CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.5. Vấn đề thừa kế của phụ nữ gia đình võ sĩ thời Kamakura
Vấn đề thừa kế tài sản của phụ nữ được đề cập trong Ngự thành bại thức mục là một vấn đề hết sức thú vị. Hay nói cách khác, phụ nữ có vai trò và vị thế như thế nào trong gia đình võ sĩ thời Kamakura? Qua những phân tích ở trên, chúng ta không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của phụ nữ liên quan đến vấn đề tài sản. Như đã nhắc đến ở Chương 2, một trong những nguyên nhân thúc đẩy loạn Thừa Cửu có thể đến là việc đàm phán thất bại giữa Thượng hoàng Gotoba và Nhiếp quyền Hojo trong việc hủy lệnh bổ nhiệm địa đầu tại hai trang viên của bà Kamegiku, ái thiếp của Thượng hoàng. Tuy không rõ vai trò của Kamegiku trong hoàng thất ra sao, nhưng có thể thấy, bà đã tác động rất rõ ràng tới Thượng hoàng khiến ông phải đặt điều kiện như vậy với Mạc phủ, trong khi có thể còn có nhiều việc cấp thiết, trọng đại hơn. Một ví dụ khác, đó là ni Abutsu đã theo đuổi vụ kiện hàng chục năm trời, lặn lội từ Kyoto đến Kamakura, xây dựng chiến lược lâu dài, lấy thơ ca để thu hút sự chú ý của Mạc phủ đối với vụ kiện. Và cuối cùng, còn có ni Shinmyo đã thay mặt chồng quản lý tài sản để sau này chia phần cho các con sao cho hợp lý nhất có thể.
Bên cạnh đó, qua các văn bản trên, yếu tố Phật giáo ảnh hưởng khá rõ nét trong đời sống của tầng lớp trên trong xã hội Nhật Bản đương thời. Đàn ông khi tu tại gia thường gọi là nyudo (nhập đạo), phụ nữ đi tu thường gọi là ni. Đối với phụ nữ, thời kỳ cổ đại, việc xuất gia trở thành ni có lẽ chủ yếu do mộ đạo, nhưng bước sang giai đoạn cuối cổ đại đầu thời trung thế, việc phụ
nữ trở thành ni và tu tại gia sau khi chồng chết, hoặc cảm thấy có tuổi đã lan rộng như một xu thế (thời thượng) trong gia đình giới quý tộc, võ sĩ. Phải chăng, khi đến một thời điểm, ngưỡng nhất định trong cuộc đời của người phụ nữ đã có gia đình, họ muốn đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đời của mình để có thể chuyên tâm chăm lo cho gia đình, cho con cái của mình. Trở thành ni tại gia, họ có thể đoạn tuyệt với tuổi xuân phù hoa, cắt bỏ những vướng bận riêng tư để cống hiến phần đời còn lại của mình cho người thân cho gia đình. Ở một khía cạnh nào đó, hành động này của người phụ nữ trong gia đình võ sĩ được đánh giá là thể hiện sự trung thành với người chủ gia đình (trước là chồng, sau là con trai trưởng). Hình ảnh cống hiến tận tụy này phản ánh rất rõ nét trong hình tượng ni của Shinmyo, Abutsuni... và cả phu nhân Masako. Những cống hiến của bà với gia đình Tướng quân, với di sản của Tướng quân là vô cùng to lớn, khiến đời sau tôn kính xưng tụng là Ni Tướng quân (尼将軍, Ama shogun).
Ở đây, tác giả muốn tập trung phân tích thêm về vai trò của phu nhân Masako, người có ảnh hưởng rõ rệt trong công cuộc xây dựng nền móng cho Mạc phủ nói chung và cho dòng họ Hojo nói riêng, đồng thời là người đã ban hành nhiều văn bản chứng thực quyền thừa kế cho các gia đình võ sĩ. Có thể khái quát ở hai khía cạnh con người Masako, thứ nhất, bà là người được chồng - Tướng quân Yoritotmo – vị nể và được giới võ sĩ Kanto kính nể. Thứ hai, ở góc độ gia đình, bà là người có xu hướng phản đối chế độ "một chồng nhiều vợ".
Yoritomo nể trọng Masako vì trong những năm ông bị lưu đầy tại Izu, chính Masako đã rất quyết đoán trong việc kết hôn với ông. Từ cuộc hôn nhân đó, Yoritomo đã nhận được sự hậu thuẫn to lớn từ nhà vợ, dòng họ Hojo, và đạt được chỗ đứng vững chắc tại miền Đông. Sau này, khi Yoritomo qua đời, bà cùng cha và anh em ruột đã lèo lái con thuyền Mạc phủ qua nhiều sóng gió. Năm 1221 (Thừa Cửu 3), sau khi Thượng hoàng Gotoba ra tuyên chiếu lật đổ Mạc phủ, Masako đã triệu tập các Gokenin trung thành và hiệu triệu họ bảo vệ di sản của Yoritomo.
đại tướng quân quá cố (Minamoto Yoritomo), kể từ khi chinh phạt triều địch, sáng lập ra Kanto, đã ban quan vị, ân thưởng bổng lộc. Ơn đó cao tựa núi, sâu tựa bể. Suy nghĩ báo ơn chắc hẳn không hề nông cạn. Bây giờ, do sàm ngôn của bọn nghịch thần mà đã tuyên chiếu chỉ quay lưng lại đạo lý. Những ai còn trân trọng danh tiếng thì hãy mau thảo phạt bọn Fujiwara Hideyasu (藤原秀康), Miura Taneyoshi (三浦胤義),
bảo vệ lấy di sản ba đời của Tướng quân…". Các võ sĩ được triệu tập đều vâng mệnh, có điều họ nước mắt lã chã không sao cất lời hồi đáp, chỉ mong xả mệnh báo ơn148[61; 103-104] .
Chính vì sự kính trọng đó nên không phải ngẫu nhiên mà Ngự thư của Masako cũng có giá trị pháp lý ngang bằng với Ngự hạ văn của Yoritomo và các đời tướng quân khác.
Ở khía cạnh thứ hai, Masako vốn rất ghét những người đàn ông có nhiều vợ, có lẽ vì bà cảm nhận được cảm giác của người phụ nữ phải chịu đựng tai ương trong hoàn cảnh chiến sự liên miên. Năm 1182, khi bà đang mang thai người con thứ nhất, Yoritomo lại dành nhiều thời gian cho người thiếp là Kamemae. Hậu quả là hàng loạt các gia đình võ sĩ che giấu hành động đã bị vạ lây, riêng Kamemae thì không bị ảnh hưởng. Có thể vì vậy mà trong điều 34 có nội dung cấm đoán võ sĩ quan hệ bất chính với phụ nữ khác.
Điều 34: Cấm việc quan hệ bất chính với vợ người.
Ngự gia nhân nào mà quan hệ bất chính với vợ người khác sẽ bị tịch thu một nửa sở lãnh, nếu không có sở lãnh thì bị đày đi nơi xa . Người đàn bà kia c ̣ũng bị xử phạt như vậy . Mặt khác, cấm việc bắt giữ phụ nữ trên đường, là Ngự gia nhân thì đình chức 100 ngày, là gia khách thì theo tiền lệ của Tướng quân Yoritomo mà gọt tóc cạo đầu, là tăng lữ thì tùy thời gian mà chịu phạt149
[51; 27].
148 Ghi chép trong Azuma kagami, ngày 19 tháng 5 năm Thừa Cửu (承久) thứ 3 (1221) Nguyên văn: 皆一心而可奉。是最期詞也。故右大將軍征罸朝敵。草創關東以降。云官位。云俸祿。其恩既高於 山岳。深於溟渤。報謝之志淺乎。而今依逆臣之讒。被下非義綸旨。惜名之族。早討取秀康。胤義 等。可全三代將軍遺跡。但欲參院中者。只今可申切者。群參之士悉應命。且溺涙申返報不委。只 輕命思酬恩。 149Nguyên văn:
Tonomura Hitomi đã thống kê rằng, trong 610 vụ án được Mạc phủ hay các cơ quan đại diện có thẩm quyền tố tụng khác phân xử, thì có 94 vụ (chiếm 15%) là phụ nữ có liên quan đến vấn đề tài sản. Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong xã hội Kamakura, Tonomura cho rằng, thời kỳ Kamakura là giai đoạn bản lề trong việc chuyển giao quyền lực có tính độc lập của phụ nữ sang lệ thuộc vào nam giới. Quá trình chuyển giao này được hoàn tất khi bước sang thời kỳ trung ương tập quyền Tokugawa [36; 601]. Cùng nhận định đó, Nishimura Hiroko còn đẩy quan điểm xa hơn khi cho rằng, khi đứng trước vấn đề giải quyết di sản của người chồng để lại, người phụ nữ không có quyền tiến thoái (tự quyết) mà chỉ đóng vai trò thừa kế trung gian chuyển giao (中継 相続) mà thôi [80; 213-214]. Lý giải cho quá trình chuyển giao này, Fukuto Sanae cho rằng, tiền kỳ và trung kỳ thời Heian, nam nữ thừa kế tương đối đều nhau, nhưng từ hậu kỳ Heian trở đi, do hình thành tầng lớp lãnh chủ tại địa phương (在地領主) nên nảy sinh quan điểm gia sản (家産) [83; 164]. Với tư cách là người sở hữu gia sản, chế độ gia trưởng cùng quyền hạn của người gia trưởng đã cũng hình thành và đẩy quyền hạn về tài sản của người phụ nữ ngày càng suy giảm.
Tiểu kết
Có thể nói, những điều khoản liên quan đến vấn đề thừa kế tài sản trong
Ngự thành bại thức mục trước hết để bảo vệ tài sản cho võ sĩ Mạc phủ. Đó cũng là phương cách giúp Mạc phủ và võ sĩ chư hầu vừa tự bảo vệ thực lực mình, vừa để đảm bảo sự cân bằng quyền lực đối với thế lực tôn giáo và triều đình. Khi hệ thống thủ hộ và địa đầu tạo cơ sở vững chắc tại địa phương, cũng như vị thế của Mạc phủ đạt được sau kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1274 và năm 1281) đã giúp Mạc phủ bắt đầu mạnh dạn can thiệp vào công việc của các thế lực khác. Trường hợp phân xử kiện tụng kéo dài của mẹ con ni Abutsu xuất thân công gia là một ví dụ điển hình cho sự lớn mạnh này.
第三十四条 一、密懷他人妻罪科事 右不論強姧和姧、懷抱人妻之輩、被召所領半分、可被罷出仕、無所帶者可處遠流也、女之所領同可被 召之、無所領者又可被配流之也、次於道路辻捕女事、於御家 人者百箇日之間可止出仕、至郞從以下 者、任右大將家御時之例、[可]可剃除片方鬢髮也、但於法師罪科者、當于其時可被斟酌
Thông qua luật pháp của mình Mạc phủ đã có thể đứng vững, bảo vệ được chế độ của mình và cạnh tranh với các thế lực khác.
Tài sản thừa kế được xác định chủ yếu là đất đai, sở lãnh. Đây là vấn đề cốt lõi cho sự tồn tại của từng gia tộc võ sĩ. Đồng thời thông qua việc phân xử những vấn đề về thừa kế tài sản, Mạc phủ đã thể hiện được chức năng căn bản của mình là đảm bảo được quyền lợi của võ sĩ chư hầu của mình. Qua đó phát huy mối quan hệ biện chứng tôn chủ - bồi thần, mối quan hệ mang tính chất phong kiến. Thời kỳ này, Mạc phủ Kamakura còn non trẻ nên việc duy trì và phát huy sự ủng hộ võ sĩ chư hầu là đã đạt được ý nghĩa thành công. Do đó, Mạc phủ Kamakura chưa thể can thiệp sâu vào nội bộ của các gia tộc võ sĩ như các giai đoạn Mạc phủ sau. Vì vậy, có thể nhận định, Mạc phủ thời kỳ Kamakura mới chỉ ở giai đoạn phong kiến sơ kỳ.
Nội dung các điều khoản của Ngự thành bại thức mục, cũng như ghi chép trong các sử liệu liên quan cho thấy, bên cạnh sở lãnh, Mạc phủ và võ sĩ coi các chức vị liên quan đến quyền quản lý và thu hoa lợi từ đất đai, đặc biệt là chức địa đầu là một loại tài sản quan trọng có ý nghĩa quyết định trong quyền thừa kế. Việc bổ nhiệm chức địa đầu là hình thức đảm bảo quyền sở hữu và quản lý sở lãnh cũng như những tài sản khác trên mảnh đó, trong đó có cả nhà cửa và người dân lệ thuộc, nô tì.
Trong quá trình áp dụng Ngự thành bại thức mục, có ba điểm đáng chú ý. Thứ nhất, quyền thừa kế tài sản tập trung vào người được chỉ định làm chủ gia tộc thế hệ tiếp theo. Nguyên tắc nhất quán, người đó là đàn ông và là con trưởng thuộc ngành trưởng (1); người phụ nữ sẽ đảm nhiệm vai trò giữ gìn tài sản của gia đình võ sĩ và là cầu nối giữa các thế hệ thừa kế thuộc ngành trưởng (2).
(1) Người đàn ông đứng đầu gia đình và gia tộc có sĩ là người có quyền lớn nhất trong việc phân định tài sản. Người con trưởng thừa kế vị trí đứng đầu gia sản được hưởng chức vụ địa đầu của sở lãnh lớn nhất và là cơ sở thế lực của dòng họ. Đồng thời, người con trưởng khi làm lễ trưởng thành cũng được thừa hưởng họ của gia tộc. Còn những người con thứ thường phải đổi họ và được phân chia các chức vụ và phần sở lãnh nhỏ hơn. Như vậy, họ võ sĩ và
chức địa đầu có thể coi là biểu tượng cho tài sản thừa kế qua nhiều thế hệ theo hàng đích hệ.
(2) Người phụ nữ thời Kamakura giữ vai trò khá quan trọng trong việc thừa kế tài sản của các gia đình võ sĩ, tuy có ít nhiều mờ nhạt hơn so với thời Heian. Những người vợ góa của võ sĩ thường xuống tóc làm ni để khẳng định sự trinh tiết với chồng và quyền thừa kế, cai quản tài sản do chồng để lại. Trên cơ sở thừa kế tài sản của chồng, họ đóng vai trò trung chuyển tài sản cho con cái sau này. Một số trường hợp tranh chấp xảy ra thường do quan hệ vợ cả vợ lẽ hoặc con riêng con chung. Trong các trường hợp này, người vợ hoặc con gái có xuất thân võ sĩ hoặc được các thế lực võ sĩ cao cấp bảo vệ sẽ chiếm ưu thế.
Thứ hai, như đã nói ở trên, Mạc phủ không (hay chưa thể) can thiệp sâu vào nội bộ gia tộc võ sĩ nên trao quyền tự quyết phân chia tài sản thừa kế cho họ. Vì vậy, quyền thay đổi ý định về thừa kế tài sản (kui kaeshi) được nhắc nhiều lần trong Ngự thành bại thức mục là sự thừa nhận của Mạc phủ về quyền lực này của các chư hầu.
Thứ ba, thực tiễn áp dụng thường làm nảy sinh những vấn đề mới mẻ. Nhiều trường hợp đã lách luật để đảm bảo quyền lợi của mình, như vấn đề về tái giá mà vẫn giữ tài sản được chia của nhà chồng. Những vấn đề phát sinh như vậy buộc Mạc phủ phải đưa ra những quy định bổ sung để ngăn chặn tình trạng như trên.
Thứ tư, thông qua Ngự thành bại thức mục, việc phân xử chủ yếu dựa hệ thống văn bản như Ngự hạ văn, Ngự thư, Nhượng trạng… Đây chính là minh chứng cho sự thể chế hóa, văn bản hóa những thói quen, tập tục của giới võ sĩ trước đây. Như thế, Mạc phủ Kamakura hết sức coi trọng yếu tố thực chứng như là căn cứ pháp lý để phân xử.
Như vậy, thông qua nội dung và áp dụng của các điều khoản liên quan đến thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục, có thể thấy chúng đã được áp dụng triệt để trong thực tế và kể cả những hành vi lách luật rồi bổ sung như thế càng khiến cho nền tảng pháp luật của Mạc phủ lớn mạnh thêm.
CHƢƠNG 4.
SO SÁNH VẤN ĐỀ THỪA KẾ TÀI SẢN TRONG NGỰ THÀNH BẠI
THỨC MỤC VÀ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT THỜI LÊ SƠ