Dân tộc, dân số và lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại vườn quốc gia đông ăm pham, tỉnh attapeu, CHDCND lào​ (Trang 50 - 52)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động

3.2.1.1. Dân tộc tại 4 làng nghiên cứu

Theo kết quả điều tra dân số của phòng Phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo huyện Phu Vông (2015) cho biết dân số tại 04 làng Cụm bản Sôm Boun gồm 4 dân tộc: Lào Lùm, Brâu, Kayong và dân tộc Sa đang. Trong đó người dân tộc Brâu chiếm 80%, Sa đang 10%, Kayong 5%, Lào Lùm 3% và dân tộc khác 2%. Người dân tộc Brâu chiếm số lượng nhiều nhất, con người Lào Lùm (tương đương như người dân tộc Kinh của Việt Nam) đa số là giáo viên, lực lượng bộ đội Biên phòng, y tế các vùng lận cận đến công tác tại địa phương. Ngoài ra, còn ở làng bản khác nằm trong khu vực VQG Đông Ăm Pham với nhiều dân tộc khác nhau như: Dân tộc A Lắc, Sa Lắc, Yae, Ta Liếng, Ta Ổi...

3.2.1.2.Dân số

Kết quả điều tra năm 2015 từ nguồn số liệu thống kê về kinh tế - xã hội của huyện Phu Vông cho thấy tổng số người dân sống trên địa bàn Cụm làng Sôm Boun là 405 hộ, 2.099 người dân sinh sống trong 4 làng (số liệu được trình bày ở Bảng 3.1 và thể hiện qua Hình 3.2).

41

Bảng 3.1. Tình hình dân sốvà dân tộc tại 4 làng của Cụm làng Sôm Boun.

Đơn vịtính: Người

Tên Làng Số hộ

Dân số (ngƣời)

Theo giới tính Theo thành phần dân tộc Tổng Nam Nữ Lào

Lùm

Sa

Đang

Ka

Yong Brâu Dân tộc khác Phu Cưa 62 277 167 110 42 220 5 10 0 Phu Nhang 33 146 81 65 5 0 100 25 16 Nặm Xuôn 61 332 168 164 4 0 0 320 8 Sổm Boun 249 1.344 691 653 12 0 0 1.318 14 Tổng 405 2.099 1.107 992 63 220 105 1.673 38

(Ngun: Ủy ban Chính quyền huyện Phu Vông, 2015).

Hình 3.2. Cơ cấu thành phần dân tộc tại Cụm làng Sôm Boun –huyện Phu Vông, tỉnh Attapeu.

Từ số liệu trên cho thấy dân tộc sinh sống trên địa bàn 4 làng được chọn làm địa điểm nghiên cứu là có 4 dân tộc: Lào Lùm, Brâu, Kayong và dân tộc Sa đang trong đó dân tộc Brâu chiếm đại đa số.

Mật độ dân số bình quân 3 người/km2, cao nhất là làng Sổm Boun 4 người/km2, thấp nhất là làng Phu Nhang 2 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 8% (Báo cáo Đại hội Đảng ủy huyện Phu Vông, 2015).

Phân bố dân cư trong khu vực không đều, hầu hết các làng bản đều tập trung ven đường, nơi tương đối bằng phẳng...

0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0

Lào Lùm Sa Đang Ka Yong Brâu Dân tộc khác Làng Phu Cưa Làng Phu Nhang Làng Nặm Suôn Làng Sôm Boun Tỷ lệ (%) Dân tộc

42

3.2.1.3. Lao động và phân bố lao động

Cơ hội về việc làm của người dân rất ít, kế sinh nhai truyền thống từ lịch sử lâu đời của người dân địa phương chủ yếu là làm nương rẫy, làm vườn, chăn nuôi và thu hái đặc sản rừng để mang bán kiếm ăn từng ngày từng tháng.

Tổng nguồn lao động 4 làng nghiên cứu là 1.861 người, chiếm 88,66 % của tổng dân số, tổng dân số bình quân mỗi hộ có 3 - 4 lao động. Trong đó, lao động làm việc theo ngành kinh tế có 42 người, lao động sản xuất nông nghiệp có1.720 người, Lao động phi nông nghiệp (làm thuê) có 15 người và lao động ngành nghề khác là 86 người (Phòng Kế hoạch và Tổng hợp huyện Phu Vông, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại vườn quốc gia đông ăm pham, tỉnh attapeu, CHDCND lào​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)