ý nghĩa, một là tăng sức sản xuất (không để ruộng bỏ hoang, khai khẩn bãi bồi) cho quốc gia, tập trung nhân lực (quy tụ dân phiêu tán làm nô tì) không hạn chế về số lượng; hai là tăng thêm sức mạnh cho dòng họ Trần, tạo thành bức tường chắn từ xa bảo vệ kinh thành, bảo vệ nhà vua. Có thể nói, nhờ sự đoàn kết một lòng trong nội bộ hoàng thất nhà Trần và sức mạnh của thể chế nội trị, đã góp phần không nhỏ trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.

Đến thời Hồ (1400-1407), nhân vật Hồ Quý Ly150

là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Những năm cuối của nhà Trần cũng như trong 7 năm tồn tại của nhà Hồ, Quý Ly và các con của ông đã thực hiện dồn dập nhiều cuộc cải cách mang tính cách mạng cao như cải cách tài chính (quy định tiền giấy, thuế), cải cách ruộng đất (quy định hạn điền), cải cách giáo dục, thi cử, cải cách quân sự (phát triển vượt bậc về số lượng và chủng loại vũ khí, binh chủng, công trình quân sự). Nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh bởi hai cái “thiếu” là nhân tâm và thời gian. Vì mang tiếng cướp ngôi nhà Trần cùng với chính sách truy diệt con cháu họ Trần nên nhà Hồ không được lòng người. Vì thế, trong kháng chiến chống ngoại xâm, nếu Trần Quốc Tuấn chủ trương “quân sĩ cốt ở tinh nhuệ không quý số đông” thì Hồ Quý Ly lại ao ước “có được 100 vạn binh sĩ”. Nếu có thêm thời gian, Quý Ly và nhà Hồ có lẽ sẽ thực hiện đầy đủ hơn các cải cách của

150 Lên ngôi năm 1400 và nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương vào cuối năm đó. Sau đó, làm Thái thượng hoàng từ cuối 1400 đến 1407.

mình và hiệu quả của nó có lẽ cùng với thời gian sẽ thu phục được lòng người như nhà Trần trước đây.

Tóm lại, qua các ghi chép trong sử liệu, chắc chắn rằng trước thời Lê, chúng ta đã từng có những bộ luật mang tính quốc gia và được thi hành trong toàn quốc. Xét về mặt thời gian và bối cảnh lịch sử, thời Trần có nhiều điểm gần với thời Kamakura. Nhà Trần có chế độ Thái thượng hoàng và hoàng đế, có sự tồn tại của thái ấp, điền trang, trong đó lực lượng sản xuất có nông nô, nô tì và nông dân tá điền. Thời Trần đã tiến hành ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên mà tầng lớp quý tộc và lực lượng vũ trang của họ giữ vai trò rất quan trọng. Trong thời Trần, nhà vua cũng ban hành nhiều luật lệnh và năm 1341 đã biên soạn bộ Hình luật. Nhưng rất tiếc, bộ luật này đã thất truyền, chỉ còn lại một ít điều về thừa kế tài sản được ghi chép tản mạn trong chính sử, không đủ cơ sở để so sánh với Ngự thành bại thức mục. Chính vì vậy, trong khung thời gian cho phép (cùng nằm trong thời trung thế), tác giả luận án sử dụng Quốc triều hình luật để so sánh với Ngự thành bại thức mục về vấn đề thừa kế tài sản.

4.1.2. Bối cảnh lịch sử cho sự ra đời Quốc triều hình luật

Quốc triều hình luật, hay được gọi dưới cái tên bộ Luật Hồng Đức là một bộ luật thành văn tiêu biểu và quan trọng trong nền pháp chế thời kỳ nhà Lê (1428-1789). Quốc triều hình luật nguyên bản bằng chữ Hán được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm có ba bản in ván khắc mang kí hiệu A.341, A.1995 và A.2754. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bàn luận về thời điểm khởi thảo vì cả ba bản khắc này đều không đề tựa, lời bạt, không ghi niên đại soạn thảo, người soạn thảo.

Tính đến nay có 3 bản dịch Quốc triều hình luật ra chữ quốc ngữ. Bản dịch tiếng Việt đầu tiên do Lưỡng Thần Cao Nại Quang phiên âm, dịch nghĩa, Nguyễn Sĩ Giác nhuận sắc và Vũ Văn Mẫu viết lời tựa năm 1956. Bản dịch này được phát hành nhằm phục vụ giảng dạy và nghiên cứu của trường Luật khoa đại học Sài Gòn. Bản dịch thứ hai là do Viện Sử học thực hiện, Nhà xuất bản Pháp lý xuất bản năm 1991. Bản dịch thứ ba được Viện nghiên cứu Hán

nôm thực hiện, do Nguyễn Ngọc Nhuận và Nguyễn Tá Nhí dịch và xuất bản năm 2006. Bài nghiên cứu này tham khảo nội dung của cả hai bản dịch sau nhưng trích dẫn các điều khoản và ghi phụ lục thì căn cứ vào bản dịch thứ ba.

Quốc triều hình luật còn được Raymond Deloustal dịch ra tiếng Pháp và đăng tải trên tạp chí Viện Viễn Đông bác cổ Pháp (La justice dans l’ ancien Annam,

Bulletin de l’ Ecolefrançaise d’ Extrême-Orient) những năm 1908-1913, 1919, 1922, rồi Nguyễn Ngọc Huy, Tạ Văn Tài, Trần Văn Liêm dịch ra tiếng Anh năm 1989 (The Le code, Law in traditional Vietnam).

Về thời điểm khởi thảo, học giả Vũ Văn Mẫu cho rằng “Quốc triều hình luật đã được ban bố lần đầu tiên trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), và phần chắc là vào những năm cuối cùng niên hiệu Hồng Đức, dưới đời Lê Thánh Tông. Các đời vua sau, chỉ cho in lại bộ luật ấy, và chắc chắn là bộ luật ấy đã được in lại nhiều lần dưới triều Lê” [21; 13-134]. Và dẫn giải rằng vì vậy đời sau dân gian thường gọi là Luật Hồng Đức.

Học giả Insun Yu lại tán đồng quan điểm với Yamamoto Tatsuro và cho rằng Quốc triều hình luật được khởi thảo ngay dưới triều vua Lê Thái Tổ và được sửa đổi, bổ sung nhiều lần dưới triều vua Lê Thánh Tông [10; 69-70].

Hiện nay, quan điểm của các tác giả thuộc Viện Sử học Việt Nam được đại đa phần giới nghiên cứu tán đồng khi cho rằng Quốc triều hình luật được khởi thảo từ những năm dưới triều vua Lê Thái Tổ dựa vào ba căn cứ: ghi chép chính sử về các sự kiện lập pháp của nhà Lê sơ, một số điều khoản trong Quốc triều hình luật có quy định về cấp hành chính lộ và các chức quan có trước Lê Thánh Tông, so sánh một số điều khoản trong bộ luật với thực tiễn áp dụng pháp luật được ghi lại trong chính sử.

Về sự kiện lập pháp, Đại Việt sử ký toàn thư có ghi như sau: Năm 1428, “hạ lệnh cho các quan Tư không, Tư đồ, Tư mã, Thiếu úy, Hành khiển bàn định pháp lệnh cai trị quân dân, để người làm tướng biết phép trị quân, quan các lộ biết phép trị dân, cũng để răn dạy quân dân biết là có pháp luật…” và “hạ lệnh cho các tướng hiệu và các quan rằng: từ xưa tới nay, trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xưa đặt ra

pháp luật là để dạy các tướng hiệu, quan lại, dưới đến dân chúng trăm họ biết thế nào là thiện, là ác, điều thiện thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp” [4; 291]. Sự kiện này cho phép chúng ta suy đoán, Thái Tổ đã ban hành bộ luật vào ngay trong năm 1428. Chính vì vậy mà năm 1449 đời vua Nhân Tông đã “bổ sung chương điền sản gồm 14 điều vào bộ hình luật. Trước kia, Thái Tổ định thực hiện phép quân điền, cho nên lược bỏ chương điền sản. Đến đây lại bổ sung vào” [4; 376].

Về quy định cấp hành chính lộ, Lê Thái Tổ kế thừa nhà Trần, đặt lộ là cấp hành chính trung gian dưới cấp đạo tương đương cấp phủ, trấn trên cấp châu, huyện; đến năm 1466 thì Lê Thánh Tông bỏ cấp hành chính lộ. Nhưng trong Quốc triều hình luật có tới 27 điều khoản thuộc 11 chương có nhắc đến cấp lộ, lộ quan.

Về áp dụng luật trong thực tế, năm 1434, tên Nguyễn Chú là đầu bếp ở Thái miếu “vì tội ức hiếp mua rẻ hàng hóa, bị đánh 80 trượng, thích chữ vào gáy, đồ làm lính nuôi voi” và “rao 3 ngày cho mọi người biết” [4; 319]. Hành vi và chế tài xử phạt như trên hoàn toàn trùng khớp với Điều 198 và 577 trong

Quốc triều hình luật [24; 93,177].

Như vậy ta có thể nhận định rằng, Quốc triều hình luật đã bắt đầu được biên soạn từ năm 1428 dưới triều vua Lê Thái Tổ và được bổ sung, hoàn chỉnh sửa vào các đời vua Lê sau, nhất là vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức (1470-1497). Vì vậy bộ luật thường được gọi là bộ Luật Hồng Đức.

4.1.3. Nội dung căn bản Quốc triều hình luật

Quốc triều hình luật gồm có 6 quyển, 13 chương, 722 điều. Cụ thể như sau:

Bảng 4.1: Danh sách các chƣơng và các điều khoản trong

Quốc triều hình luật

Ký hiệu Chƣơng Số điều Tỷ lệ %

A Danh lệ (Quyển I) 49 6.79 B Cấm vệ (Quyển I) 47 6.51 C Vi chế (Quyển II) 144 19.94

D Quân chính (Quyển II) 43 5.96 E Hộ hôn (Quyển III) 58 8.03 F Điền sản (Quyển III) 59 8.17 G Gian thông (Quyển III) 10 1.39 H Đạo tặc (Quyển IV) 54 7.48 I Đấu tụng (Quyển IV) 50 6.93 K Trá ngụy (Quyển V) 38 5.26 L Tạp luật (Quyển V) 92 12.74 M Bộ vong (Quyển VI) 13 1.80 N Đoán ngục (Quyển VI) 65 9.00

(Bảng do tác giả lập dựa trên Quốc triều hình luật)

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ giữa các chƣơng theo kí hiệu của bảng 4.1

(

Biểu đồ do tác giả lập dựa trên bảng 4.1)

Ngay sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã cho ban hành nhiều quy định về hình phạt và luật lệ kiện tụng, về chức tước các quan, về lập sổ điền, sổ hộ. Qua đó chúng ta có thể thấy những đóng góp của vua Thái Tổ trong việc ban hành Quốc triều hình luật. Các nguyên tắc chung quy định tại Chương I như chiếu cố theo bát nghị, chuộc tội bằng tiền… cũng đã được áp dụng trong

thực tiễn dưới thời Thái Tổ tương ứng với các Điều 1, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 12, 14, 15, 16, 17, 21, 22, 24, 26, 27, 32, 46, 48.

Dưới thời Nhân Tông (1442-1459), đã tích cực thi hành những chính sách ruộng đất khiến nền kinh tế tiểu nông phát triển nhanh chóng với hình thức vừa và nhỏ. Chính vì vậy, hiện tượng mua bán, chuyển nhượng ruộng đất rất phổ biến và điều này kéo theo việc bổ sung chương Điền sản gồm 14 điều (Điều 374 đến 387). Trong số này có Điều 382 là được vay mượn từ luật nhà Đường, còn 13 điều khoản còn lại là những điều chỉ có riêng trong bộ luật nhà Lê.

Đến đời Thánh Tông (1460-1497), qua nghiên cứu so sánh, các học giả đã chỉ ra rằng có tất cả 83 điều đã được vị vua này bổ sung thêm vào bộ luật. Cụ thể, chương Vi chế (10 điều), Quân chính (2 điều), Vệ cấm (1 điều), Hộ hôn (9 điều), Điền sản (21 điều), Thông gian (5 điều), Đạo tặc (16 điều), Đấu tụng (6 điều), Trá ngụy (2 điều), Tạp luật (7 điều) và Đoán ngục (1 điều).

Các đời vua sau nhà Lê tiếp tục bổ sung như Điều 389, 391 và sửa đổi Điều 1. Như vậy, Quốc triều hình luật là thành quả của quá trình lập pháp liên tục của các triều vua Lê với sự kiện mở đầu của vua Lê Thái Tổ và bổ sung to lớn của vua Lê Thánh Tông. Sau đó, các vua thời Lê trung hưng tiếp tục bổ sung, điều chỉnh một số điều luật và bộ luật được thực thi trong suốt thời nhà Lê cho đến cuối thế kỷ XVIII. Trong luận án, tác giả chỉ sử dụng những điều luật được ban hành trong thời Lê sơ, tức Luật Hồng Đức hay Quốc triều hình luật thời Lê sơ. Phan Huy Lê căn cứ vào những ghi chép trong chính sử nhà Lê, trong

Hồng Đức thiện chính thư, Thiên Nam dư hạ tập và những ghi chú về niên đại trong một số điều luật, đã tách lập những điều luật về ruộng đất thời Lê sơ ra khỏi

Quốc triều hình luật [16; 191-213]. Tác giả tiếp tục nghiên cứu bổ sung và chỉ sử dụng những điều luật của Quốc triều hình luật được ban hành và thi hành trong phạm vi thời gian thời Lê sơ.

4.2. So sánh về nội dung thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục

Quốc triều hình luật

Việc so sánh về vấn đề thừa kế ở hai xã hội, quốc gia, thời điểm khác nhau là vấn đề thách thức đối với bất cứ nhà nghiên cứu nào. Cụ thể, bộ luật

Ngự thành bại thức mục ra đời năm 1232 dưới sự chỉ đạo của dòng họ Nhiếp chính Hojo, chính quyền quân sự Kamakura. Trong khi đó, bộ Quốc triều hình luật, hay đời sau còn gọi là Lê triều hình luật, lại được khởi thảo vào đầu triều Lê, hoàn thiện vào niên hiệu Hồng Đức thời Lê Thánh Tông (tại vị 1460-1497) và bổ sung liên tục qua các đời vua Lê tiếp sau. Tuy nhiên, như đã trình bày trong Lời mở đầu của luận án, bên cạnh sự chênh lệch về niên đại, có nhiều yếu tố căn bản về nội dung có thể coi là tiền đề khả thi để so sánh.

- Về mặt tổ chức chính quyền, Mạc phủ Kamakura và nhà Lê đều là những triều đại mới thành lập sau chiến tranh. Mạc phủ Kamakura được gây dựng bởi Tướng quân Minamoto Yoritomo (nhậm chức Chinh di đại tướng quân năm 1192) kể từ chiến thắng trong sự phân tranh với dòng họ Taira năm 1185151. Chính quyền nhà Lê được thành lập năm 1428 sau 10 năm kháng chiến (1418-1427) chống quân Minh xâm lược. Như vậy, cả hai chính quyền đều được hình thành sau thắng lợi chiến tranh và buổi đầu cònmang đậm tính chất quân sự.

- Những người đứng đầu hai chính quyền là những người đã lãnh đạo cuộc chiến tranh, hay nói cách khác, là các vị khai quốc công thần152

. Trong buổi đầu ổn định chính quyền, tình trạng phân chia phe phái trong nội bộ và sự chống đối của các tàn dư phe đối lập là những thách thức đối với chính quyền mới. Ở Nhật Bản, sau ba đời Tướng quân kế nhiệm và loạn Thừa Cửu (1221), tức là 36 năm sau, Mạc phủ mới bắt đầu đi vào ổn định. Ở Việt Nam, đến khi vua Lê thứ năm là Lê Thánh Tông lên ngôi (1460), tức là khoảng 32

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề thừa kế tài sản trong ngự thành bại thức mục và so sánh với quốc triều hình luật (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)