Bảng thống kê số mẫu phỏng vấn các ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại vườn quốc gia đông ăm pham, tỉnh attapeu, CHDCND lào​ (Trang 38)

Đơn vị tính (người)

STT Đơn vị Phỏng vấn Chức vụ Sốlƣợng (Ngƣời)

1 Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Attapeu Lãnh đạo 2 Kiểm lâm viên 3

2 Sở TN&MT tỉnh Attapeu Lãnh đạo 1

Cán bộ viên 2

3 Chi cục QLTNR tỉnh Attapeu Lãnh đạo 2 Kiểm lâm viên 4 4 Ban Quản lý VQG Đông Ăm Pham Lãnh đạo 2 Kiểm lâm viên 5

5 UBCQ huyện Phu Vông Lãnh đạo 1

6 Phòng Nông Lâm nghiệp huyện Phu Vông

Lãnh đạo 1

Kiểm lâm viên 2 7 Phòng Tài nguyên và Môi trường

huyện Phu Vông

Lãnh đạo 1

Cán bộ viên 2

Tổng 28

Tổng số mẫu phỏng vấn các ban ngành liên quan là 28 mẫu. Cách phỏng vấn được lựa chọn mang tính chất đại diện (Phụ lục 01).

Đối tượng th hai: Phỏng vấn Trưởng Làng và Phó Trưởng làng của 4 làng (Làng Phu Cưa, Phu Nhang, Nặm Suôn và Sôm Boun); Các tổ chức cộng đồng tại khu vực nghiên cứu. Công cụ này được thực hiện đầu tiên trước khi

29

xuống làm việc với người dân địa phương để nhằm tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của làng bản như: Dân số, mức sống, dân trí, hiện trạng sử dụng đất đai, các hỗ trợ tham gia quản lý VQG, các hình thức sử dụng tài nguyên rừng, vai trò, hoạt động và mức độ hoạt động tham gia quản lý tài nguyên rừng VQG Đông Ăm Pham của người dân địa phương.

Bảng 2.2. Bảng thống kê sốlƣợng phỏng vấn Chính quyền địa phƣơng.

Đơn vị tính (người)

STT Tên Làng bản Chức vụ Sốlƣợng (ngƣời)

1 Làng Phu Cưa Trưởng Làng & Phó Làng 2 Các tổ chức cộng đồng 5

2 Làng Phu Nhang Trưởng Làng & Phó Làng 2 Các tổ chức cộng đồng 5

3 Làng Nặm Suôn Trưởng Làng & Phó Làng 2 Các tổ chức cộng đồng 5

4 Làng Sôm Boun Trưởng Làng & Phó Làng 2 Các tổ chức cộng đồng 5

Tổng 28

Tổng số mẫu phỏng vấn chính quyền làng và các tổ chức cộng đồng địa phương là 28 mẫu. Cách phỏng vấn được lựa chọn mang tính chất đại diện cho chính quyền làng bản (Phụ lục 01).

Đối tượng th ba: Phỏng vấn người dân Làng Phu Cưa; Phu Nhang; Nặm Suôn và Làng Sôm Boun;

Theo đó các cấp được lựa chọn đảm bảo đại diện cho công việc cần phỏng vấn và các hộ gia đình được lựa chọn phỏng vấn đảm bảo đại diện cho cấp làng bản theo bảng mẫu, Cụ thể:

30

Bảng 2.3. Tình hình dân sốvà dân tộc tại 4 làng đại diện.

Đơn vịtính: Người Tên Làng Số hộ gia đình Dân số(ngƣời) Tổng Theo giới tính Nam Nữ Phu Cưa 62 277 137 140 Phu Nhang 33 146 81 65 Nặm Xuôn 61 332 168 164 Sổm Boun 249 1.344 691 653 Tổng 405 2.099 1.077 1.022

( Phòng PTNT và Xóa đói giảm nghèo huyện Phu Vông , 2015)

Phỏng vấn đại diện hộ gia đình tại 4 làng nghiên cứu ta chọn phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản; Sử dụng công thức tính mẫu của Robert và Morgan (1970) là một công thức phù hợp với quy mô dân số từ 10 người trở lên, mức độ chính xác 0,05 hoặc độ tin cậy 95%.

Trong đó: n = cỡ mẫu cần thiết; N = Số lượng dân số; P = Tỷ lệ dân số 0,5; ME = Mức độ chính xác hiện như là một tỷ lệ 0,05; X2 = Độ tin cậy: giá trị bảng chi bình phương cho một mức độ tự do ở mức độ tin cậy mong muốn.

31

Vậy số hộ gia đình cần phỏng vấn mỗi làng là:  Làng Phu Cưa: 31 hộ gia đình;

 Làng Phu Nhang: 20 hộ gia đình;  Làng Nặm Suôn: 24 hộ gia đình;  Làng Sôm Boun: 122 hộ gia đình.

Số hộ gia đình trong mỗi làng được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên (Bốc thăm).

Việc đánh giá vai trò của cộng đồng có sự tham gia việc quản lý tài nguyên rừng của VQG Đông Ăm Pham chúng ta sẽ căn cứ vào tất cả những hoạt động người đã tham gia:

 Kết quả phỏng vấn

 Những công việc mà cấp trên đã giao cho người dân thực hiện  Thông qua mức tham gia của dân

 Những hoạt động có sự tham gia của người dân từ trước đến đây

2) Đánh giá hoạt động quản lý tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham

Việc đánh giá hoạt động quản lý tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham chúng ta sẽ tiến hành bước nghiên cứu tương đương như phân trên để nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của VQG; Phòng ban và phòng chức năng; Hoạt động giám sát đánh giá tài nguyên rừng; Những bất cập và khó khăn đang đối đầu trong công tác quản lý tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham.

2.4.2.2. Đánh giá vai trò tham gia của cộng đồng trong hoạt động quản lý bảo tồn tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu

Để đánh giá vai trò sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương trong hoạt động quản lý tài nguyên rừng, đề tài sử dụng phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu là các làng bản mang tính chất điển hình. Các phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp đánh giá mức độ tham gia của người dân theo Hosley(1996). Cụ thể như sau:

32

Phương pháp điều tra xã hội hc thông quan phng vn (đã trình bày ở phần 2.4.2.1)

Phương pháp đánh giá mức độ tham gia ca Hosley(1996):

Để đánh giá mức độ tham gia của người dân địa phương, đề tài sử dụng phương pháp Hosley (1996). Cụ thể: Đưa ra 07 mức độ của sự tham gia từ thấp đến cao, bao gồm mức độ tham gia có tính chất vận động, tham gia bị động, tham gia qua hình thức tư vấn cung cấp thông tin, tham gia vì mục tiêu được hưởng các hỗ trợ vật tư từ bên ngoài, tham gia theo chức năng, tham gia theo hỗ trợ, tự huy động và tổ chức. Đề tài sẽ thực hiện thông qua phương pháp điều tra xã hội học và thống kê lại những kết quả từ bảng phỏng vấn (Phụ lục 03).

2.4.2.3. Đánh giá cơ hội và thách thức hoạt động quản lý tài nguyên rừng

VQG Đông Ăm Pham

Để đánh giá cơ hội và thách thức của các hoạt động quản lý tài nguyên rừng, ngoài công cụ PRA được sử dụng ở các nội dụng trên, đề tài sử dụng công cụ SWOT. Đây là công cụ phân tích hữu hiệu, giúp chúng ta hiểu vấn đề của sự việc, là từ viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Nguy cơ, Thách thức). Cụ thể:

Trong nghiên cứu này, đề tài tiến hành tổ chức thảo luận nhóm và phân tích SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên rừng (Bảng 2.5). Thảo luận nhóm nhằm bổ sung và thống nhất về các hình thức, mức độ tác động của người dân vào tài nguyên rừng của VQG Đông Ăm Pham.

33

Bảng 2.4. Sơ đồphân tích SWOT.

ĐIỂM MẠNH (Strengths) ĐIỂM YẾU (Weaknesses)

Liệt kê các điểm mạnh 1. ... 2. ...

Liệt kê các điểm yếu 1. ... 2. ...

CƠ HỘI (Opportunities) THÁCH THỨC (Threats)

Liệt kê các cơ hội

1. ... 2. ...

Liệt kê các thách thức 1. ... 2. ...

2.4.2.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân khu vực nghiên cứu

Việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sự tham gia của cộng đồng để quản lý VQG Đông Ăm Pham sẽ dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài cũng như dựa theo chiến lược phát triển Lâm nghiệp Lào đến năm 2020 (FS2020 of the Lao PDR, 2005). Cụ thể:

1)Tổng kết kết quả nghiên cứu đã thu được: Trao đổi, thảo luận, tổng kết ý kiến và kiến nghị của người dân, kiến nghị từ các phòng ban liên quan.

2)Phân tích các mối quan hệ nhân quả làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu.

3)Phương pháp chuyên gia: Đề tài sử dụng phương pháp chuyên gia để điều chỉnh và hoàn thiện kết quả thông tin thu thập sau khi xử lý tài liệu ngoại nghiệp. Với phương pháp này đề tài gửi kết quả phân tích đánh giá thông tin của đề tài cho một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rừng và phát triển nông thôn, các nhà quản lý và tổ chức cộng đồng ở địa phương đóng góp ý kiến. Những ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý sẽ được sử dụng để điều chỉnh và hoàn thiện các thông tin đã thu thập ở địa phương.

34

2.4.2.5.Phương pháp xửlý, phân tích số liệu

Chọn lọc tài liệu, tư liệu, số liệu: Nghiên cứu mối liên hệ giữa các tài liệu, tư liệu, số liệu; So sánh, đối chiếu, chọn lọc những tài liệu, tư liệu, số liệu quan trọng, thiết thực, có độ tin cậy cao gồm:

 Sắp xếp tài liệu tư liệu, số liệu: Quy thành các nhóm tài liệu, số liệu; Lập dàn, sắp xếp cụ thể từng nội dung của từng vấn đề theo một logic nhất định; Chọn các vấn đề cần đi sâu phân tích.

 Phân tích và xử lý thông tin

 Dự kiến kết luận: cần có, cần rút ra và hướng phát triển vấn đề đó.  Tổng hợp va hệ thống tài liệu, tư liệu, số liệu.

Trong quá trình xử lý tài liệu, đề tài tiến hành thống kê, tổng hợp các thông tin đã thu thập được trong thời gian ngoại nghiệp, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, thứ tự quan trọng của từng vấn đề, từng ý kiến và theo từng quan điểm. Đồng thời thực hiện những phân tích định lượng đối với một số thông tin, vấn đề có thể thực hiện được, đối chiếu liên hệ nó với các vấn đề phát hiện bằng điều tra nhanh.

Số liệu thu thập qua bảng câu hỏi bán định hướng, được xử lý và phân tích định lượng bằng phần mềm Excel và phần mềm SPSS 13.0. Kết quả xử lý và phân tích được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả bằng bảng và biểu đồ. Ngoài ra, các kết quả thảo luận, các thông tin định tính như chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, thị trường được phân tích theo phương pháp định tính.

Những thông tin thu được bằng phân tích định tính và định lượng đều có tầm quan trọng ngang nhau và được sử dụng làm tư liệu cơ bản để xây dựng báo cáo tổng kết của đề tài. Các thông tin, số liệu được tổng hợp phân tích đánh giá theo các mặt sau:

35

 Phân tích đánh giá các thông tin về kinh tế, về hiệu quả sản xuất theo các mô hình canh tác của các hộ dân trong vùng nghiên cứu;

 Phân tích đánh giá các thông tin về xã hội; Phân tích đánh giá các thông tin về thể chế chính sách, những tồn tại vướng mắc về chế độ chính sách trong quản lý bảo vệ rừng.

 Phân tích thông tin về văn hóa, giáo dục.

 Tìm ra nguyên tắc và những giải pháp cơ bản, thích hợp nhằm quản lý rừng bền vững hiệu quả ở địa phương.

36

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vtrí địa lý

Vị trí VQG Đông Ăm Pham thuộc địa hình 4 huyện của 2 tỉnh như: 3 huyện của tỉnh Attapeu và 1 huyện tỉnh Sê Kong. Khu vực có tọa độ địa lý: Từ 140 40’ 00” đến 150 17’00” N (kính độ đông) và Từ 1070 08’ 00” – 1070 38’00” E (Vĩ độ bắc) (Thông tư số 164/TTg, 1993) (Hình 3.1)

(Nguồn: BộNông lâm nghiệp, 2016)

37

 Phía Bắc giáp với Bảng Sông Sê Kaman nằm trong địa bàn huyện Đặc Chưng, tỉnh Sê Kong.

 Phía Nam giáp với Đường Hồ Chí Minh (Địa bàn huyện Phu Vông tỉnh Attapeu) và Nước Vương quốc Campuchia.

 Phía Đông giáp với Biên giới Lào (tỉnh Attapeu và Sê Kong) - Việt Nam (huyện Đăk Glei và huyện Ngọc Hồi tỉnh KonTum, Việt Nam).

 Phía Tây giáp với huyện Xanxay và huyện Xaysettha tỉnh Attapeu theo dòng sông Sêkaman (SởNông Lâm nghiệp tỉnh Attapeu, 2016).

3.1.2. Phm vi ranh gii

 Phía Bắc: Ranh giới VQG Đông Ăm Pham bắt đầu từ bảng Sông Sê Ka man đi theo ranh giới của hai tỉnh Attapeu và tỉnh Sê Kong nằm phía Nam của huyện Đặc Chưng, tỉnh Sê Kong đi tới biên giới Lào – Việt Nam.

 Phía Nam: Tính từ cột mốc biên giới 3 nước Đông Dương Lào – Việt Nam - Campuchia (13041’09,80”;107033’22,79”) đi theo đường Biên giới Lào – Campuchia về hướng Nam tới Làng Phu Nhang, đi đến Làng Nặm Suôn và Sổm Boun huyện Phu Vông đến Làng Phausamphan huyện Xaysettha.

 Phía Đông: Tính từ cột mốc biên giới 3 nước Đông Dương Lào – Việt Nam - Campuchia về hướng Bắc theo Biên giới Lào - Việt Nam (huyện Huyện Đăk Glei và huyện Ngọc Hồi tỉnh KonTum, Việt Nam) tới Làng Brong Nọi và làng Đạc Gi huyện Đặc Chưng tỉnh Sê Kong.

 Phía Tây: Từ Làng Phausamphan huyện Samakkhixay tới Làng Đon Khen, Làng Hỉn Đăm huyện Xanxay rồi đi theo dòng sông Sê Kaman tới Làng Đặc Bu, làng SoukSavang huyện Dặc Chưng – tỉnh Sê Kong (Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Attapeu, 2016).

3.1.3. Địa hình

VQG Đông Ăm Pham nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Attapeu có tổng diện tích là 200.00ha, thuộc địa ban quản lý của tỉnh Attapeu là 175.936 ha

38

tương đương 87,97% của tổng diện tích VQG và phía Đông Nam của tỉnh Sê Kong có diện tích quản lý 24.064 ha tương đương 12,03% . Khu ranh giới chủ yếu là dãy núi chính phân cách ranh giới của 2 tỉnh theo dòng Sông Sê Kong (Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Attapeu, 2016).

Hệ thống núi của VQG nằm theo đường biên giới Lào – Việt Nam là chính, núi cao nhất nằm trong VQG là núi Ngọc Pàn cao 2.251m (Laos Pictures, 2013). Độ cao trong khu vực tuyệt đối không quá cao nhưng độ chệch lệnh cao trong vùng khá lớn lên tới hàng trăm mét. Địa hình trong khu vực VQG Đông Ăm Pham bị chia cắt mạnh bởi nhiều dông núi nhỏ và khe suối, độ dốc trung bình 15 – 25 độ, nhiều nơi có độ dốc tới 25 – 30 độ.

Trong VQG có 3 Sông lớn chảy qua như: Sông Sê Su, Sông Sê Kaman và Sông Sê Kong và rất nhiều khe suối nhỏ sâu, dốc bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn Biên giới Lào – Việt Nam (Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Attapeu, 2016). Ngoài ra, còn có nhiều hồ chứa tự nhiên như: Hồ Nong Phạ; rộng khoảng 1 km2 nằm trên đồi núi cao 1.200 – 1.500m từ mặt nước biển (Người quan sát thấy Hồ đầu tiên là Commice. Mr. CAME & Mr. DAP LAY, 1930), Hồ Kai Ôc, ...

3.1.4. Địa chất đất đai

Ở VQG Đông Ăm Pham các loại đá thuộc nhóm đá trầm tích chính: Phấn sa, Sa thạch, Sỏi sạn kết, Phù sa cổ, đôi chỗ có đá Phiến thạch sét sen kẽ. Trên đỉnh núi, đá mẹ có nguồn gốc macma phun trào...

Theo báo cáo của Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Attapeu (2014) đã phát hiện VQG Đông Ăm Pham có 4 nhóm đất như: Đất Feralit có mùn trên núi (độ cao trên 700m), đất Feralit màu vàng nâu và vàng nhạt, đất Feralit màu vàng đỏ và nhóm đất thũng lũng.

Nhìn chung, đất đai trong VQG là đất Ferarit màu đỏ vàng, vàng đỏ đến vàng nhạt có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình khả năng kết dính kém,

39

đất dễ bị rửa trôi xói mòn nếu mất rừng. Đất đai thuật lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp (Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Attapeu, 2016).

3.1.5. Khí hậu, thủy văn

VQG Đông Ăm Pham nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có đặc trưng sau:

Mùa trong năm: Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Tháng 11 đến tháng 2 thời tiết tương đối lạnh và nóng nhất vào thời điểm tháng 3 đến tháng 5.

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 250c, nhiệt độ trung bình mùa nóng là 270c và nhiệt độ trung bình mùa mưa là 220c, biên độ ngày và đêm 5-80

c.

Chế độ mưa: lượng mưa bình quân năm là 1.400 – 2.900mm, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8 chiếm khoảng 80% lương mưa trong năm. Trong mùa khô lương mưa chỉ chiếm 15 – 20% lương mưa trong năm nên mùa khô thường xảy ra hiện tượng khô hạn kéo dài từ 4-5 tháng.

Chế độ ẩm: có sự thay đổi từ 70 – 75%, tháng có độ ấm thấp nhất là tháng 2 từ 60 – 65%; vùng núi cao có nhiều cây rừng tính trung bình độ ẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại vườn quốc gia đông ăm pham, tỉnh attapeu, CHDCND lào​ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)