Một khu hệ sinh thái rừng tại VQG Đông Ăm Pham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại vườn quốc gia đông ăm pham, tỉnh attapeu, CHDCND lào​ (Trang 64 - 67)

55

Tài nguyên động vật rừng

Hiện nay, khu hệ động vật của CHDCND Lào phần lớn nằm trong 24 khu rừng đặc dụng quốc gia (National Biodiversity Conservation Area) nằm rải rác trong cả nước với tổng diện tích là 37,680.80 km2 và chiếm khoảng 15.91% tổng điện tích cả nước(MoNRE and IUCN, 2016; Phimminith, 2013). Thông tin mới nhất về sự đa dạng loài động vật hoang dã là bao gồm hơn 200 loài thú, khoảng 750 loài chim, 166 loài bò sát và lưỡng cư (Ministry of Agriculture and Forestry, 2010).

Theo thống kê của Sở Nông Lâm nghiệp (2016) cho biết tại VQG này có hơn 84 loài thú (có 15 loài quý hiếm nằm trong Sách đỏ nhóm I của Lào), 6 loài bò sát và có hơn 280 loài chim (trong đó có 19 loài quý hiếm) trình bày qua (Phụ lục 03) (Sở Nông Lâm nghiệp, 2016).

4.1.2. Hoạt động quản lý tài nguyên rừng VQG Đông Ăm Pham

Trong hoạt động quản lý tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham, nghiên cứu đưa ra một số nội dung cụ thể sau:

4.1.2.1.Các hình thức quản lý rừng VQG Đông Ăm Pham

Rừng VQG Đông Ăm Pham hiện nay đang tồn tại nằm trong hình thức quản lý của Nhà nước 100% do Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh; Ban Quản lý VQG tỉnh; Phòng Nông lâm ngiệp; Sở TN & MT; Chi cục Quản lý tài nguyên rừng; Chi cục Kiểm lâm; Chính quyền huyện và các ban ngành liên quan. Từ trước đến nay rừng VQG Đông Ăm Pham chưa được giao khoản rừng VQG cho hộ gia đình hoặc Công ty doanh nghiệp nào quản lý. Trên địa tỉnh Attapeu chỉ giao khu rừng phòng hộ và rừng sản xuất cho Chính quyền làng bản và huyện quản lý với hình thức kết hợp cùng với ban ngành liên quan nhưng có quyền trong khu rừng nằm trong khu vực địa bàn quản lý của mình. Người dân chỉ có quyền quản lý sử dụng đất đai phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp và đất ở theo Nhà nước cấp phép.

56

SỞNÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH

Chi cục Quản lý TNR

rừng

Ủy ban Nhân dân huyện

Ban Quản lý VQGĐông Ăm Pham

Phòng Nông Lâm nghiệp huyện

Lực lượng Kiểm lâm, QĐ, Công an

Chính quyền Làng bản Người dân Các tổ chức Đoàn thể Kiểm lâm địa bàn Ghi chú: Quan hệ trực tiếp Quan hệ hỗ trợ

Hình 4.3. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức trong công tác quản lý tài nguyên

rừng VQG.

Về hoạt động quản lý từ trước đến nay, VQG đã thành lập 8 trạm kiểm lâm địa bàn. Trong đó có một trạm thanh tra Kiểm lâm Xuất - nhập khẩu tại Cửa Khẩu Quốc tế Phu Cưa và 7 trạm theo địa điểm quan trọng của VQG, với lực lượng kiểm lâm là 32 kiểm lâm viên của tỉnh Attapeu. Đã hoàn thành việc phân định ranh giới khu VQG và cắm 45 cộc mốc biên giới, 145 cộc mốc khu hành làng (có kế hoạch cắm thêm 130 cộc mốc để phân khu quản lý VQG và 164 cộc mốc theo khu hành lang dự án BCC), 20 bảng chỉ dẫn ranh giới (Làm bằng bê tông và tôn) và 30 bảng nội quy đặt vào những vị trí quan trọng của VQG nhất là tại các làng bản ven và trong VQG. Công tác quản lý bảo vệ VQG hiện nay không chỉ giới hạn trách nhiệm của Ban quản lý VQG, mà đã thu hút sự quan tâm của chính quyền địa phương cấp làng bản, người dân sinh sống trong khu vực VQG cùng tham gia.

57

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại vườn quốc gia đông ăm pham, tỉnh attapeu, CHDCND lào​ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)