Đặc điểm tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại vườn quốc gia đông ăm pham, tỉnh attapeu, CHDCND lào​ (Trang 62 - 65)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm tài nguyên rừng và hoạt động quản lý tài nguyên rừng VQG

4.1.1. Đặc điểm tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham

4.1.1.1. Đặc điểm về diện tích

Trước năm 1985 VQG Đông Ăm Pham là rừng đặc dụng tỉnh, có diện tích ban đầu là 195.346 ha và đến năm 1993 được thành lập thành VQG theo nghị định số 164/TTg, ngày 29/10/1993 với tổng diện tích 200.000ha, tăng lên 4.654 ha so với diện tích ban đầu (Sở TN & MT tỉnh Attapeu, 2015). 4.1.1.2. Đặc điểm loại hình sử dụng đất đai tại VQG Đông Ăm Pham

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Attapeu (2015) cho biết: Đất đai khu vực VQG Đông Ăm Pham khoảng 170.000 ha là rừng tự nhiên tương đương 85% của tổng diện tích đất VQG; 12.000 ha (6%) là đất nông nghiệp và đất làm nương rẫy của người dân; khoảng 18.000 ha (9%) là đất ngập nước do dự án thủy điện Sê Ka Man 1 và Thủy điện Sê Su được thể hiện qua (Hình 4.1).

Bảng 4.1. Loại hình đất đai của VQG Đông Ăm Pham.

STT Loại hình đất đai

Diện tích phân theo loại hình đất đai

Diện tích (ha) %

1 Đất rừng tựnhiên 170.000 85

2 Đất Nông nghiệp, NR 12.000 6

3 Đất ngập nước, TĐ 18.000 9

53

Hiện trạng tài nguyên VQG Đông Ăm Pham được thể hiện qua Hình 4.1

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Attapeu, 2015).

Hình 4.1. Bản đồVQG Đông Ăm Pham.

4.1.1.3. Đặc điểm về tài nguyên thực vật, động vật

Tài nguyên thực vật rừng

Trên cơ sở phân loại thực vật rừng tại Lào của JULES VIDAL (1959) người Pháp đầu tiên đã xây dựng hệ thống phân loại thảm thực vật trên quan điểm sinh thái phát sinh, tác giả phân chia rừng Lào thành 12 loài thảm thực vật rừng trong đó 7 loại ở vùng thấp và 5 loài ở vùng cao. Thông qua cuộc điều tra thống kê toàn quốc Lào của JULES VIDAL (1959) Lào có thảm thực vật nhiều hơn 1.187 loài.

54

Còn hệ thực vật rừng tại VQG Đông Ăm Pham rất phong phú có thể xếp vào 2 kiểu rừng như sau: Rừng thường xanh và Rừng ở địa hình thấp. Căn cứ vào kiểu rừng trên hiện nay lại chưa có đơn vị nào nghiên cứu phân loại về Thảm thực vật rừng; thực vật thân gỗ; thực vật thân thảo và thực vật có giá trị trong dược liệu tại VQG này. Thực hiện chủ trương đóng cửa khai thác rừng tự nhiên trên toàn quốc bắt đầu năm (2015) Ban Quản lý VQG Đông Ăm Pham đã làm nhiệm vụ bảo vệ nghiêm ngặt rừng hiện có. Rừng có trữ lượng tương đối cao, tổ thành loài cây phức tạp chủ yếu là cây có phẩm chất tốt và trung bình. Vì vậy, ngoài việc bảo vệ tốt cần có các biện pháp tích cực về mặt lâm học để điều chỉnh tổ thành phát triển sinh khối, khối phục lại vốn rừng, nâng cao chất lượng rừng phục hồi sau nương rẫy và rừng nghèo.

Theo kết quả điều tra thực địa cho thấy rằng VQG Đông Ăm Pham có thảm rừng nguyên sinh với những cảnh quan địa lý rất độc đáo và đa dạng, thành phần loài động, thực vật rất phong phú, khoảng 85% diện tích rừng nhiệt đới ẩm đang còn trong tình trạng rừng nguyên sinh hay gần như nguyên sinh. Những rừng cây thường xanh có dọc suốt khu vực trung tâm của Vườn quốc gia, ở vùng lòng chảo của Nặm Sê Ka Man, Sê Su và các sông suối khác.có thể cho rằng loại rừng này thuộc nhiều họ loại cây khác nhau...

55

Tài nguyên động vật rừng

Hiện nay, khu hệ động vật của CHDCND Lào phần lớn nằm trong 24 khu rừng đặc dụng quốc gia (National Biodiversity Conservation Area) nằm rải rác trong cả nước với tổng diện tích là 37,680.80 km2 và chiếm khoảng 15.91% tổng điện tích cả nước(MoNRE and IUCN, 2016; Phimminith, 2013). Thông tin mới nhất về sự đa dạng loài động vật hoang dã là bao gồm hơn 200 loài thú, khoảng 750 loài chim, 166 loài bò sát và lưỡng cư (Ministry of Agriculture and Forestry, 2010).

Theo thống kê của Sở Nông Lâm nghiệp (2016) cho biết tại VQG này có hơn 84 loài thú (có 15 loài quý hiếm nằm trong Sách đỏ nhóm I của Lào), 6 loài bò sát và có hơn 280 loài chim (trong đó có 19 loài quý hiếm) trình bày qua (Phụ lục 03) (Sở Nông Lâm nghiệp, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại vườn quốc gia đông ăm pham, tỉnh attapeu, CHDCND lào​ (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)