Việc công nhận chúc thư do đích thân cha mẹ viết tay mà không cần nhờ chính quyền sở tại làm giúp (như công chứng ngày nay), theo Insun Yu, do người biết chữ trong làng không nhiều nên không sợ kẻ khác gian lận lập chúc thư giả mạo [10; 173-174]. Đồng thời, dù quan trưởng viết giúp, hay cha mẹ tự viết thì cũng cần có sự góp mặt của người trưởng họ, nhằm đảm bảo sự công bằng và đúng luật. Sau đó, người trưởng họ sẽ làm giấy để giao phần hương hỏa cho người được nhận.
Trong khi đó, Ngự thành bại thức mục có đề cập đến 3 loại văn khế có giá trị pháp lý để phân định tài sản thừa kế. Đó là Ngự hạ văn (do Tướng quân
156Tác giả lập dựa trên điều 366 và 390, Quốc triều hình luật.
Con trƣởng Các con
Chúc thư tự viết Chúc thư được quan trưởng làng viết thay, chứng kiến
Giấy bàn giao ruộng hƣơng hỏa
(1/20 điền sản)
Cha mẹ
hoặc cơ quan hành chính cấp), Ngự thư (do phu nhân Masako cấp) và Nhượng trạng (do cha mẹ lập). Ngự hạ văn xác nhận quyền sở hữu của một võ sĩ đối với sở lãnh vốn có của anh ta hoặc được ban một sở lãnh khác. Trên văn bản đó, có hoa ấn (chữ ký) của Tướng quân là hiển hách nhất. Còn lại thường là hoa ấn của các võ sĩ có thẩm quyền ký vào. Trên cơ sở công nhận quyền sở hữu của chính quyền, người sở hữu nó mới phát sinh quyền trao thừa kế cho người khác và được thể hiện bằng Nhượng trạng. Nhượng trạng thường nhắc nhở việc phải làm tròn bổn phận của người sở hữu sở lãnh đó và nhận mạnh việc sở hữu suốt đời.
4.2.3. Đối tượng
Bất động sản
Khi xã hội con người nảy sinh quan hệ tư hữu tài sản, thì đi kèm với nó là quan hệ thừa kế tài sản. Trong thời đại văn minh nông nghiệp thì ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, được coi là loại hình tài sản quan trong nhất vì hai lẽ, một là ổn định và khó thay đổi, hai là trên mảnh đất đó có thể sản xuất làm sinh sôi thêm nhiều tài sản hơn nữa. Vì vậy, thừa kế tài ruộng đất là đối tượng chính của hầu hết các bộ luật dân sự.
Ruộng đất
Ruộng đất được coi là đối tượng điều chỉnh quan trọng nên trong Quốc triều hình luật có 32 điều ở chương Điền sản, đến đời vua Nhân tông thì tăng thêm 14 điều nữa, trong đó có 8 điều liên quan đến thừa kế ruộng đất. Bên cạnh, đó, loại hình ruộng đặc biệt đó là ruộng hương hỏa cũng được chú ý và định chế gồm có 13 điều. Tổng cộng có 59 điều liên quan đến ruộng đất và 21 điều đề cập đến thừa kế ruộng đất. Về vấn đề này, Vũ Văn Mẫu cho rằng: "Điều này cũng dễ hiểu vì trong một nền kinh tế trọng nông thì chỉ có điền thổ mới được coi là các yếu tố tư bản chính yếu, các động sản chỉ là những vật ít có giá trị"157.
Trong Quốc triều hình luật, tài sản được đề cập đến đại đa phần là điền sản, tức là ruộng đất và hoa mầu thu hoạch được trên mảnh đất đó. Cụ thể là: ruộng đất công; ruộng đất khai khẩn từ đất hoang; ruộng đất của tư nhân được
chia theo khẩu phần; đầm bãi, ao của tư, của công; đất ở, nhà ở; sản vật trên đất (hoa mầu và súc vật)… Đối với đất công, đầm ao công không được bán mà cho phép lĩnh canh, đánh cá và nộp thuế theo hạn ngạch. Những đối tượng này thuộc sở hữu của nhà nước nhưng chưa được sử dụng vào mục đích chung. Vì vậy, cho phép các quan hàng huyện, hàng xã đấu thầu theo phương thức lĩnh canh hay lĩnh trưng và nộp thuế cho triều đình.
Đất khẩu phần được chia cho dân, nếu người được chia chết hoặc bị tội phải giáng truất thì phải thu lại. Trường hợp dân đinh đã lớn tuổi xin cấp ruộng lại thì quan lại, huyện, xã được phép tự định liệu, nếu ruộng còn thừa thì để vào làm ruộng công. Diện tích ruộng cấp cho dân đinh thì không chuyển nhượng, sở hữu mà vì mục đích của việc cấp ruộng là để tạo điều kiện cho người nông dân cầy cấy, sinh sống và nộp thuế cho nhà nước. Tóm lại, đất đai là đối tượng chủ yếu của các giao kèo, khế ước, văn tự thừa kế.
Trong các điều luật liên quan của Ngự thành bại thức mục thì tài sản thừa kế được ghi là “sở lãnh”. Tài sản hay sở lãnh ở đây là đất đai nói chung, chủ sở hữu (gia đình võ sĩ) có quyền hạn đầy đủ với chúng và được Mạc phủ bảo đảm quyền đó. Chỉ trừ khi võ sĩ phạm sai lầm, không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bị Mạc phủ tịch thu còn lại thì võ sĩ có quyền tuyệt đối trên mảnh đất của mình [7; 45].
Ruộng hương hỏa
Luật hương hỏa là nội dung chiếm vị trí quan trọng trong Quốc triều hình luật. Tổng cộng có 13 điều điều chỉnh đối tượng này. Điều 389 nhắc nhở rằng: "Các quan đại thần cùng các quan viên cho đến thường dân, phàm con cháu, giữ việc phụng sự hương hỏa thì không kể tuổi lớn nhỏ, phẩm trật cao thấp, phải theo lệ thường, ủy cho người con trưởng của vợ cả". Vậy Hương hỏa là gì? Trong Hán Việt từ điển giản yếu158, định nghĩa: "Hương hỏa là (1) Đốt hương thờ Thần Phật hoặc thờ tổ tiên; (2) Phần gia tài dành riêng cho việc cúng tế tổ tiên". Như vậy, về phần lễ, hương hỏa là một hành vi để con cháu tỏ lòng hiếu đễ với tổ tiên, tôn kính Thần Phật; về phần kinh tế, hương
hỏa là một phần tài sản của gia đình mà chủ yếu là ruộng đất để lấy hoa lợi thu hoạch trên mảnh ruộng đất đó dùng vào việc thờ cúng tổ tiên.
Ruộng hương hỏa về nguyên tắc chính sẽ được trao lại cho con trai trưởng của vợ cả. Người con này không được hư hỏng hay bệnh tật dẫn đến không đủ tư cách để giữ việc thờ cúng (Điều 392).
Bên cạnh hình thức ruộng hương hỏa do người trong dòng họ quản lý, những người giàu có đương thời còn đem một phần ruộng đất của mình giao cho chính quyền địa phương quản lý, thu phần hoa lợi trên mảnh đất ấy để cúng tế cho dòng họ mình. Đó là trường hợp được ghi trong bia tại huyện Thư Trì159 vào năm Hồng Đức thứ 2 (1471). Trên bia gộp các loại ruộng chuyên biệt này như ruộng tế thần (神田), ruộng chùa (寺田), ruộng miếu (庙田), ruộng phân canh (分耕田)... thành ruộng tế tự (祭祀田) [33; 137]. Hay như ghi chép trong bia tại Bình Lục, Hà Nam năm Hồng Thuận 5 (1513) về tự điền của Công chúa [33; 181]. Đó là tự điền của những người thuộc hoàng thân quốc thích. Còn có trường hợp tư nhân trong dân gian đem ruộng cúng vào chùa để nhờ nhà chùa dùng hoa lợi ấy mà làm chi phí dầu đèn, hương, hoa cúng giỗ đời đời cho mình. Đó là những ghi chép trong bia tại tỉnh Bắc Ninh năm Hồng Đức thứ 10 (1479) [33; 169-171]. Việc đem ruộng cúng vào chùa như vậy, có lẽ đã trở thành phổ biến, nhằm bày tỏ nguyên vọng thờ cúng tổ tiên và cũng có thể là thỏa mãn tâm lý muốn để lại dấu ấn cho đời sau của những người giàu có.
Trong Ngự thành bại thức mục không có khái niệm hương hỏa tương đương. Nếu hiểu theo nghĩa dùng hoa lợi trên mảnh đất đó để lo thờ cúng cho ông bà tổ tiên, thì sẽ có mảnh đất riêng cho một người con trai thứ xuất gia đảm nhiệm (như trường hợp dòng họ Otomo). Còn nếu hiểu theo nghĩa đất bản bộ thì có phần tài sản khác, là đất truyền lại nhiều đời, đem chia cho con trai trưởng.
Ruộng hương hỏa là tài sản đặc biệt được pháp luật Việt Nam đương thời thừa nhận. Tuy tỷ lệ chỉ chiếm 1/20 so với tài sản chung nhưng nó tạo ra
sự khác biệt về vị thế và đặc quyền của người con trưởng so với em trai và chị em gái của anh ta trong gia đình. Thực tế cho thấy đến ngày nay, con trưởng thường được hưởng ngôi nhà mà cha mẹ mình ở cùng với phần lớn tài sản sau khi cha mẹ hoặc anh ta đã chia cho các thành viên khác một phần tài sản nhỏ. Trong Ngự thành bại thức mục tuy không quy định rõ về việc này nhưng thực tế các gia đình võ sĩ đều có chùa và ruộng riêng để phục vụ hành vi thờ cúng tổ tiên cho dòng họ đó. Điều này đã thành tập quán và phổ biến trong giới võ sĩ trong suốt thời kỳ phong kiến. Sang thời Minh Trị, do xóa bỏ chế độ giai cấp và đặc quyền của võ sĩ nên không còn chùa riêng của dòng họ, còn mộ phần của cha mẹ do phải bỏ tiền ra mua đất nên đây cũng trở thành tài sản được thừa kế và thường chia cho con trai trưởng.
Động sản
Trong Quốc triều hình luật, nô tì cũng được coi là một dạng tài sản. Vì vậy, trong chương Điền sản (cả Điền sản tăng thêm) có đến 5 điều quy định về nô tì, đó là Điều 363, 364, 365, 372 và 386. Phần lớn là các quy định về kiểm soát việc mua bán, quản lý nô tì, chống tình trạng mua bán trái phép hoặc bắt người làm nô tì vô tội vạ. Giải thích tình trạng này, Phan Huy Lê cho rằng nguồn gốc của số nô tì thời Lê sơ phần lớn là tù binh trong các cuộc chiến tranh với Chiêm thành và một số tộc người thiểu số. Những người nô tì này được Nhà nước ban cho các quan lại cao cấp để họ làm công việc phục dịch trong cung, dinh thự nhà quan hoặc trong quân đội là chính. Tuy nhiên, do lợi dụng tình trạng mất nước của người Chiêm Thành (Chămpa) và phân tán của dân tộc thiểu số vùng núi Trường Sơn, một số quan lại, nhà giàu vùng Quảng Nam đã bắt trộm và mua bán họ khá tấp nập. Không chỉ mua bán trong nước mà nô tì còn bị đem bán ra nước ngoài chủ yếu ở vùng biên giới Việt – Hoa [16; 121-126]. Do vậy, pháp luật đã phải ra tay và chế định trong chương Điền sản như đã nói ở trên. Tuy nhiên, đây là loại động sản, không ổn định và có xu hướng thu hẹp dần nên không thấy xuất hiện trong các quy định về thừa kế. Tóm lại, có thể do nô tì do không phải là lực lượng lao động sản xuất chính nên không phải là tài sản chính yếu.
Trong khi đó, dù Ngự thành bại thức mục không đề cập chi tiết đến đối tượng nô tì và tạp nhân nhưng thực tế phản ánh, họ lại là lực lượng sản xuất chính trên mảnh đất do ngưởi võ sĩ làm chủ sở hữu. Vì vậy, khi được công nhận sở hữu sở lãnh nào thì người tạp nhân hay nô tì sống và làm việc trên manh đất đó đương nhiên thuộc quyền sở hữu của anh ta. Thậm chí, đối với võ sĩ mà nói, tạp nhân là nam giới còn là một nhánh lực lượng quân sự (cấp thấp) trong võ sĩ đoàn.
4.2.4. Cách thức phân chia tài sản thừa kế
Chồng - vợ
Trong Quốc triều hình luật, việc phân chia tài sản thừa kế cho các con được quy định rõ ràng, nhưng trong quan hệ chồng - vợ phân định tài sản khi không có con lại khá phức tạp. Phức tạp vì luật pháp dùng nhiều biện pháp khác nhau để giữ chân người góa phụ cùng phần tài sản được chia từ gia sản của người chồng quá cố ở lại nhà chồng. Điều này thể hiện chi tiết trong các điều thuộc phần Điền sản tăng thêm (Điều 374-377). Có nhiều cách giải thích khác nhau (dù rằng đều đúng cả), tác giả nghiêng về cách giải thích của Insun Yu gồm 8 bước [10; 164-165].
Bước 1: Một nửa tài sản của người vợ hay chồng đã mất được chuyển giao cho gia đình của người ấy (gia đình bố mẹ đẻ) để duy trì sự cúng giỗ cho người đó.
Bước 2: Nửa còn lại của tài sản người đã mất được đưa cho vợ hoặc chồng còn sống để sinh sống.
Bước 3: Khi chồng hoặc vợ còn lại này mà mất đi thì nửa tài sản trên, cũng lại chuyển về cho tài sản của gia đình người vừa mất.
Bước 4: Khi tái giá, người vợ còn sống mất quyền hưởng hoa lợi cho nửa tài sản dành cho chị ta vốn của người chồng quá cố, nhưng ở chiều ngược lại, người chồng còn sống mà tái giá thì vẫn được hưởng hoa lợi của nửa tài ản của người vợ mất trước đó dành cho anh ta.
Bước 5: Tần tảo điền sản được chia làm hai phần, một nửa dành cho người vợ hay chồng còn sống để làm tài sản riêng của người đó, còn phần kia thì dành cho người người đã mất.
Bước 6: Trong phần tần tảo điền sản được dành cho người đã mất, một phần ba được dành cho cha mẹ (nếu cha mẹ đã mất thì dành cho những thành viên khác trong gia đình của người đó) để duy trì cúng giỗ cho người ấy.
Bước 7: Hai phần ba còn lại của nửa nói trên được dành cho người vợ hoặc chồng còn sống để hưởng hoa lợi cho đời mình.
Bước 8: Còn quyền sở hữu của hai phần đó sau khi người vợ hoặc chồng chết hay tái giá thì các Bước 3 và 4 trên sẽ được áp dụng [10;164-165].
Như vậy, ở Bước 3, trong trường hợp vợ mất trước, người chồng sau khi sử dụng 1/2 thê điền sản đến hết đời mình (đến khi chết đi) thì phải trả lại cho nhà vợ. Tương tự, ở Bước 8, người chồng sau khi sử dụng 2/6 tần tảo điền sản đến hết đời mình (đến khi chết đi) thì phải trả lại cho nhà vợ. Không tính trường hợp người chồng tái giá, việc trả lại chỗ tài sản đó đã phần nào tôn trọng địa vị và công sức của người vợ đối với cuộc sống tại nhà chồng.
Trong Ngự thành bại thức mục, đối với tài sản của người vợ đã mất, người chồng được quyền quyết định phân chia theo hướng chuyển hết cho con trai cả của người vợ đó, hoặc chỉ là 1/5 hay không gì cả tùy thuộc vào thái độ của người con đó (kể cả sau khi được chia). Còn nếu chồng chết, thì cố gắng thủ tiết thì được hưởng dụng số tài sản của chồng đến khi con trưởng thành, nếu không có con thì liệu cách khác (Điều 24). Hoặc người vợ sau khi li hôn mà lỗi không thuộc về cô ta thì không được đòi lại (Điều 21).
Con đẻ
Như đã trình bày ở trên, Quốc triều hình luật quy định chia tài sản thừa kế cho con trai và con gái là như nhau, sau khi đã trừ đi 1/20 gia sản để làm hương hỏa. Đối với ruộng đất bình thường thì không có sự khác biệt trong tỷ lệ và cách thức phân chia giữa con các con đẻ (của vợ cả). Tuy nhiên, tại Điều 378 có nhắc đến việc cha mẹ còn sống mà con trai hay gái mà bán trộm điền sản thì sẽ bị phạt. Điều này dẫn đến một gợi ý, do không thể đợi đến lúc cha mẹ hấp hối mới mở chúc thư và phân chia tài sản, mà trước đó, khi con cái đến tuổi trưởng thành đã giao một phần tài sản để cho họ quản lý và sinh sống. Có như vậy, con cái mới có "cơ hội" để bán trộm điền sản mà không xin phép
bố mẹ. Chỉ đến khi thực hiên theo chúc thư, lúc đó tài sản mới chính thức thuộc quyền sở hữu.
Trong Ngự thành bại thức mục, không nói có quy định nào cụ thể về phân chia tài sản cho các con, mà thực tế áp dụng theo tập quán của võ sĩ là chia sở lãnh bản bộ và tên dòng họ cho người thừa kế đích tử. Tức là, con trưởng sẽ được hưởng hết cả tất cả những gì quý giá của dòng họ. Còn những người con thứ khác, sau khi nhận được một phần nhỏ tài sản thừa kế thì tách ra thành họ khác.
Con nuôi