Mô hình phân chia tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề thừa kế tài sản trong ngự thành bại thức mục và so sánh với quốc triều hình luật (Trang 75)

(Sơ đồ do tác giả luận án lập)

Trên đây là đặc điểm của các điều luật liên quan đến thừa kế gián tiếp. Tuy nhiên, tác giả luận án muốn dành trọng tâm của Chương 3 để phân tích các điều khoản đề cập trực tiếp đến việc thừa kế tài sản. Điều khoản đề cập trực tiếp đến vấn đề “tài sản thừa kế”, tức là có nhắc đến các từ này, gồm 9 điều, gồm điều 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 26 và 27. Tác giả sẽ phân tích nội dung các điều khoản này theo các mối quan hệ liên quan đến vấn đề thừa kế tài sản, gồm quan hệ giữa chủ thể (người chia tài sản) với khách thể (người hưởng tài sản), giữa đối tượng phân chia (tài sản) với điều kiện (tư cách, văn bằng) và cách thức phân chia tài sản. Các mối quan hệ này có thể khái quát theo sơ đồ 3.1.

3.1. Quan hệ giữa ngƣời trao tài sản thừa kế và ngƣời thừa kế Cha mẹ Cha mẹ

Trong quan hệ thừa kế tài sản theo cách hiểu thuận chiều thì thông thường chủ thể là cha mẹ - người trao lại tài sản cho con cái. Điều hiển nhiên

Ngƣời trao tài sản

Ngƣời thừa kế tài sản Tài sản

Điều kiện phân chia - Tư cách

- Chứng nhận Phương thức phân

trong một gia đình võ sĩ thì người cha thuộc đẳng cấp võ sĩ, tức là đối tượng áp dụng quy định của Ngự thành bại thức mục. Trong các điều số 18, 20, 22, 25 và 26 của Ngự thành bại thức mục có ghi rõ chủ thể là phụ mẫu (父母) hoặc thân (親, với nghĩa là song thân). Thông qua cách sử dụng thuật ngữnày, có thể suy luận hai điều liên quan đến đặc điểm của các gia đình võ sĩ.

Trước hết, cha và mẹ được đặt vị thế ngang nhau trong quan hệ với con cái khi trao quyền thừa kế. Tác giả luận án cho rằng có thể giải thích nguyên nhân của việc nhấn mạnh vai trò của cả cha và mẹ trong bộ luật võ gia là do khác với gia đình quý tộc, trong gia đình võ sĩ, người cha là trụ cột của gia đình đồng thời thường là người đứng đầu một nhóm võ sĩ nên phải đảm đương nhiều việc và người mẹ, vì thế, đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề “nội chính”. Nhà nghiên cứu Ishii Ryosuke trong Lịch sử pháp chế Nhật Bản [52; 32-33] đã cho rằng, từ thời Kamakura, quan hệ huyết thống trong các gia tộc võ sĩ đóng vai trò quan trọng hơn so với thời kỳ trước đó (thời Heian). Đây có thể là một đặc điểm đi ngược tiến trình phát triển xã hội thông thường khi công xã thị tộc tan rã, quan hệ huyết thống bị thay thế bằng quan hệ láng giềng và liên kết xã hội trong bối cảnh phân hóa giai tầng. Tuy nhiên, tính liên kết bền chặt về huyết thống trong các gia tộc võ sĩ được coi là cơ sở quan trọng cho sự liên kết của các võ sĩ đoàn. Người ta hay nhắc đến sự cố kết này bằng các cụm từ như nhất tộc (一族, ichizoku), nhất môn (一門, ichimon), nhất lưu (一流, ichiryu), nhất loại (一類, ichirui)... với thành viên thị tộc, gọi là thị nhân (氏人, ujibito). Gia tộc đó hưởng vinh hoa hay lụn bại là do sự lãnh đạo của người đứng đầu, thường được gọi là thị thượng (氏上, uji no kami, tức người đứng đầu thị tộc), hay như Ishii Ryosuke gọi là nhất môn gia đốc (一門家督, ichimon katoku) hay gia môn đống lương (家門棟梁, kemon toryo, gọi tắt là toryo). Mối quan hệ giữa người đứng đầu thị tộc với thành viên thị tộc là sự phát triển mối quan hệ gia đình, trong đó tộc trưởng toryo

đóng vai trò cha mẹ và thành viên là con cái (家の子, ie no ko). Tuy nhiên, mối quan hệ này chặt chẽ hơn mà cũng khốc liệt hơn quan hệ gia đình thông

thường, vì đôi khi hình phạt liên quan đến cái chết. Để chia sẻ gánh nặng của

toryo, người vợ - người mẹ đảm nhiệm việc chăm sóc, dạy dỗ con cái và quản lý gia đình, gia tộc. Trong trường hợp người chồng bị thương hay chết trận, gánh nặng gia đình càng đè nặng lên vai người vợ. Vì vậy, khi con cái đến tuổi trưởng thành và bắt đầu được phân chia tài sản, thì việc ra quyết định là trách nhiệm của cả người cha và người mẹ.

Bên cạnh đó, người phụ nữ trong các gia đình có thế lực thời Kamakura thường có vị trí nhất định trong gia đình và xã hội. Điều giúp họ đảm bảo vị trí đó là vì họ thường có tài sản riêng, có thể là của hồi môn, có thể là được tặng (tác giả sẽ phân tích kỹ hơn vấn đề này trong phần vợ - chồng). Vì vậy, người mẹ thời Kamakura có thể trao lại cho con phần tài sản riêng của mình. Một ví dụ về trường hợp này là em gái của Tướng quân Minamoto Yoritomo là Bomon Hime (坊門姫). Bà được anh trai Yoritomo tặng 20 trang viên (thu được từ phe Taira thất trận) trước khi kết hôn với Ichijo Yoshiyasu (一条能保)51. Năm 1192, 2 năm sau khi bà chết, người chồng là Ichijo đã nhanh tay chia các trang viên này cho con trai và con gái, sau đó xin xác nhận quyền sở hữu từ Thượng hoàng. Tiếp đó, để đề phòng bất trắc, ông ta đã viết thư báo cáo sự việc (đã rồi) cho Yoritomo [60; 172-173]. 20 trang viên là khối tài sản khổng lồ. Trong các tư liệu đương thời như Azuma kagami không ghi rõ Ichijo đã phân chia thế nào cho các con, và những người con đó là con chung với phu nhân Bomon hay cả con với vợ khác52. Một trường hợp phân chia tài sản của mẹ là bà Abutsuni (阿仏尼, 1222 - 1283)53 sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau, cũng là một người mẹ trong gia đình võ gia để lại cho con cái các khoản gia sản lớn.

Thứ hai, qua nội dung các điều luật có thể thấy, mối quan hệ thừa kế cha mẹ - con cái là quan hệ một chiều, nhằm tạo cho cha mẹ vị thế không thể

51Ichijo Yoshiyasu là quý tộc cuối thời Heian. Ông là người khôn khéo duy trì quan hệ song song với cả Mạc phủ và triều đình.

52Ichijo Yoshiyasu ngoài 1 con trai và 3 con gái với phu nhân Bomon còn có 6 con trai và 3 con gái với ít nhất 3 bà vợ khác.

53Abutsu là Phật danh của nữ thi sĩ sinh năm 1222 trong một gia đình quí tộc có quan hệ mật thiết với Mạc phủ.

động chạm tới. Dựa trên quyền lực là tài sản thừa kế, cha mẹ võ sĩ đương thời có ưu thế tuyệt đối với con cái. Tại điều 18, 22 và 26 đều nhấn mạnh đến quyền lực của cha mẹ trong việc thu hồi lại tài sản dù đã tuyên bố để lại thừa kế cho con cái hoặc tài sản đó đã có chứng nhận của Tướng quân. Cụ thể, điều 18 và 26 có nhắc đến cụm từ suy nghĩ lại, đổi ý (悔い還し, 悔還, kui kaeshi), với ý nghĩa là xem xét lại về khoản thừa kế đã cho con cái do yếu tố khách quan hay chủ quan nào đó. Theo mạch văn chung của các điều liên quan đến phân chia tài sản cũng như trực tiếp tại điều 18 và điều 26, thì có lẽ xuất phát từ thái độ và năng lực của người con mà cha mẹ thay đổi ý định, dù đó là con trai hay con gái.

Điều 18:Về việc cha mẹ có suy nghĩ lại hay không nếu có bất hòa sau khi chia sở lãnh cho con gái.

Vấn đề trên chẳng kể con trai hay con gái, ơn cha mẹ dành cho đều như nhau. Trong gia pháp tuy không quy định việc suy nghĩ lại đối với con gái, nhưng con gái không được bất tuân bất hiếu. Nếu nghiệt ngã, đối nghịch cha mẹ liệu có thể nhượng sở lãnh chăng? Làm vậy sẽ nảy sinh đoạn tuyệt tình nghĩa giữa cha mẹ con cái, là căn nguyên vi phạm phép tắc giáo dưỡng vốn có. Nếu người con gái thành tâm hối cải, thì tùy ý cha mẹ mà liệu tiến thoái. Như vậy, người con gái sẽ hưởng toàn bộ phần thừa kế nếu cư xử trung hiếu, còn cha mẹ thì an tâm mà dạy dỗ con cái54

[51; 19].

Điều 26: Về việc trao sở lãnh cho người con khác sau khi rút lại sở lãnh đã nhượng cho con cái thừa kế và có Ngự hạ văn ban cấp

Tùy theo ý của cha mẹ, dù việc trao quyền thừa kế đã hoàn tất, và có Ngự hạ văn về việc chuyển nhượng theo phán đoán bán đầu của cha mẹ,

54Nguyên văn: 第十八条 一、讓與所領於女子後、依有不和儀、其親悔還否事 右男女之號雖異、父母之恩惟同、法家之倫雖有申旨、女子則頼不悔還之文、不可憚不孝之罪業、 父母亦察及敵對之論、不可讓所領於女子歟、親子義絶之起也、既敎令違犯之基也、女子若有向背之 儀者、父母宜任進退之意、依之女子者爲全讓状、竭忠孝之節、父母者爲施撫育、均慈愛之思者歟

nhưng cha mẹ có thể xem xét lại mà trao lại cho người con khác. Việc quyết định tùy thuộc vào phán đoán sau của cha mẹ55

[51; 23].

Trên thực tế, có khi là do tình cảm của người cha với một trong số các bà mẹ mà dẫn đến thay đổi, lấy phần tài sản thừa kế vốn cho người con này lại trao cho người con khác. Xin phân tích sâu hơn trường hợp của bà Abutsuni56 đã nhắc đến ở trên. Bà trở thành vợ lẽ của công gia Fujiwara Tameie (藤原為家)57 dù ông đã cao tuổi và có một con với ông là Tamesuke (為相). Do hai vợ chồng hòa hợp về tâm hồn thơ ca nên Tameie sủng ái hai mẹ con bà. Từ tình cảm đó đã đi đến quyết định gây nhiều hệ lụy sau này là lấy lại một phần tài sản thừa kế là trang viên Hosokawa (細川荘)58 và trang viên Eppuke (越部下庄) của người con trưởng của Tameie là Tameuji (為氏) ban cho Tamesuke59. Năm 1275, Tameie mất nên phát sinh tranh chấp quyền thừa kế trang viên Hosokawa giữa 2 người con Tameuji và Tamesuke. Do Tamesuke còn nhỏ nên bà Abutsuni đã đại diện nộp đơn kiện lên cơ quan đại diện của Mạc phủ ở Kyoto là Rokuhara Tandai nhưng bị xử thua kiện. Bà quyết định lên Kamakura để nộp đơn kiện và lập kế hoạch theo kiện lâu dài. Năm 1279 bà tới Kamakura và chính thức khởi kiện. Trong những năm tháng theo đuổi vụ kiện này, bà đã sáng tác tác phẩm Nhật ký đêm 16 (『十六夜日

記』), trong đó có đoạn trần tình rằng, bà đã tự nhủ lòng vì chồng mà cố gắng, vừa làm ca nhân sáng tác Hòa ca (和歌, waka), vừa làm người mẹ hết lòng vì con cái [84; 165]. Có lẽ do tiên lượng được vụ kiện sẽ mất nhiều thời gian

55Nguyên văn: 第二十六条 一、讓所領於子息、給安堵御下文之後、悔還其領、讓與他子息事 右可任父母意之由、具以載先條畢、仍就先判之讓、雖給安堵御下文、其親悔還之、於讓他子息者 、任後判之讓、可有御成敗

56Abutsuni là một ca nhân nổi tiếng thời trung kỳ Heian với bộ Hòa ca “Nhật ký đêm 16” (『十六夜日記』). Bàsớm có mối tình đẹp khi còn ở trong cung nhưng sau vì thất tình nên bà quyết định xuất gia. Đến năm 30 tuổi, bà mới kết hôn với Tameie, lúc đó hơn 60 tuổi, có lẽ vì cùng chung sở thích thơ ca.

57 Tameie tuy xuất thân công gia nhưng là có cha nuôi là Saionji Kintsune vốn quan hệ mật thiết với phe Mạc phủ (có công lớn trong Loạn Jokyu) nên dù không tuân lệnh Thiên hoàng Antoku (theo hầu khi ngài bị đi lưu đầy) nhưng vì có hậu đài to lớn trên nên vẫn thăng tiến nhanh. Tameie hay Kintsune và nhiều công gia buổi giao thời đó, cộng tác chặt chẽ với Mạc phủ như là một phương pháp để tồn tại. Vì vậy, cung cách ứng xử của họ và giới võ sĩ có phần tương đồng.

58 Thuộc thành phố Miki, tỉnh Hyogo ngày nay

trong khi hoàn cảnh hai mẹ con không nơi nương tựa nên bà đã dùng sở trường sáng tác Hòa ca để gây tiếng chú ý trong giới thượng lưu, tạo dư luận ủng hộ mình60

. Năm 1283, Abutsuni mất. 3 năm sau, Tameuji cũng mất. Tamesuke tiếp tục theo kiện. Ngày 20 tháng 7 năm 1313, Tamesuke được Mạc phủ phán quyết thắng kiện [68; 338-340]. Ngày 9 tháng 8 cùng năm, phán quyết này được chuyển về cho cơ quan đại diện của Mạc phủ ở Kyoto là Rokuhara Tandai. Cơ quan này sau đó ban hành văn bản phân tranh giữa các trang quan trong trang viên Hosokawa với nội dung khẳng định chức địa đầu

của Tamesuke phải y theo thông báo từ Kanto dưới đây61:

Về chức địa đầu của trang viên Hosokawa (細河庄) tỉnh Harima

(播磨国)62 thuộc tranh chấp giữa Naohiro (尚弘) là tạp chưởng (雑掌)63

của Tiền hữu vệ môn đốc gia (右衛門督家) tức Ngài Tamesuke (為相)

với sư Giác Diệu (僧覚妙) là tạp chưởng của Minbu kyoke (民部卿家) Ngài Tameyo (為世).

Vấn đề trên phải thực hiện y theo Ngự hạ tri (御下知)64

từ Kanto ngày 20 tháng 7.

Ngày 9 tháng 8 năm Chính Hòa thứ 2 (1313)

Kamitỉnh Echigo (越後) 65Đại thần tam phẩm Taira Ason (平朝

)66 kí

60 Giả thuyết này cũng khá thuyết thục, trong Azuma kagami chép lại, khoảng tháng 5 và 6 năm 1233, Nhiếp quyền Yasutoki và Tướng quân (dòng họ Fujiwara) liên tiếp tổ chức các yến hội Renka và Waka. Chứng tỏ, nhóm võ sĩ cao cấp cũng rất chuộng thơ ca.

61 Kamakura ibun, ngày 9 tháng 8 năm Chính Hòa thứ 2 (1313), quyển 32, tr. 325.

62 Harima thuộc miền nam tỉnh Hyogo (兵庫) ngày nay.

63 Tạp chưởng là một chức quản lý trang viên, thường được lãnh chủ trang viên giao cho chủ đất hay võ sĩ địa phươngcó uy tín thay mặt mình thực hiện.

64Ngự hạ tri là công văn tương tự Ngự hạ văn nhưng với ý nghĩa là thông báo nhiều hơn là mệnh lệnh.

65Echigo thuộc tỉnh Niigata (新潟) ngày nay. Chức kami (守) chỉ quan đứng đầu tỉnh.

66Là 1 trong 8 họ được quy định từ năm 684, Ason (朝臣) là cách gọi kính trọng đối với quan lại có hàm ngũ phẩm trở lên, tương tự chữ Đại thần, thườngcó họ gần với hoàng tộc và xuất hiện nhiều trong những gia tộc võ sĩ như Minamoto. Sang thời Kamakura, ý nghĩa họ danh giá đã không còn đậm nét mà Ason chỉ còn mang tính hình thức khi quan chức cấp cao đề chức danh và kí trong các công văn như Ngự hạ văn.. Đối với quan hàm tam phẩm thì ason được viết sau họ, với hàm tứ phẩm thì được viết sau tên, đối với hàm ngũ phẩm thì được viết sau họ và tên. Trường hợp này ason được viết sau họ Taira có nghĩa là Đại thần Taira hàm tam phẩm.

Kami tỉnh Musashi (武蔵)67Đại thần tam phẩm Taira Ason (平朝臣) kí68

Sau thắng lợi này, Tamesuke đổi họ thành Reizei (冷泉). Đến đời thứ 3 dòng họ này lại tách thành hai nhánh là Thượng và Hạ Reizei. Trang viên Hosokawa sau này thuộc quyền sở hữu của cháu nội chi thứ của nhánh Hạ Reizei 69 (tham khảo Ảnh 3.1). Nhánh Thượng Reizei vẫn còn đến ngày nay (tham khảo Ảnh 3.2).

Nhắc đến mối quan hệ với công gia, Điều 25 của Ngự thành bài thức mục phản ánh quan điểm của Mạc phủ trong việc phân giải vấn đề tài sản thừa kế trong trường hợp con gái võ gia lấy chồng là công gia.

Điều 25: Về việc giảm nghĩa vụ lao dịch công đối với sở lãnh thừa kế của con gái Ngự gia nhân Kanto nếu lấy rể là công gia quý tộc. Đối với các sở lãnh trên, dù đã nhượng riêng cho con gái cũng cần được giảm phần lao dịch công. Khi thân phụ còn sống thì đối đãi nhân hậu như cha mẹ. Khi mất đi phải thực hiện nghĩa vụ thuế khóa. Nhược bằng lợi dụng quyền uy (của công gia)mà lười nhác phụng sự tấtphải trả lại quyền thừa kế vĩnh viễn. Phàm con gái võ gia mà phục vụ tại Kanto70

thì không câu nệ phần lao dịch công cho Mạc phủ, những nghĩa vụ khác cần thực hiện không chậm trễ71

[51; 23].

Như vậy, dù trước đó tại Điều 6 có nhắc đến việc không can thiệp vào

67Musashi tương đương một phần Tokyo, Saitama (埼玉) và Kanagawa (神奈川) ngày nay. 68Nguyên văn tư liệu:

前右衛門督家〈為相卿〉雑掌尚弘与民部卿家〈為世卿〉雑掌僧覚妙相論 播磨国細河庄地頭職事、 右、任去七月廿日関東御下知、可被沙汰之状如件、 正和二年八月九日 越後守平朝臣(花押) 武蔵守平朝臣(花押) 69

Trang viên Hosokawa và nhánh Hạ Reizei đã biến mất trong thời Chiến quốc.

70Nguyên văn là nyobo (女房, nữ phòng), chỉ người phụ nữ phục vụ triều đình hoặc Mạc phủ. Những người này có thể là bảo mẫu, gia sư cho con cái Hoàng thất, Tướng quân, hoặc làm thư kí, nữ quan giúp việc văn phòng... Trong tư liệu này thì nyobo chỉ người phụ nữ làm trong Mạc phủ ở Kanto, dù lấy chồng công gia nhưng không đến sống ở Kyoto.

71Nguyên văn: 第二十五条 一、關東御家人以月卿雲実爲婿君、依讓所領、公事足減少事 右於所領者讓彼女子雖令各別、至公事者隨其分限可被省宛也、親父存日縱成優如之儀、雖不宛課 、逝去後者尤可令催勤、若募權威不勤仕者、永可被辭退件所領歟、凡雖爲關東祗候之女房、敢勿 泥殿中平均之公事、此上猶令難澁者、不可知行所領也

chuyện của công gia, nhưng trong trường hợp tài sản thừa kế dành cho con gái Ngự gia nhân Kanto thì Mạc phủ yêu cầu người con rể phải thực hiện nghĩa vụ với cha mẹ vợ và cho phép khả năng thu hồi lại sở lãnh. Từ cuối thời Heian, công gia khi kết hôn với con gái võ gia thường là giải pháp hôn nhân chính trị, nhằm đảm bảo tương lai của công gia trong bối cảnh đẳng cấp võ sĩ ngày càng lớn mạnh. Trên thực tế việc thu hồi sở lãnh nhiều khi phụ thuộc vào quan hệ của Mạc phủ với công gia. Quay lại trường hợp của Ichijo Yoshiyasu, vị công gia lấy em gái Yoritomo. Yoshiyasu là người nhạy bén

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề thừa kế tài sản trong ngự thành bại thức mục và so sánh với quốc triều hình luật (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)