CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4. Bộ luật Ngự thành bại thức mục
Như đã phân tích ở trên, sau loạn Thừa Cửu 1221, Mạc phủ đã cử các
địa đầu (Jito) tới quản lý những trang viên tịch thu được từ kẻ bại trận. Những người này được gọi là địa đầu mới bổ nhiệm (新補地頭, Shinpo Jito) để phân biệt với địa đầu thời Tướng quân Yorritomo. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm mới đã làm nảy sinh nhiều tranh chấp với trang quan, nông dân địa phương cũng như giữa các lãnh chủ trang viên với nhau. Đồng thời, trong quá trình xét xử, những vấn đề nảy sinh giữa võ sĩ và quý tộc chưa được giải quyết thỏa đáng.
Trước đó, trong quá trình điều hành chính sự, Yasutoki luôn nhắc đi nhắc lại cái gọi là “đạo lý” (道理) nhằm đề cao tinh thần chính nghĩa của giới võ sĩ. Nhưng trong những vụ án cụ thể, việc lặp lại từ đạo lý lại trở nên mơ hồ, không đem lại hiệu quả mong muốn. Chính vì thế, Yasutoki đã cho mời những
vị thông thạo luật lệnh từ Kyoto đến để học hỏi những điều cốt yếu, ngõ hầu tìm cách cụ thể hóa đạo lý.
Tuy vậy, thời đại thay đổi, tình hình xã hội đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Ví dụ như, việc nhận con gái làm dưỡng tử rồi cho thừa kế đất đai là việc thường tình trong các gia đình võ sĩ được chính quyền Mạc phủ công nhận nhưng phía quý tộc thì không thừa nhận như vậy. Hoặc là việc sở hữu con cái của những người hầu phục vụ những chủ nhân khác nhau cũng rất khó phân xử. Trong gia đình võ sĩ sẽ phân chia theo kiểu, con trai thì thuộc về chủ nhân của người bố còn con gái thuộc về chủ nhân của người mẹ. Thế nhưng theo quy định của xã hội luật lệnh, những người hầu được coi là đồng hạng với gia súc cho nên con gái hay con trai đều thuộc sở hữu của chủ nhân người mẹ. Hơn nữa, việc phân xử đất đai theo luật của chính quyền Kyoto sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các Ngự gia nhân, như thế sẽ làm lung lay quyền lực của Mạc phủ.
Trước những phát triển mới của xã hội, nhu cầu cần phải xây dựng một bộ luật riêng cho đẳng cấp võ sĩ, với tư cách là đẳng cấp đang nắm vị thế thống trị trong xã hội Nhật Bản, đã trở nên cấp bách. Năm 1232, Nhiếp chính Yasutoki quyết tâm biên soạn ra một tập hợp các quy tắc để phục vụ việc xét xử luật. Azuma kagami ghi lại vào khoảng tháng 5 như sau:
"Yasutoki chuyên tâm việc chính trị, lên kế hoạch chế định Ngự thành bại thức điều (御成敗式条), dạo gần đây, họp bàn nội bộ thường xuyên, mãi đến hôm nay mới có thể bắt đầu được việc này. Sau khi bàn bạc mọi việc với Ota Yasutsura (太田康連)42, giao cho cao tăng Enzen (円全) chấp bút. Việc này, do trước đây luật pháp đề ra liên quan đến tố tụng cho những người ở vùng miền Đông còn quá ít, đôi khi việc xét xử không thể giải quyết dứt điểm. Chính vì vậy, việc xác định được luật này sẽ xóa bỏ được nguyên cớ (gây ra) xét xử loạn xạ" [61;102]43.
42
Là một trong những thành viên đầu tiên khi lập ra Hyojoshu, được cho là người có đóng góp to lớn trong việc đưa ra các nội dung chính của Ngự thành bại thức mục.
43 Nguyên văn:
武州專政道給之餘。試御成敗式條之由。日來内々有沙汰。今日已令始之給云々。偏所被仰合玄番 允康連也。法橋圓全執筆。是關東諸人訴論事。兼日被定法不幾之間。於時縡亘兩段。儀不一揆。
Sau đó, vào ngày 10 tháng 8 cùng năm, "Việc biên soạn Ngự thành bại thức mục do Yasutoki chủ biên đã hoàn thành. Có 50 điều. Từ nay về sau, việc xét và đưa ra phán quyết sẽ tuân theo khuôn phép của luật này. Luật lệnh là quy phạm của cả nước, còn Thức mục sẽ là bảo vật lớn lao của miền Đông" [59; 104]44.
Nếu theo như ghi chép trên thì chỉ có 50 điều. Tuy nhiên, căn cứ vào văn bản gốc sưu tầm được, theo Kasamatsu Hiroshi trong bộ Nhật Bản tư tưởng đại hệ - Tư tưởng chính trị xã hội thời Trung thế thì tất cả các văn bản đều liệt kê 51 điều, không có văn bản liệt kê 50 điều. Có thể, do Ngự thành bại thức mục được bổ sung thêm 1 điều ngay sau đó. Giới nghiên cứu đều thống nhất, Ngự thành bại thức mục có tất cả 51 điều (tham khảo Phụ lục 3).
Khi gửi cho em trai là Hojo Shigetoki (重時, 1198-1261)45
bộ luật này đã được chuyển sang bộ chữ kana, Yasutoki đã tâm sự về mục đích chính của bộ luật này trong thư gửi kèm:
“Trong nhiều vụ kiện, dù có thề thốt giống nhau nhưng kết cục không công bằng là kẻ mạnh thì vẫn thắng còn người yếu thì vẫn bại. Bộ luật này được soạn ra cho cả những võ sĩ địa phương không đọc được Hán tự, khiến kẻ dưới trung thành với chủ nhân, con cái có hiếu với cha mẹ, lòng người nghe theo cái phải mà bỏ qua cái sai trái, người dân an cư lạc nghiệp, đó chính là thứ đạo lý bình dị nhất đấy thôi”46
.
Vậy vị trí của Thức mục trong hệ thống luật pháp Nhật Bản đương thời như thế nào? Ngự thành bại thức mục là bộ luật thành văn đầu tiên của đẳng cấp võ sĩ mà người đời sau trân trọng gọi là Võ gia pháp điển (武家法典,
Buke hoten, luật pháp kinh điển của võ gia). Thức trong chữ pháp thức (法式),
依之固其法。爲断濫訴之所起也。 44 Nguyên văn: 御臺所御願堂舎建立日時被定之云々。」又武州令造給御成敗式目被終其篇。五十箇條也。今日以 後訴論是非。固守此法。可被裁許之由被定云々。是則可比淡海公律令歟。彼者海内龜鏡。是者關 東鴻寳也。
45 Lúc đó đang giữ đảm nhiệm vị trí chủ chốt tại Rokuhara.
46五味文彦、本郷和人、西田友広(2011)、『吾妻鏡10御成敗式目』現代語訳、吉川弘文館
mục trong chữ điều mục (条目). Hệ thống văn bản pháp quy Nhật Bản gồm có luật, lệnh, cách, thức (律令格式). Đây là mô hình luật pháp mà Nhật Bản đã học tập của nhà Đường, Trung Quốc.
Trong đó, luật có ý nghĩa tương đương với luật hình sự trong xã hội hiện nay, nhằm xử phạt các tội hình sự. Còn lệnh là những quy định pháp luật điều tiết các mối quan hệ xã hội khác ngoài những điều đã quy định trong luật, phần lớn là các mối quan hệ dân sự. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử pháp chế, Nhật Bản cổ đại đã ban hành khoảng 1500 điều cho cả 2 loại trên. Những điều luật này thực chất đã được các học giả đương thời chỉnh lý lại về hình thức, kỹ thuật sao cho phù hợp với tình hình thực tế ở Nhật Bản. Tuy nhiên, về nội dung vẫn còn khoảng cách xa nên nhiều điều trở nên lạc lõng.
Tiếp theo là cách, được ban hành nhằm bổ sung trực tiếp cho luật lệnh, hoặc ban hành riêng rẽ trong các chiếu sắc (詔勅, shochoku)47 hay quan phù (官符, kanpu)48. Sau đó, nhận thấy những điều luật đúng đắn và có ý nghĩa lâu dài, nhà cầm quyền cho tập hợp lại biên soạn thành một bộ luật riêng rẽ (法典,
pháp điển, bộ luật tinh hoa, đáng để lưu lại lâu dài cho đời sau tham khảo, học tập). Trong khi đó, thức là những quy định cụ thể trong thực tiễn áp dụng của
luật, lệnh, cách. Tuy nhiên, cũng giống như cách, các điều khoản thực thi này nếu hợp lý và có ý nghĩa lâu dài thì cũng được chính quyền đời sau tập hợp lại và gọi là thức.
Qua trình bày về các hình thức văn bản pháp quy nêu trên và đối chiếu với Bảng 2.1, tác giả luận án nhận thấy, từ nửa cuối thế kỉ VII đến đầu thế kỉ VIII, nhà nước cổ đại đã ban hành 5 văn bản quy phạm dưới dạng lệnh, hay luật lệnh. Chính vì độ che phủ rộng khắp các mối quan hệ trong xã hội như vậy theo một chiều hướng mới nên người ta gọi Nhật Bản thời kỳ cổ đại là
thời kỳ của nhà nước luật lệnh hẳn không có gì sai biệt. Tuy vậy, sau khoảng
47Do Thiên hoàng hoặc cấp tương đương ban hành.
một thế kỷ ban hành các văn bản có hình thức luật lệnh, rồi thêm 1 thế kỷ nữa để chiêm nghiệm những áp dụng trong thực tiễn thì từ thế kỉ IX trở đi dã không còn xuất hiện hình thức luật lệnh nữa. Thay vào đó, khoảng một thế kỷ, từ đầu thế kỉ IX đến đầu thế kỉ X, đã xuất hiện ít nhất ba văn bản pháp luật tập hợp kiểu cách thức. Điều này dẫn chúng ta đến một suy luận, phải chăng nội dung của văn bản thuộc loại cách thức ra đời sau 2-3 thế kỷ so với thời điểm áp dụng mô hình luật pháp nhà Đường đã phản ánh khuynh hướng chính quyền Nhật Bản cổ đại nghiêng về phổ biến và áp dụng những điều khoản có tính thực tế và khả thi cao hơn so với các bộ luật theo mô hình Trung Hoa? Nói theo ngôn ngữ luật hiện đại thì đây có thể gọi là giai đoạn ban hành các văn bản pháp lý bổ sung nhằm phù hợp hơn với thực thế của Nhật Bản đương thời.
Trong khoảng các thế kỉ VII đến thế kỉ X, bên cạnh Hiến pháp 17 điều
(十七条憲法) triều đình Nhật Bản đã biên soạn và ban hành 4 mức độ văn
bản quy phạm trên dưới hình thức 4 bộ luật lệnh và 3 bộ cách thức (tham khảo Bảng 2.1 phần Phụ lục). Trong đó, Dưỡng Lão luật lệnh (養老律令) là
bộ luật còn lưu giữ đến ngày nay và có một số nội dung đề cập đến vấn đề thừa kế ….
Quay trở lại với Ngự thành bại thức mục, thì thức mục là tập hợp những điều khoản được luật hóa trên cơ sở đạo đức và tập quán trong xã hội võ sĩ dựa trên cái gọi là đạo lý và tiên lệ (先例) kể từ thời Tướng quân Yoritomo khởi binh. Một ý nghĩa khác, bộ luật được biên soạn dưới dạng thức mục với cách viết theo cả hai kiểu văn phong Trung Quốc (dùng chữ Hán, mana) và văn phong Nhật Bản (dùng bảng chữ cái được sáng tạo dựa trên chữ Hán, kana). Vì vậy, như tham vọng của Yasutoki, Ngự thành bại thức mục có vẻ dễ hiểu, dễ tiếp nhận, hoàn toàn khác với phong cách kinh viện của các bộ luật thời kỳ luật lệnh.
Thành bại là cách gọi của chữ tài đoạn (裁断), có nghĩa là phán quyết sự việc đúng - sai, thiện - ác. Bộ luật này ban đầu được gọi đơn giản chỉ là
Thức mục. Sau này, để kỷ niệm năm biên soạn nên có tên là Trinh Vĩnh thức mục (貞永式目, do biên soạn năm Trinh Vĩnh thứ nhất), để phân biệt với luật lệnh của chính quyền Kyoto thì có tên gọi Quan Đông ngự thành bại thức mục (関東式目, Quan Đông là vùng đất khởi nghiệp của dòng họ võ sĩ Tướng quân) hay Quan Đông võ gia thức mục (関東武家式目). Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là cách gọi Ngự thành bại thức mục vì nó bao hàm ý nghĩa đúng đắn nhất của việc xét xử như mong muốn của Hojo Yasutoki.
Một điều quan trọng nữa là không thể không nhắc đến hội đồng biên soạn Ngự thành bại thức mục. Hội đồng biên soạn này bao gồm 13 người, cụ thể theo thứ tự liệt kê là:
Bảng 2.2: Danh sách Hội đồng biên soạn Ngự thành bại thức mục
STT Nhân vật Tên riêng Ghi chú
1 沙弥浄円 Joen Bình định chúng 2 相模大掾藤原業時 Fujiwara Naritoki Bình định chúng 3 玄蕃允三善康連 Miyoshi Yasutsura Bình định chúng 4 左衛門少尉藤原朝臣基綱 Fujiwara Mototsuna Công khanh 5 沙弥行然 Gyonen 6 散位三善朝臣倫重 Miyoshi Tomoshige Bình định chúng 7 加賀守三善朝臣康俊 Miyoshi Yasutomo Bình định chúng 8 沙弥行西 Saigyo 9 前出羽守藤原朝臣家長 Fujiwara Ienaga Bình định chúng 10 前駿河守平朝臣義村 Taira Yoshimura Bình định chúng 11 摂津守中原朝臣師員 Nakahara Morokazu Bình định chúng 12 武蔵守平朝臣泰時 Taira Yasutoki Nhiếp chính 13 相模守平朝臣時房 Taira Tokifusa Rokuhara Tandai
(Tác giả tổng hợp và tự lập)
Nhìn danh sách trên, ta thấy có 3 nhân vật là cao tăng đương thời, còn lại là võ sĩ thế lực, đồng thời cũng là ngự gia nhân. Hơn nữa, có 8 vị là thành viên đầu tiên của Bình định chúng. Ngoài ra, Yasutoki và Tokifusa là người thuộc dòng họ
Hojo đều giữ những chức vụ quan trọng tối cao trong bộ máy Mạc phủ. Trừ 3 vị cao tăng ra, còn lại đều là võ sĩ có xuất thân cao quý thuộc danh môn thế gia. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, Hội đồng biên soạn bao gồm những nhân vật có uy tín và thế lực trong xã hội đương thời. Với những người là võ sĩ, do xuất thân đặc biệt của mình mà họ còn có hiểu biết sâu rộng, trình độ văn hóa cao. Vì vậy, họ có đủ tư cách để tham gia biên soạn một văn bản pháp luật vừa tránh xung đột, đả kích tới pháp luật của triều đình vừa đảm bảo được quyền lợi cũng như giải quyết những vấn đề đang tồn tại của đẳng cấp võ sĩ thời kỳ đầu Kamakura.
Đánh giá về Ngự thành bại thức mục, các chính quyền võ sĩ đời sau đều coi đây là nền tảng pháp lý, nguyên tắc cơ bản cho việc biên soạn văn bản pháp luật có tính định hướng cho giai đoạn đầu phát triển của mình như Mạc phủ Muromachi, Mạc phủ Edo. Hệ thống pháp luật thời Muromachi, thời Chiến quốc đều không tuyên cáo xóa bỏ văn bản pháp luật cũ Ngự thành bại thức mục mà vẫn coi đó là nguồn văn bản tư liệu có giá trị pháp lý, chỉ chỉnh sửa và bổ sung mà thôi. Đến thời kỳ Edo, các vị tướng quân còn khuyến khích người dân học tập, viết chữ bằng các văn bản nổi tiếng của giai cấp võ sĩ mà điển hình là Ngự thành bại thức mục.
Bộ luật có 51 điều, đề cập và điều chỉnh đến mọi vấn đề trong cuộc sống và xã hội (tham khảo Phụ lục 3). Trước hết, dựa vào nội dung cụ thể, chúng tôi tạm thời lập bảng phân loại như sau:
Bảng 2.3: Phân loại theo nội dung trong Ngự thành bại thức mục
Ký hiệu Nội dung Điều số Tỷ lệ %
A Về việc đền chùa 1, 2 3,92 B Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ hộ và Địa đầu,
hay mối quan hệ giữa Mạc phủ và triều đình
3 đến 6 7,84
C Nguyên tắc cơ bản trong quá trình tố tụng 7, 8 3,92
D Về luật hình sự 9 đến 17, 32 đến 34, 50, 51
27,4
E Về luật trong gia tộc 18 đến 27 19,6
F Về luật tố tụng 28 đến 31, 35, 49
11,76
G Quan hệ giữa triều đình với danh chủ và địa đầu về sở lãnh
H Thủ tục về phong quan chức 39, 40 3,92
I Về nô lệ và nông dân chạy trốn 41, 42 3,92
K Về tranh chấp sở lãnh 43, 44 3,92
L Về việc miễn trừ đối với bị cáo trong quá
trình xét xử 45 1,96
M Về việc sở hữu sở lãnh 46 đến 48 5,88 (Tác giả tổng hợp và tự lập)
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ % các điều luật theo kí hiệu của bảng 2.2
(Tác giả tổng hợp và tự lập)
Điều 1 và Điều 2 là các mệnh lệnh phải chú ý tu sửa và phải tôn kính các đền chùa nằm trong phạm vi của trang viên hay trong các sở lãnh nằm dưới quyền cai trị của Mạc phủ.
Từ Điều 3 đến Điều 5 quy định về chức vụ và quyền hạn của Thủ hộ và
Địa đầu, mối quan hệ giữa Mạc phủ và triều đình. Thủ hộ có nhiệm vụ điều tra và bắt giữ những kẻ thuộc đại tội là mưu phản và giết người, làm nhiệm vụ
Obanyaku; Địa đầu chịu trách nhiệm thu thuế hàng năm.
Đặc biệt, bộ luật cũng vạch rõ ranh giới xét xử như không can thiệp vào quá trình xét xử phần sở lãnh thuộc quyền cai trị của triều đình, mà cụ thể là do kokushi (quốc ty) tiến hành.
Tại Điều 7 và 8, hai nguyên tắc căn bản trong quá trình thụ lý hồ sơ cũng như xét xử là tái khẳng định sự bảo hộ đối với sở hữu sở lãnh của Ngự gia nhân.
Điều này hết sức quan trọng vì nó sẽ chấm dứt kiện cáo từ phía các chủ đất bị tước đoạt trong chiến tranh. Mặt khác, điều luật cũng chú trọng đến việc sử dụng phần đất đai được ban cho như thế nào. Nói cách khác, quyền sở hữu không dựa trên bản Ngự hạ văn mà căn cứ vào khả năng quản lý đất đai, nông trại. Đó là quyền quản lý và tư hữu chính đáng của người được ban đất đai.
Từ Điều 9 trở đi, quy định khá chặt chẽ về các tội mưu phản, giết người, trộm cướp, đả thương, phóng hỏa, thông đồng, ngụy tạo văn thư… Tất cả đều khép vào tội hình sự.
Trên cơ sở giới thiệu khái quát về nội dung Ngự thành bại thức mục, tác giả luận án rút ra một số nhận xét chủ yếu sau. Thứ nhất, việc đề cập đến các cơ sở tôn giáo ngay tại Điều 1 và 2 thể hiện sự tôn trọng nhất định của