VQG Đông Ăm Pham nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có đặc trưng sau:
Mùa trong năm: Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Tháng 11 đến tháng 2 thời tiết tương đối lạnh và nóng nhất vào thời điểm tháng 3 đến tháng 5.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 250c, nhiệt độ trung bình mùa nóng là 270c và nhiệt độ trung bình mùa mưa là 220c, biên độ ngày và đêm 5-80
c.
Chế độ mưa: lượng mưa bình quân năm là 1.400 – 2.900mm, mưa tập trung vào các tháng 6,7,8 chiếm khoảng 80% lương mưa trong năm. Trong mùa khô lương mưa chỉ chiếm 15 – 20% lương mưa trong năm nên mùa khô thường xảy ra hiện tượng khô hạn kéo dài từ 4-5 tháng.
Chế độ ẩm: có sự thay đổi từ 70 – 75%, tháng có độ ấm thấp nhất là tháng 2 từ 60 – 65%; vùng núi cao có nhiều cây rừng tính trung bình độ ẩm khoảng 79 – 84%. Độ ẩm trong mùa hè 18-20 gram/m3
.
Chế độ gió: khu vực VQG Đông Ăm Pham có 2 loại gió thịnh hành là gió Đông Bắc vào mùa khô hanh và gió Đông Nam vào mùa mưa.
Sương muối: Sương muối thường xảy ra vào các tháng 11, tháng 12 và tháng 1 trong 3 tháng này thời tiết hơi lạnh.
Các nhân tố cực đoạn: Mùa mưa hay có mưa lớn vào tháng 7 và tháng 8 hay kéo dài gây lũ lụt. Mùa khô lại khô hạn kéo dài đây là yếu tố gây trở ngại không nhỏ đến đời sống, giao thông và sản xuất nông lâm nghiệp.
Nhìn chung khí hậu tại VQG Đông Ăm Pham thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, chế độ nhiệt, mưa, ẩm, gió, bốc hơi, phân mùa của khu vực là thuận
40
lợi cho cây rừng sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, yếu tố khí hậu cực đoạn cũng gây không ít khó khăn đến việc tổ chức sản xuất, đi lại và sinh hoạt (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Attapeu, 2015).
Khu vực VQG Đông Ăm Pham có nhiều hệ thống hồ nước tự nhiên và sông suối như: Sê Kaman, Sê Kong, Sê Su và các suối nhỏ chảy qua VQG bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn biên giới Lào – Việt Nam, Hồ Nong Phạ, Nong Kai Ôc...