CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2. Điều kiện thừa kế
3.2.1. Nhân thân
Trong Điều 22 có nhắc đến việc con trai đến tuổi trưởng thành, cha mẹ xem xét người con này có cư xử tốt hay không để trao tài sản thừa kế. Như vậy, người con trai sau khi làm Lễ thành nhân (成人式, lễ công nhận người trưởng thành), bắt đầu cáng đáng công việc của gia đình và cũng đủ điều kiện để được nhận tài sản thừa kế. Lễ thành nhân là một tập quán có từ lâu đời tại Nhật Bản với độ tuổi được tính là trưởng thành dao động trong khoảng từ 11 đến 17 tuổi. Ngày nay, tục lệ này vẫn còn được duy trì đối với nam nữ thanh niên bước vào tuổi 2080
. Trong truyền thống, lễ trưởng thành này thường được coi trọng với các nam thiếu niên giới quý tộc và võ sĩ, còn được gọi là Nguyên phục (元服, Genpuku). Chàng trai sẽ được làm lễ cắt tóc (nghi lễ đoạn tuyệt với thời thơ ấu) và đội mũ. Sau đó họ sẽ bỏ tên thời thơ ấu (幼名 tức ấu danh; hay 童名, tức đồng danh) và được đặt một tên mới (諱, húy) phù hợp
với dòng họ của mình. Thời Heian, chế độ Nhiếp chính của dòng họ Fujiwara có thể lũng đoạn một thời gian dài là do sắp đặt những vị hoàng tử tuổi còn nhỏ, chưa làm lễ trưởng thành lên ngôi Thiên hoàng. Do Ấu hoàng chưa thể
一 女人養子事
右如法意者、雖不許之、右大將家御時以來至于當世、無其子之女人等讓與所領於養子事、不易之 法不可勝計、加之都鄙之例先蹤惟多、評議之處尤足信用歟
80 Từ năm 2000, chính phủ Nhật Bản quy định Lễ thành nhân sẽ được tổ chức vào ngày thứ hai, tuần thứ 2 của tháng 1 hàng năm.
trực tiếp điều hành chính sự các quan Nhiếp chính với vai trò tư vấn đã lộng hành thao túng quyền lực.
Trong gia đình võ sĩ cũng tương tự như vậy. Minamoto Yoritomo khi còn nhỏ có tên Oni musha (鬼武者), hay Oni Takemaru (鬼武丸). Sau khi làm
lễ thành nhân thì đổi tên thành Minamoto Yoritomo. Một trường hợp nữa là Otomo Yoshinao (về nhân vật này tác giả xin phân tích kỹ hơn ở phần sau), có tên hồi nhỏ là Ipposhi Maru (一法師丸). Năm 1188, Yoshinao bước sang tuổi 17 và làm lễ trưởng thành. Ngay cuối năm đó, Yoshinao đã được Yoritomo cho gọi vào Kamakura và nhận chức Tả cận tướng giám (左近将監). Một năm sau, Yoshinao được tham gia vào trận chiến Oushu (奥州, 1189). Như vậy, việc trải qua lễ thành nhân, không chỉ dừng lại ở ý nghĩa từ biệt tuổi thơ, mà còn gắn liền với trách nhiệm được mang tên dòng họ và đảm đương công việc gia đình.
Quay lại với Điều 22 trong Ngự thành bại thức mục, có thể thấy điều này nhắc nhở người con trai trưởng, dù đã làm lễ trưởng thành, nhưng nếu cư xử tệ với mọi người trong gia đình bao gồm cả mẹ kế (継母, keibo, kế mẫu) và các em khác (庶子, shoshi, người con không được công nhận là chính thống) thì cha mẹ sẽ chỉ cho hưởng 1/5 số tài sản thừa kế mà anh ta đáng được hưởng.
3.2.2. Ngự hạ văn
Thời Kamakura, Ngự hạ văn (御下文, onkudashi bumi, hay còn gọi tắt là kudashi bumi) là văn bản của Mạc phủ ban hành bổ nhiệm chức shugo (守 護, thủ hộ) hoặc jito (地頭, địa đầu) cho võ sĩ địa phương. Như đã giải thích, nếu thủ hộ là chức quan võ đứng đầu các tỉnh, chịu trách nhiệm giữ trật tự và thu tô thuế trong tỉnh, thì địa đầu là chức quản lý một trang viên và thu lương thực, duy trì trật tự, an ninh trong trang viên. Cùng với thời gian, địa đầu
thường tìm cách thâu tóm hết quyền lực trong trang viên. Việc ban thưởng
Ngự hạ văn cho võ sĩ có huân công trên thực tế đã mở ra cánh cửa trang viên cho vị võ sĩ đó. Vì vậy, khi Ngự thành bại thức mục ra đời, Ngự hạ văn không chỉ là công văn bổ nhiệm chức địa đầu nữa mà còn có ý nghĩa như một loại chứng nhận quyền quản lý và sở hữu trang viên.
Ngự hạ văn có thể coi là cách gọi các văn bản ban chức và quyền đã được thể chế hóa từ khi Yoritomo bắt đầu gây dựng và điều hành bộ máy chính quyền quân sự ở Kamakura (1185). Tuy nhiên, tính đến trước thời điểm 1185, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy một số dạng văn bản có ý nghĩa và nội dung tương tự như vậy. Đó là các văn bản liên quan đến việc công nhận quyền cai trị gọi là ando (安堵) của một chư hầu tên là Fujiwara Sukehiro (藤原 助弘) ở làng Nakano quận Takai tỉnh Shinano (信濃国高井郡中野郷)81. Văn bản thứ nhất năm 1170 được cho là của Taira Kiyomori ban hành 82; văn bản thứ hai năm 1180 của (Kiso) Minamoto Yoshinaka (em họ Yoritomo) ban hành ban hành83; văn bản thứ ba năm 1183 và văn bản thứ tư năm 1184 do Đề Hồ Thiền sư (醍醐禅師, Daigo zenshi) Zenjo (全成)84 được Yoritomo ủy quyền ban hành.
Dưới đây là toàn văn Ngự hạ văn năm 1170 (tham khảo Phụ lục 3.1):
Lệnh cho Công văn định sứ sở của làng Nakano Về việc bổ nhiệm chức Hạ ty tại Nishijo
Samurai tên Sukehiro
Người có tên trên phải chấp hành nhiệm vụ tại làng theo nội dung trên, không được làm sai khác.
Ngày 7 tháng 2 năm Khánh Ứng 2 (1170) Kí tên85
Đây là công văn bổ nhiệm Sukehiro giữ chức Hạ ty tại hương Nakano
81Thành phố Nakano tỉnh Nagano ngày nay
82Khi đó đã đảm nhiệm chức Thái chính đại thần (太政大臣) được 3 năm, trở thành võ sĩ Nhật Bản đầu tiên có chức vụ cao như vậy.
83Năm 1180, Yoshinaka hưởng ứng chiếu thảo phạt nhà Taira.
84Là em trai cùng cha khác mẹ với Yoritomo, xếp hàng thứ 7, tức anh ruột của Yoshitsune. Năm 7 tuổi (1159), do bố chết trận trong loạn Heiji, nên ông buộc phải xuất gia ở chùa Daigo. Năm 1180, ông hưởng ứng chiếu thảo phạt nhà Taira và gặp gỡ Yoritomo. Cùng năm, ông kết hôn với em vợ của Yoritomo và đạt được sự tín nhiệm cao của Yoritomo. Trong lịch sử Nhật Bản, ông được biết đến như một võ tăng nổi tiếng. 85 Nguyên văn 下 中野郷公文定使所 定遣西条下司職事 侍 助弘 右以人、可令執行彼郷務 状、所仰如件、敢不可違失 以下、 嘉応二年二月七日 (花押)
vào năm 1170. Nội dung của công văn này đem lại những thông tin khá thú vị. Một là, nơi tiếp nhận công văn này là “Công văn định sứ sở” của làng Nakano (公文定使所, tức cơ quan được biệt phái để quản lý việc văn thư đặt tại làng Nakano). Từ chữ "sứ" có thể phỏng đoán đây là cơ quan của một vị quan do triều đình phái cử. Hai là, nội dung chính của Ngự hạ văn được ghi là "Về chức Hạ ty tại Nishijo” và người được hưởng chức này là samurai tên Sukehiro. Từ những nội dung này, ta biết Sukehiro là một võ sĩ và được bổ nhiệm chức Hạ ty tại một phạm vi nhỏ gọi là Nishijo trong làng Nakano. Ba là, thời điểm ban hành công văn là năm Kao (嘉応, Khánh Ứng) thứ 2 (1170). Căn cứ vào thời điểm này và chữ kí ở cuối công văn có thể đây là Ngự hạ văn
do Taira Kiyomori ban hành với tư cách là đại diện của triều đình. Trên thực tế năm 1167, Taira Kiyomori đạt được vị trí tối cao trong bộ máy quan liêu, tức là chức Thái chính đại thần. Với tư cách này, sau đó, ông ta đã ban nhiều tước vị và bổng lộc cho các võ sĩ chư hầu của mình (như đã phân tích ở Chương 1). Có khả năng Sukehiro chính là một trong các võ sĩ nhận được bổng lộc của Taira trong dịp này.
Tạm gác giả thuyết người ban Ngự hạ văn là Taira Kiyomori sang một bên, qua văn bản trên, chúng ta có thể nhận thấy một số thông tin về Sukehiro là: (1) Sukehiro là một võ sĩ, (2) năm 1170 ông ta được cử làm Hạ ty để quản lý Saijo thuộc làng Nakano. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên để Sukehiro xác lập thế lực của mình tại Saijo làng Nakano.
Ngự hạ văn của Kiso Minamoto Yoshinaka năm 1180 (tham khảo Phụ lục 3.2):
Lệnh cho các vùng do Sukehiro86 cai quản.
Về việc mau chóng cai quản theo như lệnh trước đây. Việc nêu trên cần làm như trước.
Ngày 13 tháng 11 năm Trị Thừa 4 (1180) Minamoto kí tên87
86Tên của Sukehiro được viết là助弘 (Trợ Hoằng), trong văn bản này được viết là資弘 (Tài Hoằng) cũng đọc giống như vậy. Có khả năng người soạn văn bản này viết nhầm.
87
Ngự hạ văn vốn là hình thức công văn đã tồn tại từ trước thời Kamakura, với ý nghĩa là công văn của cấp trên gửi cấp dưới. Tuy nhiên, thông qua các tư liệu trên có thể thấy đến thế kỉ XII, đây là loại văn bản chủ yếu dùng để ban chức tước và đồng thời với nó là quyền lực kinh tế. Quay về trường hợp làng Nakano, văn bản này có ý nghĩa như Ngự hạ văn của Yoshinaka ban cho Sukehiro với tư cách người đứng đầu một tập đoàn võ sĩ ban chức và quyền lợi về đất đai cho một người đã gia nhập võ sĩ đoàn từ những ngày đầu. Về vai trò của Fujiwara Sukehiro đối với làng Nakano, tác giả luận án tiếp tục bổ sung 2 nhận định sau: (3) đến năm 1180, ông ta ủng hộ Yoshinaka để lật đổ dòng họ Taira và (4) ông ta được chủ tướng mới xác nhận quyền cai trị tại làng Nakano. Vậy là, từ năm 1180, làng Nakano trở thành trang viên của Sukehiro và được Yoshinaka bảo hộ cho quyền cai trị đó. Khi ban
Ngự hạ văn, cả Yoshinaka và Yoritomo đều lấy tư cách người đứng đầu (toryo) của một võ sĩ đoàn để đảm bảo tài sản cho một chư hầu của mình.
Ngự hạ văn do Yoritomo ủy quyền năm 1183 (tham khảo Phụ lục 3.3):
Lệnh cho vùng Saijo trong làng Nakano Về việc cử chức Hạ ty
Fujiwara Sukehiro
Người có tên nêu trên giữ chức Hạ ty, có quyền quản lý tô thuế trong làng.
Nội dung trên vốn đã có trong Ngự hạ văn của Đức ông Kamakura (Minamoto Yoritomo), không được vi phạm.Vì thế nay ban lệnh.
Ngày 7 tháng 12 năm Thọ Vĩnh 2 (1183) (Kí tên)88 下 資弘所知等 可早如旧令安堵事 右、件所、如元可致沙汰之状如件、 治承四年十一月十三日 源(花押) 88下 中野郷内西条 定遣下司職事 藤原助弘 右人以、為下司之職、可令執行郷内雑事 之状如件、且有限鎌倉殿之御下文、敢不可違失、故下、 寿永二年十二月七日
Thời điểm văn bản này ra đời đã có sự biến chuyển to lớn trong nội bộ quân Minamoto. Yoshinaka thắng thế trước họ Taira và nhập kinh thành. Ông tỏ ra chuyên quyền và lấn át triều đình. Tháng 10 năm 1183, nhân lúc Yoshinaka rời Kyoto để tham chiến ở tỉnh Harima thì triều đình nhận được thư của Yoritomo bày tỏ sự ủng hộ to lớn và quyết tâm đánh đổ dòng họ Taira. Để tranh thủ sự ủng hộ của Yoritomo (mặt khác cũng là chia rẽ quan hệ anh em nhà Minamoto), ngay trong tháng 10, triều đình ban chỉ (寿永の宠旨, Juei no senji) công nhận quyền cai trị của Yoritomo tại các tỉnh thuộc 2 đạo: Đông Hải đạo (東海道)89
và Đông Sơn đạo (東山道)90
. Trong phạm vi địa vực này, có cả tỉnh Shinano. Đây là một bước tiến thực quyền to lớn dành cho Yoritomo. Trên cơ sở đó, Yoritomo ban hành các văn bản để chứng thực quyền cai trị của mình. Đây cũng là nước đi nhằm xóa sạch bàn cờ thế lực của các phe phái khác ở vùng Đông quốc trong đó có Yoshinaka.
Đứng từ góc độ vị trí tiếp nhận của Fujiwara Sukehiro, có thể đưa ra nhận định rằng, (5) Sukehiro không ủng hộ Yoshinaka mạnh mẽ, mà có thể chỉ nương nhờ theo danh nghĩa, (6) việc xác nhận quyền cai trị bằng ngự hạ văn còn có thể thực hiện bằng cách ủy quyền cho chư hầu thân tín khác.
Ngự hạ văn do Yoritomo ủy quyền năm 1184 (tham khảo Phụ lục 3.4):
Lệnh cho vùng núi Shikumi tỉnh Shinano91 Về việc bổ nhiệm chức địa chủ92.
Fujiwara Sukehiro93
Người nêu trên giữ chức địa chủ, thực hiện nhiệm vụ như văn bản này. Không được vi phạm. Nay ban lệnh.
Ngày 6 tháng 3 năm Thọ Vĩnh 3 (1184)
(花押)
89Nhật Bản thời cổ đại được chia thành 7 đạo. Đông Hải đạo là khu vực ven biển phía đông Thái Bình dương, bao gồm 15 tỉnh, trong đó có cả Tokyo ngày nay.
90Đông Sơn đạo là khu vực rộng lớn gồm 8 tỉnh, chạy từ Kyoto sang phía đông bắc đến hết bán đảo Honshu. Tóm lại, nếu lấy Kyoto làm trung tâm thì gần như toàn bộ phần phía đông quần đảo Honshu, hay còn gọi Đông quốc (東国) thuộc quyền cai trị của Minamoto Yoritomo.
91Shikumi là vùng núi nằm thuộc địa phận thành phố Nakano tỉnh Nagano, giống như Nishijo. 92Jinushi (地主, tức địa chủ)
93Tên của Sukehiro trong văn bản này lại được viết thành 助広 (Trợ Quảng),do cách đọc giống nhau. Có khả năng người soạn văn bản này viết nhầm.
Kí tên94
Văn bản này được ban hành sau khi Yoshinaka đã bị Yoritomo tiêu diệt khoảng hơn 2 tháng (21/1/1184). Người trực tiếp ký và ban hành vẫn là nhà sư Zenjo. Sukehiro đã được bổ nhiệm thêm một chức vụ nữa là Jinushi vùng núi Shikumi. Có thể suy luận rằng, (7) Sukehiro đã có những đóng góp nhất định, gây dựng được lòng tin đối với Zenjo hay Yoritomo hoặc cả hai, nên đã được bổ nhiệm, công nhận quyền cai trị thêm một phần đất đai nữa.
Thông qua các nhận định từ (1) đến (7) của võ sĩ Fujiwara Sukehiro có thể nhận thấy, trong bối cảnh cuối thời kỳ Heian, võ sĩ đã nỗ lực từng bước thâm nhập vào trang viên và tranh đoạt quyền sở hữu với các lực lượng chủ đất khác. Quyền sở hữu đối với trang viên của võ sĩ được đảm bảo bằng các
Ngự hạ văn do chủ tướng của võ sĩ đoàn mà võ sĩ đó tham gia ban hành.
Quay lại với Ngự hạ văn do Yoritomo ban hành, tác giả muốn tiếp tục phân tích kỹ hơn về tiến trình ban hành loại hình văn bản này. Trong tác phẩm
Azuma kagami có đoạn chép về Yoritomo sắp xếp lại bộ máy cái trị của mình, đặc biệt là cơ quan Man dokoro, vào thời điểm năm 1191, trong đó có nhiều điểm phản ánh trong các văn bản sẽ được trình bày tiếp sau.
Ghi chép về sửa đổi lề lối làm việc của Man dokoro năm 1191 [60; 94-95]:
Cho ban Cát thư thủy (吉書始)95. Trước đây, khi Ngự gia nhân được ân thưởng thì kẻ nhận được thư do Ngài (Yoritomo) ký tên96
, kẻ được Ngài ban Phụng thư97
. Tuy nhiên, bây giờ, Ngài đã nhậm chức Cận vệ đại tướng98 nên phải soạn và ban hành các loại văn thư về nội dung họp bàn. Nay, sửa lại và ban hành thống nhất Ngự hạ văn cho các công việc của gia tộc.
94下 信濃国 志久見 山 定補地主職事 藤原助広 右人以、為地主職、可致沙汰之状、所仰如件、敢不可違失、以下、 寿永三年三月六日 (花押)
95 Kichisho hajime (吉書始, tức thư chúc mừng nhân dịp hỷ sự)
96Kaou (花押, hoa ấn, tức chữ ký)
97Hosho (奉書, tức thư ban chức tước)
Man dokoro
Betto: Nguyên Kami tỉnh Inaba, Taira (Ason) Hiromoto(平朝臣廣元)
Rei99: Fujiwara (Ason)Yukimasa(藤原朝臣行政)
Anju100: Fujii Toshinaga(藤井俊長)
Chikeji101: Nakahara Mitsuie(中原光家)102
Sau khi Yoritomo chính thức nhận chức Chinh di đại tướng quân (Tướng quân), ngày 5 tháng 8 năm Kiến Cửu 3 (1192) ông vẫn giữ nguyên Man dokoro cũng như cơ cấu tổ chức của nó giống năm 1191 [60; 156]. Có thể coi, đây là bước cải cách hành chính để Man dokoro thay mặt Cận vệ đại tướng, sau này là Tướng quân ban hành Ngự hạ văn trên cơ sở được sự chấp thuận. Sau đây, luận án xin cung cấp 3 Ngự hạ văn của Yoritomo hoặc đại diện ban hành để làm sáng tỏ sự phát triển quyền lực của Yoritomo trong giai đoạn mới từ 1185 (sau khi đã tiêu diệt dòng họ Taira) đến 1192 (sau khi đã đạt được danh vị Tướng quân chính thức).
Ngự hạ văn của Yoritomo năm 1185 (tham khảo Phụ lục 3.5):
Minamoto Yoritomo ban lệnh. Kí tên
Lệnh gửi Trang quan trang viên Shimazu103.
Công văn bổ nhiệm lãnh gia đại phu tam vị là Tả binh vệ Thiếu úy Koremune Tadahisa104 nhanh chóng giữ chức Hạ ty, quản lý trang
99Rei (令,chức vụ phụ tá cho Betto). 100
Anju (案主, tức chức vụ đảm nhiệm việc biên soạn và bảo quản công văn).
101Chikeji (知家事, chức vụ đảm nhiệm việc gia chính của Tướng quân).
102Azuma kagami, ngày 15 tháng 1 năm Kiến Cửu 2 (1191) Nguyên văn: 被行政所吉書始。前々諸家人浴恩澤之時。或被載御判。或被用奉書。而今令備羽林上將給之間。 有沙汰。召返彼状。可被成改于家御下文之旨被定云々。 政所 別當 前因幡守平朝臣廣元 令 主計允藤原朝臣行政 案主 藤井俊長鎌田新藤次 知家事 中原光家岩手小中太
viên. Do Tadahisa đảm nhiệm chức Hạ ty như đã nêu, nhiệm vụ như lãnh gia, Trang quan phải nghe theo lệnh mà thi hành.
Ngày 17 tháng 8 năm Nguyên Lịch 2 (1185)105
Cuộc chiến Gempei với dòng họ Taira đã đến hồi ngã ngũ vào tháng 4 năm 1185 tại trận Dan no ura (壇ノ浦の戦い)106. Nhật Bản vùng Tây quốc vẫn được coi là cơ sở thế lực của dòng họ Taira nên đây là thời cơ Yoritomo gây dựng những chư hầu ủng hộ mình tại vùng đất này. Yoritomo đã đích thân kí và ban hành Ngự hạ văn để ban thưởng cho các võ sĩ các chức vụ tương xứng với chiến công của họ tại các trang viên, đất đai thu được từ phe thua trận. Trong số các chư hầu được tin tưởng đó, “hạt giống” Koremune Tadahisa đã được “gieo trồng” đúng lúc đúng chỗ như tính toán của Yoritomo. Tadahisa sau khi nhận được bổ nhiệm chức Hạ ty tại trang viên Shimazu đã tiếp tục ra sức phục vụ cho Mạc phủ. Sau này, góp phần mở rộng trang viên Shimazu lên đến hơn 8000 cho (町) trở thành trang viên lớn nhất Nhật Bản. Tadahisa đổi
họ thành Shimazu và trở thành thủy tổ của dòng họ hùng mạnh tại phía nam