Đặc trưng của võ sĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề thừa kế tài sản trong ngự thành bại thức mục và so sánh với quốc triều hình luật (Trang 51 - 55)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Sự hình thành đẳng cấp võ sĩ và Mạc phủ Kamakura

2.2.3. Đặc trưng của võ sĩ

Sau đây, tác giả xin trình bày quan điểm của mình về đặc trưng của võ sĩ giai đoạn Minamoto Yoritomo dấy binh.

Yếu tố dòng dõi

Với hai trường hợp điển hình và nổi bật là Taira và Minamoto, chúng ta có thể thấy võ sĩ có xuất thân càng cao quý càng lâu đời thì mức độ tín nhiệm của họ càng cao, càng được sự ủng hộ của giới võ sĩ. Trường hợp của Yoritomo khi dấy binh chống lại dòng họ Taira cho thấy, dù thế lực của nhà Minamoto không thể hùng mạnh như trước nhưng vẫn có nhiều gia tộc trung thành theo về dưới trướng. Đặc biệt, sau trận chiến Fujikawa, các chư hầu trước đây của Yoshitomo đã nhanh chóng tập hợp về dưới trướng Yoritomo đến hơn 2 vạn người dù Yoritomo không hẳn là võ sĩ xuất chúng như cha của mình. Thậm chí, cũng là con của Yoshitomo, Yoshitsune và Yoshinaka còn lập được nhiều chiến công trong cuộc lật đổ nhà Taira nhưng vẫn thất bại. Một ví dụ khác là trận Ishikawa đụng độ với Oba Kagechika, trước khi giao chiến thực sự, tướng lĩnh hai bên đều có “trận hùng biện” để cho ba quân thấy rõ bên nào có dòng dõi hiển hách hơn, nhiều chiến công hơn. (Xem Phụ lục 2.1). Bởi vì, những gia tộc võ sĩ miền Đông nhận thấy ở Yoritomo tố chất của một nhà lãnh đạo quân sự, một thủ lĩnh quân sự dòng dõi có thể làm nên cơ đồ. Có thể nói, yếu tố dòng dõi là yếu tố tiên quyết để công nhận nhân vật đó là võ sĩ hay không, võ sĩ đó có đáng tin cậy hay không.

Yếu tố sở lãnh

“Hùng biện” của Kagechika nói đến một điểm rất đáng chú ý, đó “ơn chủ” (恩, on - ân huệ). Nói chính xác hơn, đó chính là sự xác nhận, bảo đảm

của Tướng quân hoặc thống lĩnh đối với quyền sở hữu, quản lí và thừa kế sở lãnh đối với võ sĩ cao cấp. Sự chứng nhận đối với sở lãnh vốn có của võ sĩ thì được gọi là đảm bảo sở lãnh bản bộ (本領安堵, honryo ando). Còn nếu được

lập nhiều chiến công hiển hách. Đó có lẽ cũng là một trong những nguyên khiến mối quan hệ giữa hai anh em trở nên xa rời và xấu dần đi. Cuối cùng, Yoshitsune bị Yoritomo hạ lệnh tiêu diệt.

ban thưởng cho một sở lãnh mới thì được gọi là tân ân (新恩, shinon) Võ sĩ là đẳng cấp không sản xuất ra của cải vật chất nên nếu không có sở lãnh thì sẽ không thể tồn tại được. Vì vậy, không có võ sĩ nào là không có đất đai để sở hữu. Như trường hợp của Yoshihide, Yoritomo đã tha tội cho ông ta nhưng không phục hồi sở lãnh thì chẳng thà xử tử còn hơn.

Sơ đồ 2.3: Mối quan hệ tôn chủ bồi thần của đẳng cấp võ sĩ

(Sơ đồ tác giả tổng hợp và tự lập)

Đất đai là tài sản không chỉ nuôi sống bản thân võ sĩ mà còn xác lập vị thế của họ đối với các võ sĩ khác. Đất rộng người đông, sẽ có sự tín nhiệm của các võ sĩ chư hầu trong võ sĩ đoàn của mình. Sở lãnh cũng là nơi mà ngay cả chủ tướng cũng hầu như không với tới, chỉ quản lí về mặt hình thức. Việc Oba Kageshige có thể “che giấu” Yoshihide trong thời gian 10 năm cũng có thể kết luận rằng võ sĩ có quyền lực tối cao trong việc quản lý sở lãnh của mình. Trên cơ sở ổn định được sở lãnh, võ sĩ lại trả ơn chủ bằng cách đem võ sĩ đoàn phục vụ cho chủ. Tổ tiên của Oba Kagechika vốn phục vụ nhà Taira, sau đấy đi theo nhà Minamoto trong 2 chiến dịch Tiền cửu niên và Hậu tam niên. Sau khi, Kiyomori lên nắm chính quyền, Kagechika theo về với nhà Taira. Thiết nghĩ đó cũng chính là vì “ơn chủ” mà thôi. Có thể nói, sở lãnh chính là cầu nối để liên kết mối quan hệ chủ - tớ trong võ sĩ đoàn và đây cũng là mối

Tướng quân

Tôn chủ bồi thần

Ngự gia nhân

Ngự ân Phụng sự

quan hệ hai chiều hết sức mật thiết. Sở lãnh là điều kiện đủ để võ sĩ tồn tại và phát triển.

Yếu tố võ nghệ

Sự lớn mạnh của đẳng cấp võ sĩ cũng chính là sự trưởng thành trong việc tìm kiếm và bảo vệ đất đai. Nếu tầng lớp quý tộc trung ương thâu tóm tài sản, đất đai bằng quyền lực chính trị thì đẳng cấp võ sĩ lại tiến hành bằng bạo lực vũ trang. Như Minamoto Yoshiie được tôn xưng “Thiên hạ đệ nhất võ sĩ” sau chiến dịch Hậu tam niên, lãnh chủ khắp cả nước thi nhau kí thác đất đai. Triều đình sau đó đã phải ban lệnh cấm xuống các địa phương. Nói các khác, võ nghệ là hình thức kiếm sống của võ sĩ khiến nó khác biệt với các tầng lớp khác trong xã hội. Võ sĩ là chiến binh được huấn luyện theo kiểu cha truyền con nối, mang tính gia đình và chuyên nghiệp.

Mặt khác, các võ sĩ tuy có dòng dõi cao quý nhưng họ phải tiến thân lập nghiệp bằng võ nghệ, điều mà nhiều người trong giới quan liêu chưa thể chấp nhận ngay, trong bối cảnh thế kỉ XI. Như trường hợp Yoshiie có tiếng tăm lẫy lừng như trên nhưng khi được Thái thượng hoàng Shirakawa cho gọi vào năm Jotoku thứ 2 (承徳, 1098) thì triều đình xuất hiện lời xì xào. Qua đoạn nhật ký Trung tả (中右記, Chuyuki) của vị đại thần Munetada (宗忠) thời Heian, ta phần nào thấu hiểu cho tình cảnh của đẳng cấp võ sĩ trong giai đoạn cam go này: "Quan thủ trấn vùng Mutsu là Yoshiie và quan thủ trấn vùng Wakasa là Atsukane đã được cho vời thăng điện. Yoshiie là Thiên hạ đệ nhất dũng sĩ. Thế nhưng, về việc cho phép thăng điện lại là việc có vẻ tạo ra tâm lý không được thuyết phục cho lắm trong thế nhân. Những chuyện này không thể là chuyện bỏ ngoài tai" [71; 52].

Với tư cách là một võ sĩ, trước hết anh ta phải có tài nghệ võ thuật, sở trường riêng biệt. Thời kỳ này, kỹ năng cưỡi ngựa bắn cung được coi trọng hơn khả năng dụng đao. Khi kỹ năng đó trở nên xuất chúng cũng là lúc toát lên vẻ đẹp của người võ sĩ. Tài năng và vẻ đẹp võ nghệ của Yoshihide trong buổi Lễ phóng sinh đã khiến mọi người chứng kiến hôm đó, kể cả Yoritomo, cũng phải xúc động, mến mộ mà cởi bỏ hận thù. Tuy không nói rõ, nhưng

chắc hẳn cũng vì mến tài bắn cung mà Kageshige mới dám bất tuân thượng lệnh, lưu lại mạng sống của Yoshihide đến hơn 10 năm, chỉ chờ cơ hội này mà giới thiệu anh ta với chủ tướng (xem Phụ lục 2.2).

Người võ sĩ tồn tại trên chiến trường bằng võ nghệ của mình. Muốn giỏi không có cách nào khác phải chuyên cần luyện tập. Không chỉ luyện tập sử dụng binh khí mà còn phải biết huấn luyện ngựa vì nó là người bạn gắn chặt với sinh mạng người võ sĩ trên chiến trường. Quý tộc cũng có những người đam mê võ nghệ, Thiên hoàng cũng yêu thích cưỡi ngựa nhưng không chuyên cần. Fujiwara Kinmori trong cuộc thi bắn đã chết do ngã ngựa. Nguyên nhân là vì việc chăm sóc ngựa được giao cho người hầu nên không thể làm chủ được. Điều này không thể xảy ra với võ sĩ.

Tư tưởng

Là một đẳng cấp mới xuất hiện trong xã hội, chắc chắn võ sĩ có quan điểm và suy nghĩ riêng khác so với các tầng lớp khác. Người võ sĩ coi trọng chiến trận, danh dự và sự trung thành. Thời kỳ này người ta nhắc nhiều đến cái gọi là “con đường của chiến binh” (兵の道, tsuwamomo no do), hay “danh tiếng của người chiến binh” (兵の名, tsuwamomo no myo). Điều này được ghi chép trong tác phẩm Truyện Shomon (将門記, shomonki) - quyển sách ghi chép lại cuộc đời của Taira Masakado (平将門). Masahira (平将平), em trai của Masakado, đã chất vấn về ý định dấy binh nổi loạn: "Nghiệp của Đế vương không phải do nhân trí mà dã vọng đua tranh được, cũng chẳng phải dùng sức lực để mà tranh đoạt được. Những vị đế vương có thể hưởng đế nghiệp từ xưa tới giờ, đều do ông trời ban cho. Cho nên, huynh hãy nghĩ cho kỹ đi. Xin hãy thận trọng". Masakado trả lời rằng:“Nghiệp cầm cung ra trận đã sớm có ở nước và cả triều Hán; mũi tên bắn tới thì nhất định phải bắn trả lại, đó là cái đạo đã ngấm vào thân ta. Ta muốn nêu cao cái danh của người chiến binh tại miền Đông, dùng cánh tay này để ra trận thu về đất đai. Bây giờ thời thế của kẻ thắng thì làm chủ quân” [56; 12]. Bên cạnh thuật ngữ “con đường của người chiến binh” người ta còn nhắc đến “con đường cung ngựa” (弓馬の

道, Kyuba no do). Nhiều học giả cho rằng đây là tập tính của những thợ săn Nhật Bản cổ đại. Đối với võ sĩ, cưỡi ngựa đi săn là một cách thức để rèn luyện võ nghệ và trận pháp, một yêu cầu bắt buộc đối với các võ tướng như Minamoto hay Hojo.

Điều quan trọng, họ đã xác lập cho mình một ý thức hệ riêng biệt. Nó là triết lí hành động của những người coi sử dụng cung kiếm là gia nghiệp của mình. Những tư tưởng trên rất sơ sài nhưng cũng đủ để tập hợp những người cùng chí hướng liên kết với nhau. Thời kỳ này, thuật ngữ bushido chưa xuất hiện. Họ ứng xử với nhau cũng dựa trên những suy nghĩ như vậy, trải qua nhiều thế hệ, những ứng xử đó được gọi là “quán lệ” (慣例, kanrei) hay “đạo lý” (道理, dori).

Cuộc chiến tranh Gempei (源平合戦, 1180-1185 ) nổ ra giữa hai võ sĩ đoàn mạnh nhất và uy danh nhất lúc bấy giờ là Minamoto và Taira. Đây cũng là sự đụng độ của võ sĩ miền Đông và võ sĩ miền Tây Nhật Bản. Đồng thời, đây cũng là cuộc chiến đấu của võ sĩ thế hệ trẻ hơn là Mianamoto Yoritomo với võ sĩ thế hệ cũ, quan liêu hóa là Taira Kiyomori. Thời gian đầu, phe Minamoto tuy chịu nhiều thất bại, nhưng do được sự ủng hộ ngày càng đông đảo của võ sĩ miền Đông cũng như sự lãnh đạo tài tình đến mức trở thành giai thoại của các võ tướng như Minamoto Yoshinaka và Minamoto Yoshitsune, cuộc chiến đảo chiều và đẩy dòng họ Taira đến con đường diệt vong.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vấn đề thừa kế tài sản trong ngự thành bại thức mục và so sánh với quốc triều hình luật (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)