Cách thức chia ruộng hương hỏa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề thừa kế tài sản trong ngự thành bại thức mục và so sánh với quốc triều hình luật (Trang 142 - 197)

Chú thích:

○1 : Việc trao lại cho con trai trưởng rồi cháu trai trưởng, cũng như các thế hệ sau là nguyên tắc ưu tiên số một. Nguyên tắc này được lặp lại tài nhiều điều như 389, 390, 391… Trong trường hợp người con trưởng chết, thì chuyển cho cháu trưởng, nếu không có cháu trưởng mới chuyển sang con thứ, trường hợp ○2 .

○2 : Nếu con trai trưởng hư hỏng, hay có cố tật không đảm đương được thờ cúng thì đem cho con thứ giữ; sau này, con thứ không có con trai mà con trưởng lại có thì phải chuyển về (Điều 392). Hoặc, người con trưởng không có con trai, mà người con thứ có thì cũng chuyển cho con thứ (Điều 396); từ bốn đời trở đi, cứ ngành trưởng chỉ có con gái thì lại chuyển cho ngành thứ có con trai (Điều 398).

○3 : Nếu con vợ cả chết sớm, hoặc không còn con trai nào nữa thì chuyển cho con trai của vợ lẽ (Điều 389); nếu, con trai trưởng sinh là gái, mà con trai của vợ lẽ có cố tật đi chăng nữa mà có con trai thì cũng chuyển cho đứa cháu đó (Điều 393). Tất cả để tỏ rằng dòng họ không bị tuyệt tự.

Con trưởng Con thứ Con vợ lẽ Con gái Họ thừa tự Cha/Ông

1 2 3 4

○4 : Nếu không có con trai thì chuyển cho con gái trưởng (Điều 391); nếu có hai con trai và gái, nếu con trai chỉ sinh được con gái thì chuyển cho người con gái, tức cô, khi cô chết đi thì lại chuyển về cho cháu gái (Điều 397); nếu đời thứ hai, mà con trưởng có con gái, con thứ có con trai thì chuyển cho cháu trai đó, nhưng đến đời thứ tư, cả hai ngành đều có con gái thì lại chuyển về cho con gái trưởng ngành trưởng (Điều 395).

○5 : Nếu người con trưởng hoặc cháu trưởng vốn được chia hương hỏa, nhưng vì nghèo đói phải xiêu dạt, đất đó tạm giao cho người trong họ thừa tự, nếu con trưởng hoặc cháu trưởng về sinh sống ổn định thì phải trả lại (Điều 394); thời hạn giao cho người khác cày hay ở trên đất hương hỏa quá lâu (trong họ là 30 năm, ngoài họ là 20 năm) mà không đòi lại thì bị phạt 80 trượng và bị xử mất đất (Điều 387), nhưng nếu là trường hợp như Điều 394 thì không sao.

Nguyên tắc thứ hai là luôn quy về tỷ lệ 1/20 số điền sản của người đó. Trong trường hợp người cha làm trưởng họ, thì số ruộng hương hỏa vốn có

của gia đình đó sẽ có xu hướng tăng lên (Điều 390). Cũng trong điều này, luật khuyến cáo nếu nhà đông con mà ruộng ít thì có thể điều chỉnh, ruộng hương hỏa có ít đi chăng nữa cũng được miễn là con cháu đạt thành thỏa thuận. Ruộng hương hỏa được trao qua nhiều đời (trong cùng một ngành) nếu có ít đi thì cũng có thể chấp nhận được, nhưng nếu ở ngành thứ chuyển về ngành trưởng mà ít đi là chắc chắn sẽ xảy ra xích mích. Chính vì vậy, Điều 396 (sau này châm chước thêm vào) ghi rất tỉ mỉ, quy định rằng hương hỏa trước đây có 2 mẫu giao cho ngành thứ, đến khi chuyển lại cho ngành trưởng chỉ còn 5 sào (vì ngành thứ đã chia cho các con) thì cũng không được cố mà đòi lấy.

Nguyên tắc thứ ba là không được bán cho người khác. Dù nghèo khó cũng không được bán, nếu không sẽ bị ghép vào tội bất hiếu. Trường hợp đã bán, nếu người mua là người trong họ thì người đó bị mất tiền mua, nếu người ngoài mua thì phải cho chuộc, không được cố giữ (Điều 400).

4.2.5. Thừa kế tài sản của phụ nữ

Trong cả hai bộ luật, vấn đề phẩm hạnh của người phụ nữ đều được các nhà lập pháp chú ý. Trong luật pháp Việt Nam đương thời, phụ nữ phải giữ gìn phẩm hạnh, không được phạm điều nghĩa tuyệt, thất xuất (là 7 cớ để người chồng có quyền bỏ vợ: không con, dâm đãng, không chịu thờ cha mẹ chồng, lắm lời, trộm cắp, ghen tuông, ác tật). Thậm chí, vợ phạm phải những điều như vậy mà chồng giấu không chịu bỏ thì người chồng đó còn bị phạt (Điều 310). Người vợ tự tiện bỏ nhà đi, lấy chồng khác thì bị xử phạt nặng, người và điền sản phải trả về nhà chồng (Điều 321). Trong Ngự thành bại thức mục cũng có điều khoản tương tự cho phép người chồng li hôn và thu hồi tài sản của người vợ nếu người vợ phạm trọng tội (Điều 21). Tuy nhiên, một điểm rất thú vị là trong chiều ngược lại, nếu người chồng bỏ lửng vợ trên 5 tháng hoặc có con mà bỏ lửng trên 1 năm thì mất vợ (Điều 308, Quốc triều hình luật) hay thiên vị nàng hầu, vợ lẽ hơn vợ cả thì xử tội biếm (Điều 309,

Quốc triều hình luật); còn tại Nhật Bản, nếu thiên vị vợ mới, thiếp mới thì người vợ cũ có quyền li hôn mà vẫn giữ được tài sản của mình (Điều 21).

Tại Điều 401 trong Quốc triều hình luật quy định, người đàn ông mà gian dâm với vợ người khác thì bị xử tội lưu hay tội chết, còn người phụ nữ phải trả lại tài sản cho người chồng và cũng bị xử tội lưu. Thời nhà Trần, thậm chí nếu có lỡ tay đánh chết kẻ gian phu tại hiện trường thì cũng không bị khép tội. Điều 34 Ngự thành bại thức mục cũng quy định rõ, người phụ nữ sẽ bị tịch thu một phần hai tài sản, nếu không có tài sản thì bị xử tội lưu đày. Xã hội Việt Nam và Nhật Bản rất coi trọng tính tôn ti trật tự, danh dự của gia đình, gia tộc nên xử phạt khá nghiêm khắc.

Thông qua hai bộ luật mà cụ thể là các điều khoản liên quan đến vấn đề thừa kế tài sản, địa vị của người phụ nữ trong xã hội bước đầu được thừa nhận chính thức bằng văn bản pháp lý. Qua nội dung các điều khoản đó có thể thấy, tại Việt Nam, có lẽ đối tượng được hướng tới (có tài sản) phần lớn là phụ nữ con nhà quan lại, quý tộc, địa chủ. Tại Nhật Bản, lại là phụ nữ trong các gia đình võ sĩ cấp cao như là Ngự gia nhân ở miền Đông Nhật Bản.

Xã hội Việt Nam hay Nhật Bản trong bối cảnh ban hành luật vẫn có những rào cản nhất định, những định kiến xã hội như việc tước đoạt đi tài sản thừa kế chính đáng của người phụ nữ khi họ đi bước nữa. Trong khi đó, người đàn ông vẫn được giữ nguyên quyền lợi.

Tuy nhiên, tinh thần của cả hai bộ luật vẫn tỏ ra ưu ái, trân trọng giá trị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội khi quy định người chồng phải có thái độ và nghĩa vụ đúng mực với người vợ. Bỏ bê hay “được mới nới cũ” đều là những hành động bị pháp luật xử lý, liên quan đến tài sản đôi bên.

Trong quá trình hình thành các bộ luật, đều có bóng dáng của những người phụ nữ - phu nhân của các nhà lãnh đạo đất nước – tạo ảnh hưởng. Như vua Lê Nhân Tông lên ngôi khi còn nhỏ tuổi nên Thánh từ hoàng thái hậu phải buông rèm coi chính sự. Năm 1449, Hoàng thái hậu từng trả lời công văn về việc quan lại nhũng nhiễu “Nay quan gia còn trẻ thơ mà thiên tai xảy ra luôn, trẫm rất lo sợ. Mối hại ngày nay có thể là do bè cánh, tiến cử không công bằng, có thể là vì cậy thế công thần nơi tiềm để cho vợ con chạy chọt nhờ vả nơi quyền thế…”. Cùng năm đó cho “chém bọn thân tùy chánh giám Lê Nhân Lập ở chợ Tây” [4; 372] (là con cháu công thần đã gây án mạng). Như trường hợp của phu nhân Masako, vợ Tướng quân Yoritomo là người đã có tiếng nói quyết định trong công cuộc dẹp loạn Thừa Cửu cũng như trong tạo khối đoàn kết giữa các Ngự gia nhân thân tín. Trong Ngự thành bại thức mục cũng nhắc đến tên vị phu nhân này như một dẫn giải, minh chứng đầy xác tín (Điều 7). Điều này cho thấy, những người phụ nữ có địa vị cao trong xã hội Việt Nam và Nhật Bản thời bấy giờ đã rất chủ động và quyết đoán trong việc chèo lái để đảm bảo và giữ gìn quyền lợi của con cháu, gia đình và dòng tộc mình.

Tiểu kết

Thông qua việc so sánh vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục Quốc triều hình luật, ta có thể đưa ra những nhận xét mang tính căn bản và nổi bật như sau.

Thứ nhất, về phạm vi ảnh hưởng của các bộ luật. Tuy có sự khác biệt về cấp độ, hình thức và dung lượng về vấn đề này giữa Ngự thành bại thức mục

Quốc triều hình luật nhưng giữa chúng có điểm chung căn bản đó là hướng tới điều chỉnh các hành vi của nhóm người thuộc tầng lớp trên của xã hội.

- Quốc triều hình luật thời Lê sơ là văn bản pháp lý cấp độ quốc gia, toàn dân. Tuy nhiên, việc thừa kế tài sản lại chỉ diễn ra trong gia đình giàu có, hay nói cách khác là có ruộng tư hữu. Mà trong giai đoạn Lê sơ, chế độ tư hữu trong dân gian chưa phát triển, thường chỉ tập trung vào nhóm người là hoàng thân quốc thích, quan lại là công thần thời Lê... Pháp luật quy định chia đều tài sản cho các con sẽ rất khó thực hiện đối với những gia đình không dư dả nhiều về tài sản, lại đông con. Ở chiều ngược lại, sẽ thật dễ dàng chia tài sản thừa kế trong những gia đình giàu có nhưng lại tạo ra sự phân tán tiềm lực kinh tế của gia đình đó.

- Ngự thành bại thức mục tuy ban đầu nhằm tập trung áp dụng đối với đẳng cấp võ sĩ, nhưng qua phân tích ở Chương 3, có thể thấy sự hạn chế về phạm vi này chỉ diễn ra trong thời gian đầu thời Kamakura. Ảnh hưởng của Mạc phủ như vết dầu loang đã phủ từ miền Đông sang miền Tây bằng sự phát triển của các gia tộc võ sĩ thần phục Mạc phủ. Không chỉ có vậy, trong quá trình phát triển quan hệ thân nhân với các giai tầng, thế lực khác trong xã hội, bằng những điều khoản chặt chẽ của mình, Mạc phủ đã lôi kéo nhiều công gia quý tộc vào tầm ảnh hưởng của mình (hoặc chuyển đổi thành võ sĩ, hoặc thành công gia thân võ sĩ). Sức mạnh này, một phần được duy trì và đảm bảo thông qua hành vi thừa kế tài sản tập trung. Như vậy, việc quy định về kế thừa tài sản tư hữu trong Ngự thành bại thức mục đã góp phần đẩy mạnh quá trình tư hữu hóa đất đai không chỉ trong đẳng cấp võ sĩ ở miền Đông mà trên thực tế đã mở rộng ra toàn nước Nhật.

Thứ hai, về tỷ lệ phân chia và điều kiện phân chia tài sản thừa kế cũng có những điểm đáng lưu tâm.

- Quốc triều hình luật có có những điều khoản quy định tỉ mỉ và chi tiết về tỷ lệ phân chia và điều kiện phân chia như đã phân tích ở trên. Điều này giúp cho các các cơ quan hành pháp, bậc cha mẹ (người chia tài sản chủ yếu) hết sức dễ

dàng và thuận tiện khi thực hiện. Ở góc độ nào đó, sự thuận tiện ấy phản ánh quyền lực cha mẹ đối với con cái chỉ là tương đối, vì tài sản sau khi chia sẽ chuyển hóa thành tài sản của cá nhân khác và được pháp luật bảo vệ mạnh mẽ. Chỉ trừ khi người con nào đó có những hành vi bất hiếu, vi phạm pháp luật thì mới dẫn đến kết quả bị miễn trừ hoặc bị lấy lại tài sản thừa kế. Có chăng, trong di chúc, cha mẹ có thể thiên vị ở mức độ hãn hữu nào đó giữa các con.

- Ngự thành bại thức mục không quy định tỉ mỉ như Quốc triều hình luật, cũng như hệ thống pháp luật Nhật Bản thời cổ đại (mà cả hai hệ thống luật pháp này đều chịu ảnh hưởng của pháp luật Trung Hoa). Ngự thành bại thức mục không những không quy định chi tiết mà còn phó thác quyền phân xử đó cho những người làm chủ gia định. Cha mẹ có quyền thay đổi nội dung phân chia tài sản, quyền này còn có hiệu lực trên cả các văn bản của Tướng quân. Mạc phủ khi phân xử những vụ kiện về tranh chấp thừa kế tài sản, sẽ ưu tiên văn bản Nhượng trạng trước, rồi mới đến Ngự hạ văn, Ngự thư... Điều này có những ưu điểm là tôn trọng quyền lực của các chư hầu; mềm dẻo linh hoạt trong sự thay đổi của mỗi gia tộc võ sĩ và chỉ phân xử trên các yếu tố thực chứng.

Thứ ba, dòng họ cũng là mối quan tâm sâu sắc của cả hai bộ luật. Thành viên nam (đinh) trong gia đình Việt mặc nhiên có quyền mang họ của dòng họ mình dù là trưởng hay thứ, con của vợ cả hay vợ lẽ nàng hầu. Đó là quyền lợi của con cháu dòng họ và cũng là niềm tự hào của dòng họ có nhiều ngành (nhánh) nhiều chi thể hiện trong cây gia phả. Dù rằng quyền lợi về đất hương hỏa hay vị thế trưởng họ vẫn có ưu thế hơn. Còn dòng họ võ sĩ chỉ công nhận một người thừa kế duy nhất và tự hào về tính đơn nhất trực hệ.

Thứ tư, cả hai đều tập trung vào loại hình tài sản cơ bản nhất là bất động sản (ruộng, đất). Do thực trạng phát triển của mô hình kinh tế xã hội mỗi nước khác nhau nên những thứ liên quan đến mảnh đất đó lại khác nhau. Nhật Bản bước vào thời Kamakura thì loại hình trang viên bắt đầu phát triển đến giai đoạn cực thịnh. Nghĩa là, lập ranh giới sở lãnh, hoa lợi cũng như con người canh tác trên mảnh đất đó thuộc về lãnh chủ. Cho nên cả Ngự hạ văn

hay Nhượng trạng chỉ nhắc đến chức địa đầu, với hàm ý, trở thành địa đầu sẽ có tất cả. Loại hình đất đai như vậy gần giống trang viên, thái ấp thời Lý - Trần. Đến thời Lê sơ, loại hình trên hầu như không còn, thay thế vào đó là lộc điền và ruộng đất tư nhân. Lộc điền vốn đã tách sự lệ thuộc về thân phận của người dân canh tác ra khỏi mảnh ruộng làm thuê đó. Còn ruộng đất tư nhân thì được pháp luật bảo hộ phát triển bên cạnh khẩu phần điền.

Thứ năm, khác với mô hình mẫu trong hệ thống pháp luật Trung Hoa thời Đường, hai bộ luật đều cho phép con cái được nhận tài sản sớm và có thể tách ra lập gia đình riêng từ sớm. Trong xã hội Trung Hoa phong kiến, với những ràng buộc của Nho giáo, điều này là bất khả thi vì như vậy, người con cháu đó sẽ phạm tội bất hiếu. Điều này phù hợp với tập quán đại gia đình gia trưởng. Một điểm khác biệt nữa là hai bộ luật đều công nhận quyền thừa kế tài sản của phụ nữ trong gia đình. Người phụ nữ trong gia đình Việt Nam đóng vai trò trực tiếp trong quy trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, cũng như người phụ nữ trong gia đình võ sĩ Nhật Bản có vai trò gần như tương đương với chồng khi quản lý, điều hành gia đình. Vì vậy, người phụ nữ được chia một phần tài sản chính là sự ghi nhận của tầng lớp thống trị với vai trò to lớn của họ và điều đó cũng phản ánh sự tiến bộ của hai quốc gia khi "tiếp biến" những giá trị của Trung Hoa cho phù hợp với nền tảng kinh tế xã hội của nước mình.

KẾT LUẬN 1. Đánh giá chung

Thông qua việc phân tích đặc điểm thừa kế thời Kamakura thể hiện qua quy định trong Ngự thành bại thức mục và các tư liệu liên quan, tác giả luận án xin đưa ra một số nhận xét như sau.

Thứ nhất, sự ra đời của Ngự thành bại thức mục là hệ quả tất yếu của quá trình hình thành và phát triển của đẳng cấp võ sĩ và Mạc phủ Kamakura. Ngự thành bại thức mục phản ánh những vấn đề đương thời, mà nổi bật là vấn đề sở lãnh, vấn đề thừa kế và sự chuyển giao quyền lực từ dòng họ Minamoto sang dòng họ Nhiếp quyền Hojo.

Thứ hai, Ngự thành bại thức mục có 51 điều khoản, tập trung vào những vấn đề cấp thiết và cốt lõi đối với đẳng võ sĩ và Mạc phủ. Những quy

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề thừa kế tài sản trong ngự thành bại thức mục và so sánh với quốc triều hình luật (Trang 142 - 197)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)