Loạn Thừa Cửu 1221

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề thừa kế tài sản trong ngự thành bại thức mục và so sánh với quốc triều hình luật (Trang 56 - 59)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Mạc phủ Kamakura và quá trình chuyển giao quyền lực sang dòng họ

2.3.2. Loạn Thừa Cửu 1221

Sau khi Minamoto Yoritomo qua đời vào năm 1199, con trưởng là Minamoto Yoriie (頼家, 1182-1204) lên kế vị chức Tướng quân đời thứ 2. Quyền lực chuyển về tay của ông ngoại là Hojo Tokimasa (北条時政, 1138-1125) và mẹ là Hojo Masako (北条政子, 1157-1225). Trong năm đó, chế độ Gogi (合議, Hợp nghĩa, Ban điều hành) được lập ra gồm 13 Ngự gia nhân có thế lực do Tokimasa làm trung tâm đã lấn lướt quyền lực của chức Tướng quân. Đến năm 1203, Tokimasa tiêu diệt dòng họ Hiki (比企, vừa là Ngự gia nhân có thế lực vừa là bên ngoại của Yoriie), giam lỏng Yoriie ở chùa Shuzen (修禅, Tu Thiền) vùng Izu và lập con thứ của Yoritomo là Sanetomo (实朝,1192-1219) làm Tướng quân

đời thứ 3. Sau đó, Tokimasa tự mình lên làm betto của Man dokoro. Năm 1213, con của Tokimasa là Yoshitoki (義時, 1163-1224) lại hạ bệ một Ngự gia nhân thế lực khác là Wada Yoshimori và nắm chức betto của Samurai dokoro. Từ đó, đã xác lập nên vị trí chính trị của dòng họ Hojo mà người ta gọi là chế độ Shikken (執

権, Chấp quyền tương đương Nhiếp chính). Cuối năm 1219, Tướng quân Sanetomo bị ám sát. Sau khi đám phán với Thượng hoàng Gotoba (後鳥羽, 1180- 1239, tại vị 1198-1221) về việc đón thân vương Masanari (雅成, 1200-1255) về làm tân Tướng quân thất bại36

, nhóm lãnh đạo Kamakura buộc phải đưa cháu họ khá xa của Yoritomo (qua kênh của dòng họ nhiếp chính Fujiwara), thuộc dòng dõi quý tộc là Fujiwara Yoritsune (藤原頼経, 1218-1256, tại vị 1226-1244) lên vị trí Tướng quân đời thứ 4. Như vậy, trong vòng 20 năm đã thay đến 4 vị Tướng quân. Đồng thời, quyền lực chuyển giao dần sang những nhân vật chủ chốt của dòng họ Hojo.

Trước tình hình bất ổn của vị trí đứng đầu Mạc phủ, về phía triều đình, Thượng hoàng Gotoba đã nỗ lực gây dựng lực lượng bằng cách tăng cường đội vệ sĩ riêng có tên gọi là Saimen no bushi (西面武士, Tây diện võ sĩ) với nòng cốt là tăng binh thân cận. Đội võ sĩ đã thành công trong việc ám sát thủ hộ vùng Ouchi là Minamoto Yorishighe (源頼茂) vào tháng 7 năm Thừa Cửu nguyên niên (承久, 1219). Ba năm sau, Thượng hoàng ra lệnh cho Thiên hoàng Juntoku (順徳, tại vị 1210-1221) nhường ngôi cho con là Chukyo (仲恭, tại vị 1221-1221) để đề phòng trường hợp xấu xảy ra thì sẽ đưa Juntoku lên ngôi Thượng hoàng thay mình.

Năm Thừa Cửu thứ 3 (1221), Thượng hoàng Gotoba tuyên chỉ lật đổ Yoshitoki và hưng binh chinh phạt. Phe Mạc phủ đem quân chống trả và hoàn thành việc trấn áp trở lại trong vòng một tháng. Sự kiện này được gọi là loạn Thừa Cửu (承久の乱)37.

Đây là một sự kiện hết sức đáng lưu tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện chính trị trên toàn cõi Nhật Bản nói chúng và sự tồn vong của Mạc

36Điều kiện từ phía Thượng hoàng đặt ra là, (1) Mạc phủ xóa bỏ lệnh thu hồi soryo của Ngự gia nhân vùng Shinano là Nishina Moritoo (仁科盛遠) do ông này gia nhập Tây diện võ sĩ; (2) Mạc phủ phải bãi bỏ lệnh lập Jito shiki tại hai trang viên Nagae và Kurahashi vùng Settsu thuộc sở lãnh của ái thiếp Thượng hoàng là bà Kamegiku(亀菊). Nhiếp quyền Yoshitoki đại diện Mạc phủ, không những cự tuyệt lại còn sai tộc đệ là Tokifusa dẫn hơn 1000 kỵ binh đến cưỡng chế. Một số nghiên cứu cho rằng, đây là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy Thượng hoàng tiến nhanh đến chiến tranh với phe Mạc phủ.

37Về cách gọi, theo ý kiến của của một số nhà nghiên cứu, đây là cuộc chinh phạt của Thượng hoàng đối với kẻ phản nghịch nên đương nhiên nó là chính danh, phải gọi là Chính biến. Tác giả luận án nghiêng về quan điểm, đây là cuộc đấu tranh nặng về thỏa mãn tư thù cá nhân nhiều hơn là một cuộc lật đổ mang tính chính trị, như các luận điểm đưa ra trong phần này.

phủ do dòng họ Hojo lãnh đạo nói riêng. Nếu chiến thắng thuộc về Thượng hoàng Gotoba, không rõ lịch sử Nhật Bản sẽ chuyển hướng thế nào và các phe phái võ sĩ khi đó ở thế cân bằng lực lượng sẽ lại trải qua một thời gian dài để hình thành một Mạc phủ mới.

Vấn đề đáng lưu ý ở đây là thành phần tham gia của phe triều đình. Đó là, (1) những người có mối thù với quyền lực của Tướng quân từ cuộc chiến với dòng họ Taira, với nhà Fujiwara (trong cuộc Bắc phạt), (2) là các dòng họ thế lực trong triều còn cả những người vốn thuộc phe Mạc phủ Kamakura. Đó là rất nhiều những Ngự gia nhân được phái tới Kyoto làm việc, những Thủ hộ

ở các tỉnh lân cận kinh thành Trong số họ, có nhiều người có mối quan hệ kép khi nhận cả bổng lộc trong các trang viên rộng lớn của Thượng hoàng. Thời Yoritomo còn sống, họ có mối quan hệ thần thuộc trung thành và nghiêm chỉnh, nhưng giờ đây lục đục trong nội bộ giới lãnh đạo Kamakura là cơ hội tốt cho họ tìm kiếm lợi ích riêng. Bên cạnh đó, (3) những kẻ thù với nhà Hojo như dòng họ bên mẹ của Yoritomo ở Atsuta, con cháu nhà Hiki, Wada cũng theo về với Thượng hoàng. (4) Lực lượng nòng cốt là Tây diện võ sĩ và những gia tộc ủng hộ, tập hợp được khoảng 1700 kỵ binh. Nhìn lướt qua có thể thấy, tình hình khá bi quan cho phía Mạc phủ, mà cụ thể là dòng họ Hojo. Tuy nhiên, chiến thắng đã thuộc về phe Mạc phủ.

Có hai điều rút ra từ cuộc chiến này. Thứ nhất, câu hỏi đặt ra là yếu tố then chốt nào quyết định thắng thua? Câu trả lời có lẽ nằm ở sự đoàn kết, tính đồng nhất trong nội bộ mỗi bên tham chiến. Các lực lượng phe triều đình được tập hợp một cách chắp vá dựa trên mối quan hệ cá nhân với Thượng hoàng mà không phải là toàn thể khối quý tộc cung đình. Bản thân các lực lượng này cũng có mâu thuẫn với nhau. Kế hoạch thảo phạt Mạc phủ cũng bị bại lộ trong giai đoạn đầu, do quan đại thần thân Mạc phủ là Saionji Kintsune (西園寺公経, 1171- 1244), tuy bị giam lỏng nhưng đã kịp thông báo cho phía Mạc phủ.

Thứ hai, loạn Thừa Cửu không hẳn chỉ là cuộc chiến giữa Mạc phủ với triều đình, giữa đại diện đẳng cấp võ sĩ với đại diện tầng lớp quý tộc, giữa

Kamakura với Kyoto, giữa miền Đông với miền Tây mà còn là sự đối chọi trong nội bộ Mạc phủ, sự thanh toán giữa phe độc tài chính trị Tướng quân và chính trị Nhiếp quyền. Loạn Thừa Cửu là cơ hội tốt để phe Nhiếp chính Hojo "thanh trừng" gọn ghẽ các mối mâu thuẫn trong và ngoài Mạc phủ, mở đường cho sự xác lập hoàn toàn nền chính trị Nhiếp quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề thừa kế tài sản trong ngự thành bại thức mục và so sánh với quốc triều hình luật (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)