Vị trí VQG Đông Ăm Pham – tỉnh Attapeu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại vườn quốc gia đông ăm pham, tỉnh attapeu, CHDCND lào​ (Trang 46)

37

 Phía Bắc giáp với Bảng Sông Sê Kaman nằm trong địa bàn huyện Đặc Chưng, tỉnh Sê Kong.

 Phía Nam giáp với Đường Hồ Chí Minh (Địa bàn huyện Phu Vông tỉnh Attapeu) và Nước Vương quốc Campuchia.

 Phía Đông giáp với Biên giới Lào (tỉnh Attapeu và Sê Kong) - Việt Nam (huyện Đăk Glei và huyện Ngọc Hồi tỉnh KonTum, Việt Nam).

 Phía Tây giáp với huyện Xanxay và huyện Xaysettha tỉnh Attapeu theo dòng sông Sêkaman (SởNông Lâm nghiệp tỉnh Attapeu, 2016).

3.1.2. Phm vi ranh gii

 Phía Bắc: Ranh giới VQG Đông Ăm Pham bắt đầu từ bảng Sông Sê Ka man đi theo ranh giới của hai tỉnh Attapeu và tỉnh Sê Kong nằm phía Nam của huyện Đặc Chưng, tỉnh Sê Kong đi tới biên giới Lào – Việt Nam.

 Phía Nam: Tính từ cột mốc biên giới 3 nước Đông Dương Lào – Việt Nam - Campuchia (13041’09,80”;107033’22,79”) đi theo đường Biên giới Lào – Campuchia về hướng Nam tới Làng Phu Nhang, đi đến Làng Nặm Suôn và Sổm Boun huyện Phu Vông đến Làng Phausamphan huyện Xaysettha.

 Phía Đông: Tính từ cột mốc biên giới 3 nước Đông Dương Lào – Việt Nam - Campuchia về hướng Bắc theo Biên giới Lào - Việt Nam (huyện Huyện Đăk Glei và huyện Ngọc Hồi tỉnh KonTum, Việt Nam) tới Làng Brong Nọi và làng Đạc Gi huyện Đặc Chưng tỉnh Sê Kong.

 Phía Tây: Từ Làng Phausamphan huyện Samakkhixay tới Làng Đon Khen, Làng Hỉn Đăm huyện Xanxay rồi đi theo dòng sông Sê Kaman tới Làng Đặc Bu, làng SoukSavang huyện Dặc Chưng – tỉnh Sê Kong (Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Attapeu, 2016).

3.1.3. Địa hình

VQG Đông Ăm Pham nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Attapeu có tổng diện tích là 200.00ha, thuộc địa ban quản lý của tỉnh Attapeu là 175.936 ha

38

tương đương 87,97% của tổng diện tích VQG và phía Đông Nam của tỉnh Sê Kong có diện tích quản lý 24.064 ha tương đương 12,03% . Khu ranh giới chủ yếu là dãy núi chính phân cách ranh giới của 2 tỉnh theo dòng Sông Sê Kong (Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Attapeu, 2016).

Hệ thống núi của VQG nằm theo đường biên giới Lào – Việt Nam là chính, núi cao nhất nằm trong VQG là núi Ngọc Pàn cao 2.251m (Laos Pictures, 2013). Độ cao trong khu vực tuyệt đối không quá cao nhưng độ chệch lệnh cao trong vùng khá lớn lên tới hàng trăm mét. Địa hình trong khu vực VQG Đông Ăm Pham bị chia cắt mạnh bởi nhiều dông núi nhỏ và khe suối, độ dốc trung bình 15 – 25 độ, nhiều nơi có độ dốc tới 25 – 30 độ.

Trong VQG có 3 Sông lớn chảy qua như: Sông Sê Su, Sông Sê Kaman và Sông Sê Kong và rất nhiều khe suối nhỏ sâu, dốc bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn Biên giới Lào – Việt Nam (Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Attapeu, 2016). Ngoài ra, còn có nhiều hồ chứa tự nhiên như: Hồ Nong Phạ; rộng khoảng 1 km2 nằm trên đồi núi cao 1.200 – 1.500m từ mặt nước biển (Người quan sát thấy Hồ đầu tiên là Commice. Mr. CAME & Mr. DAP LAY, 1930), Hồ Kai Ôc, ...

3.1.4. Địa chất đất đai

Ở VQG Đông Ăm Pham các loại đá thuộc nhóm đá trầm tích chính: Phấn sa, Sa thạch, Sỏi sạn kết, Phù sa cổ, đôi chỗ có đá Phiến thạch sét sen kẽ. Trên đỉnh núi, đá mẹ có nguồn gốc macma phun trào...

Theo báo cáo của Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Attapeu (2014) đã phát hiện VQG Đông Ăm Pham có 4 nhóm đất như: Đất Feralit có mùn trên núi (độ cao trên 700m), đất Feralit màu vàng nâu và vàng nhạt, đất Feralit màu vàng đỏ và nhóm đất thũng lũng.

Nhìn chung, đất đai trong VQG là đất Ferarit màu đỏ vàng, vàng đỏ đến vàng nhạt có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình khả năng kết dính kém,

39

đất dễ bị rửa trôi xói mòn nếu mất rừng. Đất đai thuật lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp (Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Attapeu, 2016).

3.1.5. Khí hậu, thủy văn

VQG Đông Ăm Pham nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có đặc trưng sau:

Mùa trong năm: Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Tháng 11 đến tháng 2 thời tiết tương đối lạnh và nóng nhất vào thời điểm tháng 3 đến tháng 5.

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 250c, nhiệt độ trung bình mùa nóng là 270c và nhiệt độ trung bình mùa mưa là 220c, biên độ ngày và đêm 5-80

c.

Chế độ mưa: lượng mưa bình quân năm là 1.400 – 2.900mm, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8 chiếm khoảng 80% lương mưa trong năm. Trong mùa khô lương mưa chỉ chiếm 15 – 20% lương mưa trong năm nên mùa khô thường xảy ra hiện tượng khô hạn kéo dài từ 4-5 tháng.

Chế độ ẩm: có sự thay đổi từ 70 – 75%, tháng có độ ấm thấp nhất là tháng 2 từ 60 – 65%; vùng núi cao có nhiều cây rừng tính trung bình độ ẩm khoảng 79 – 84%. Độ ẩm trong mùa hè 18-20 gram/m3

.

Chế độ gió: khu vực VQG Đông Ăm Pham có 2 loại gió thịnh hành là gió Đông Bắc vào mùa khô hanh và gió Đông Nam vào mùa mưa.

Sương muối: Sương muối thường xảy ra vào các tháng 11, tháng 12 và tháng 1 trong 3 tháng này thời tiết hơi lạnh.

Các nhân tố cực đoạn: Mùa mưa hay có mưa lớn vào tháng 7 và tháng 8 hay kéo dài gây lũ lụt. Mùa khô lại khô hạn kéo dài đây là yếu tố gây trở ngại không nhỏ đến đời sống, giao thông và sản xuất nông lâm nghiệp.

Nhìn chung khí hậu tại VQG Đông Ăm Pham thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, chế độ nhiệt, mưa, ẩm, gió, bốc hơi, phân mùa của khu vực là thuận

40

lợi cho cây rừng sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, yếu tố khí hậu cực đoạn cũng gây không ít khó khăn đến việc tổ chức sản xuất, đi lại và sinh hoạt (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Attapeu, 2015).

Khu vực VQG Đông Ăm Pham có nhiều hệ thống hồ nước tự nhiên và sông suối như: Sê Kaman, Sê Kong, Sê Su và các suối nhỏ chảy qua VQG bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn biên giới Lào – Việt Nam, Hồ Nong Phạ, Nong Kai Ôc...

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động

3.2.1.1. Dân tộc tại 4 làng nghiên cứu

Theo kết quả điều tra dân số của phòng Phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo huyện Phu Vông (2015) cho biết dân số tại 04 làng Cụm bản Sôm Boun gồm 4 dân tộc: Lào Lùm, Brâu, Kayong và dân tộc Sa đang. Trong đó người dân tộc Brâu chiếm 80%, Sa đang 10%, Kayong 5%, Lào Lùm 3% và dân tộc khác 2%. Người dân tộc Brâu chiếm số lượng nhiều nhất, con người Lào Lùm (tương đương như người dân tộc Kinh của Việt Nam) đa số là giáo viên, lực lượng bộ đội Biên phòng, y tế các vùng lận cận đến công tác tại địa phương. Ngoài ra, còn ở làng bản khác nằm trong khu vực VQG Đông Ăm Pham với nhiều dân tộc khác nhau như: Dân tộc A Lắc, Sa Lắc, Yae, Ta Liếng, Ta Ổi...

3.2.1.2.Dân số

Kết quả điều tra năm 2015 từ nguồn số liệu thống kê về kinh tế - xã hội của huyện Phu Vông cho thấy tổng số người dân sống trên địa bàn Cụm làng Sôm Boun là 405 hộ, 2.099 người dân sinh sống trong 4 làng (số liệu được trình bày ở Bảng 3.1 và thể hiện qua Hình 3.2).

41

Bảng 3.1. Tình hình dân sốvà dân tộc tại 4 làng của Cụm làng Sôm Boun.

Đơn vịtính: Người

Tên Làng Số hộ

Dân số (ngƣời)

Theo giới tính Theo thành phần dân tộc Tổng Nam Nữ Lào

Lùm

Sa

Đang

Ka

Yong Brâu Dân tộc khác Phu Cưa 62 277 167 110 42 220 5 10 0 Phu Nhang 33 146 81 65 5 0 100 25 16 Nặm Xuôn 61 332 168 164 4 0 0 320 8 Sổm Boun 249 1.344 691 653 12 0 0 1.318 14 Tổng 405 2.099 1.107 992 63 220 105 1.673 38

(Ngun: Ủy ban Chính quyền huyện Phu Vông, 2015).

Hình 3.2. Cơ cấu thành phần dân tộc tại Cụm làng Sôm Boun –huyện Phu Vông, tỉnh Attapeu.

Từ số liệu trên cho thấy dân tộc sinh sống trên địa bàn 4 làng được chọn làm địa điểm nghiên cứu là có 4 dân tộc: Lào Lùm, Brâu, Kayong và dân tộc Sa đang trong đó dân tộc Brâu chiếm đại đa số.

Mật độ dân số bình quân 3 người/km2, cao nhất là làng Sổm Boun 4 người/km2, thấp nhất là làng Phu Nhang 2 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 8% (Báo cáo Đại hội Đảng ủy huyện Phu Vông, 2015).

Phân bố dân cư trong khu vực không đều, hầu hết các làng bản đều tập trung ven đường, nơi tương đối bằng phẳng...

0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0

Lào Lùm Sa Đang Ka Yong Brâu Dân tộc khác Làng Phu Cưa Làng Phu Nhang Làng Nặm Suôn Làng Sôm Boun Tỷ lệ (%) Dân tộc

42

3.2.1.3. Lao động và phân bố lao động

Cơ hội về việc làm của người dân rất ít, kế sinh nhai truyền thống từ lịch sử lâu đời của người dân địa phương chủ yếu là làm nương rẫy, làm vườn, chăn nuôi và thu hái đặc sản rừng để mang bán kiếm ăn từng ngày từng tháng.

Tổng nguồn lao động 4 làng nghiên cứu là 1.861 người, chiếm 88,66 % của tổng dân số, tổng dân số bình quân mỗi hộ có 3 - 4 lao động. Trong đó, lao động làm việc theo ngành kinh tế có 42 người, lao động sản xuất nông nghiệp có1.720 người, Lao động phi nông nghiệp (làm thuê) có 15 người và lao động ngành nghề khác là 86 người (Phòng Kế hoạch và Tổng hợp huyện Phu Vông, 2016).

3.2.2. Hin trạng đói nghèo và tình hình định canh định cư

Căn cứ vào kết quả điều tra hộ gia đình năm 2015 của huyện Phu Vông, tình hình đói nghèo trong các Làng của Cụm làng Sôm Boun được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tình hình đói nghèo của 4 Làng nghiên cứu.

TT Tên Làng Số hộ Dân số SốHGĐ cận nghèo Hộ GĐ nghèo Hộ GĐ khá Tổng Nữ Tổng % Tổng % Tổng % 1 Phu Cưa 62 277 110 1 1,61 7 11,29 54 87,10 2 Phu Nhang 33 146 65 14 42,42 17 51,51 2 6 3 NặmXuôn 61 332 164 3 4,91 10 16,39 48 78,69 4 Sổm Boun 249 1.344 653 82 32.93 44 17,67 123 49,40 Tổng 405 2.099 992 100 24,69 78 19,27 227 56,04

(Phòng PTNT và Xóa đói giảm nghèo huyện Phu Vông, 2015)

Qua bảng 3.2 cho thấy bức tranh về đời sống của nhân dân 4 làng còn rất nhiều khó khăn. Số hộ đói nghèo còn chiếm tỷ lệ khá cao, bình quân trên 4 làng là 19,27%; tỷ lệ hộ đói nghèo cao tập trung ở làng Phu Nhang. Dân cư chủ yếu là cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống (dân tộc Ka Yong), do tập

43

quán canh tác và điều kiện phát triển kinh tế không thuận lợi, thu thập còn thấp,...

Tỷ lệ đói nghèo còn cao đã gây không ít áp lực đến nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.

Nhìn chung người dân sống ở trong vùng đã định canh đinh cư ổn định. Tuy nhiên với đặc điểm chia cắt phức tạp và mật độ phân bố không đồng đều, dẫn đến việc quy hoạch di dời dân cư ra ngoài để định cư gặp nhiều khó khăn. Hiện nay việc du canh du cư của các làng bản không còn, nhưng vẫn còn hiện tượng một số hộ đói nghèo, sống chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng với săn bắt thú rừng và khai thác lâm sản trái phép là nguồn thu chủ yếu.

Hình 3.3. Toàn cảnh nhà ngƣời dân Làng Phu Nhang năm 2017.

3.2.3. Thc trạng cơ sở h tng

3.2.3.1.Giao thông

Hiện nay tất cả các làng đã có đường ô tô đi đến được( xây bằng đất đỏ), đường trong làng bản được mở rộng phục vụ cho việc đi lại của người dân. Tuy nhiên chất lượng đường còn chưa được tốt chỉ có làng Phu Cưa đã có đường nhựa vì nằm ngay tại đường Quốc lộ 18B (Cửa khẩu Quốc tế Phu Cưa - Lào và Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y - Việt Nam) còn các làng bản khác chỉ có đường đất.

44

Hình 3.4.Hệ thống đƣờng bộLàng Phu Cƣa (1) và Làng Phu Nhang (2).

3.2.3.2. Điện

Tại 4 làng nghiên cứu trước năm 2011 chỉ có mỗi làng Phu Cưa được sử dụng điện. Do sự quan tâm của cấp trên và ngành điện lực cho đến đầu năm 2012 tất cả 4 làng của Cụm làng Sôm Boun hệ thống điện được kéo đến và tỷ lệ số hộ dùng điện tương đối đồng đều (hơn 85%). Đến năm 2014 tỷ lệ số hộ dùng điện cả 4 làng đặt được 100% (Phòng Điện lực huyện Phu Vông, 2015).

3.2.3.3.Y tế và giáo dục

+ Y tế: Do các làng xa trung tâm Bệnh viện tỉnh, huyện và 4 làng nằm xa cách nhau hơn 10 Km nên mỗi làng đều có trạm y tế ở trung tâm làng và có 8 cán bộ y tế làm việc tại các trạm (Cứ 2 cán bộ/trạm). Tuy nhiên trang thiết bị cơ sở y tế còn thiếu và nghèo nàn, trình độ cán bộ còn thấp nên không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của bà con nhân dân. Các bệnh sốt rét, suy dinh dưỡng vẫn chiếm tỷ lệ cao ở các làng bản này ( Bệnh viện Đa khoa huyện Phu Vông, 2016).

+ Giáo dục: Do điều kiện làng bản ở vùng sâu vùng xa và số lượng học sinh còn ít nên 4 làng chưa có trường học đầy đủ; Làng Phu Cưa, Phu Nhang, Nặm Suôn mỗi làng chỉ có một trường học phổ thông cấp 1 và chỉ có làng

45

Sôm Boun có 1 trường tiểu học, 2 trường cấp 1&2 (đến lớp 9), cả 4 làng đều chưa có trường cấp 3. Trang thiết bị và đồ dùng học tập còn thiếu thốn, khi học sinh học xong lớp 9 phải chuyển vào học trong thị trấn huyện hoặc các trường ở gần. Tỷ lệ học sinh đến trường đặt từ 95 – 98% và vẫn có tình trạng học sinh bỏ học giữa kỳ, lý do chủ yếu là khi đến mùa vụ làm canh tác nương rẫy học sinh bỏ học để đi theo bố mẹ. Chất lượng việc dạy và học chưa cao, trình độ học sinh còn thấp so với mức trung bình của huyện (Báo cáo tổng kết năm Phòng Giáo dục và Thể thao huyện Phu Vông, 2016).

3.2.3.4.Thông tin văn hóa

Hệ thống thông tin liên lạc hiện nay được cải thiện rất nhiều so với vài năm về trước, vô truyền hình, đài phát thanh được phủ sóng trên tất cả các làng bản người dân nắm bắt được thông tin đại chúng, nhưng cả 4 làng bản này chưa có bưu điện nên việc phát hành thư từ, báo chí chưa được phổ biến.

Do cả 4 làng chủ yếu là dân tộc thiểu số nên họ có nét văn hóa riêng biệt của họ, hàng năm họ sẽ tổ chức lễ Bra Mọc (lễ ăn mừng lúa mới theo phong tục tập quán của dân tộc và sẽ được tổ chức sau mùa vụ thu hái lúa nương rẫy khoảng tháng 12 hàng năm) mỗi làng có nhà văn hóa dân tộc hoặc gọi là Nhà truyền thống dân tộc để phục vụ sinh hoạt, hội hè, đây là một nét đẹp bản sắc của nền văn hóa dân tộc.

46

3.2.4. Tình hình phát triển kinh tế

Hiện nay cuộc sống của người dân tại 4 làng chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp làm canh tác nương rẫy là chính và chăn nuôi phụ, đời sống của người vẫn còn nhiều khó khăn, đất canh tác chỉ làm được nương rẫy, trồng cây ăn quả không thể làm ruộng nước được như các làng bản khác và chỉ có Làng Sổm Boun có thể làm ruộng nước được nhưng diện tích không nhiều nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân(UBCQ huyện Phu Vông, 2016). Ngoài ra, do tập quán sản xuất chủ yếu là làm nương rẫy và khai thác lâm sản, do nhu cầu của đời sống mưu sinh, người dân vẫn lén lút vào rừng khai thác lâm sản như: gỗ gia dụng, củi đốt, cây thuốc, săn bắt động vật, thu hái quả ươi, khai thác Trai cục, cây đót... Những hoạt động phát triển kinh tế trên đã gây khó khăn và cản trở quá trình phục hồi hệ sinh thái rừng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên thực vật VQG (Báo cáo tổng kết năm Phòng Nông Lâm nghiệp huyện Phu Vông, 2016).

3.2.4.1.Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại vườn quốc gia đông ăm pham, tỉnh attapeu, CHDCND lào​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)