quản lý VQG Đông Ăm Pham.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu sẽ được thực hiện dựa trên lý luận về quan điểm bảo tồn phát triển. Theo Gilmour và Nguyễn Văn Sản (1999), quan điểm bảo tồn và phát triển là để liên kết việc bảo tồn tài nguyên với những nhu cầu phát triển địa phương, bao gồm 03 thành phần chính (cách tiếp cận) như sau:
22
được đáp ứng bởi các nguồn thay thế khác, thì ảnh hưởng của nó lên tài nguyên sẽ được giảm bớt và tài nguyên được bảo tồn: Cách tiếp cận có giải pháp thay thế sinh kế.
Thứ hai nếu cộng đồng rất khó khăn về mặt kinh tế, không thể nào quan tâm đến việc bảo tồn vì những nhu cầu thiết yếu của cộng đồng vẫn còn chưa được đáp ứng thì trước hết cần phải nỗ lực cải thiện nền kinh tế - xã hội của họ đủ tốt để họ có thể quan tâm hơn đến việc bảo tồn tài nguyên: Cách tiếp cận phát triển kinh tế.
Thứ ba là cộng đồng địa phương đó cũng đồng ý với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nếu như có thể được tham gia một cách tích cực vào việc quy hoạch và quản lý sử dụng tài nguyên và được chia sẽ lợi nhuận từ tài nguyên đó. Theo cách này, tài nguyên có thể được bảo tồn trong khi một số nhu cầu cơ bản của người dân địa phương được đáp ứng thông qua việc sử dụng và khai thác tài nguyên một cách hợp lý và bền vững: Cách tiếp cận tham gia quy hoạch.
2.4.2. Phương pháp cụ thể
2.4.2.1. Đánh giá đặc điểm hiện trạng và hoạt động quản lý tài nguyên rừng tại VQG
1) Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham
Để đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham đề tài sử dụng một nhóm phương pháp, bao gồm việc kế thừa số liệu liên quan đến hiện trạng tài nguyên rừng tại VQG từ các nghiên cứu trước; cách tiếp cận đánh giá nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal). Ngoài ra, đề tài sử dụng công cụ đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân PRA
(Participatory Rural Appraisal). Cụ thể như sau:
Phương pháp kế thừa số liệu:
Đề tài tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước cũng như các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các báo cáo cấp tỉnh, huyện, làng bản và
23
Ban quản lý VQG. Các tài liệu liên quan đến điểm nghiên cứu được thu thập tại địa phương gồm:
Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội tại 4 làng nghiên cứu; Báo cáo về công tác quản lý bảo vệ rừng, tình hình giao đất giao rừng; Hệ thống chính sách về quản lý tài nguyên rừng VQG;
Các tài liệu liên quan như tài liệu hội thảo về phát triển VQG, các báo cáo nghiên cứu về lâm nghiệp cộng đồng tại Lào, các văn bản nghị định, thông tư, luật pháp và chính sách của Nhà nước;
Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết để có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa điểm cơ quan cung cấp thông tin;
Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin; Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp;
Kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.
Ngoài ra, còn phải thu thập thông tin về hiện trạng diện tích rừng, diễn biến diện tích rừng theo thời gian. Đặc điểm tính đa dạng sinh học và các vấn đề suy thoái tài nguyên khi có tác động của người dân địa phương.
24
Thu thập thông tin, số liệu
Hình 2.1. Sơ đồphƣơng pháp thu thập và xửlý số liệu.
Sử dụng công cụ đánh giá nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal)
Trong công cụ này chúng ta áp dụng cụ thể như sau:
Xem xét dữ liệu phụ: Đề tài nghiên cứu tài liệu sẵn có liên quan đến VQG để tiết kiệm thời gian và tránh lập lại những gì đã có. Những thông tin dữ liệu phụ là những số liệu đã hoặc chưa được công bố mà ta thu thập trước đó, thích hợp với chủ đề và mục tiêu của RRA. Nghiên cứu, sau đó xem xét và tóm tắt nhanh số liệu dưới hình thức bảng đơn giản, biểu đồ, ghi chép ngắn ngọn và tìm ra những sai sót.
Quan sát trực tiếp: Quan sát trực tiếp về các sự kiện, các quá trình và các mối quan hệ trong quá trình khảo sát. Việc khảo sát gắn liền với việc đặt câu hỏi, tìm ra những nguyên nhân của các vấn đề khảo sát được.
Thông tin ngoại nghiệp Thông tin nội nghiệp
Lập bảng phỏng vấn
Thư viện Văn phòng, phòng
thí nghiệm Bản QL, Ban ngànhliên quan Chính quyền địa phương Người dân Tổng hợp thông tin, số liệu Xửlý thông tin, số liệu Kết quảvà đề xuất Bản đồ Nghiên cứu thực địa
25
Phỏng vấn không chính thức: Cuộc phỏng vấn thông qua nói chuyện – hỏi chuyện; tức không có chủ định chọn mẫu để phỏng vấn từ trước. Đôi khi đề tài sẽ kết hợp phỏng vấn trong cuộc thăm trang trại, đồng ruộng hoặc làng xóm và không phân chia đối tượng phỏng vấn tức là phỏng vấn cả Nam, Nữ, kể cả người già và trẻ em.
Hỏi chuyện: Các câu chuyện này cung cấp những thông tin khó đưa vào biểu đồ, nhưng lại giúp ta thể hiện rất tốt những điều kiện sống của người nông dân, nhất là những khó khăn và thuận lợi của họ.
Phương pháp lập biểu đồ: Đề tài sẽ trình bày thông tin qua biểu đồ về VQG, đất đai; Bản đồ về làng xóm, trang trại, vườn nhà; Bản đồ xã hội khu sinh sống trong mỗi làng.
Hội thảo với nông dân: Hội thảo là cách tập hợp mọi người lại với nhau, kể cả nhóm khảo sát và nông dân, để chúng ta cùng tham gia tổng kết xem xét và phân tích đánh giá những thông tin đã thu được.
Ngoài những phương pháp và kỹ thuật cụ thể trên, đề tài còn ghi chép lịch sử địa phương, những thay đổi về giáo dục, dân số, phong tục tập quán, thơ ca hò vè... là những nguồn quý giá để khảo sát lịch sử (Đỗ Thiên Kính, 1997).
Đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân PRA (Participatory Rural Appraisal)
PRA là quá trình cùng chia sẻ, phân tích thông tin và hoạt động giữa các bên tham gia. Trong đó, người dân đóng vai trò chủ đạo để xác định những khó khăn của cộng đồng, thảo luận các giải pháp và lập kế hoạch hành động để giải quyết các khó khăn đó (Ngân hàng Thế giới, 1990). Trong phương pháp này đề tài sẽ tiến hành như sau:
Chọn địa điểm nghiên cứu:
Để kết quả nghiên cứu một cách khách quan, đề tài chọn địa điểm nghiên cứu tại 4 làng (đại diện) nằm trong VQG Đông Ăm Pham, gồm Làng Phu Cưa (767180 E, 1631439 N), Làng Phu Nhang (768365 E, 1623716 N),
26
Làng Nặm Suôn (751212 E, 1623716 N) và Làng Sôm Boun (745751 E, 1630821 N) thuộc huyện Phu Vông tỉnh Attapeu, Nước CHDCND Lào với các tiêu chỉ cụ thể là:
Người dân trong khu vực có hoạt động phụ thuộc vào tài nguyên như: Đất canh tác nông nghiệp, hoạt động khai thác gỗ, củi, động vật và các tài nguyên khác;
Có dân tộc ít người đang sinh sống;
Có vị trí quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, có ranh giới giáp với nước ngoài (Có đường tỉnh Lộ 18B sang nước ngoài, có Cửa khẩu Quốc tế Phu Cưa Lào – Việt Nam);
Có người dân đang sinh sống;
Có vị trí quan trọng của VQG Đông Ăm Pham;
Tiêu chỉ chọn hộ gia đình để phỏng vấn: các hộ gia đình là đại diện các dân tộc, các hộ được phỏng vấn ở các mức tiểu chỉ giàu nghèo khác nhau.
Điều tra tại hiện trường:
Thông qua kế hoạch và các thủ tục, cho phép của chính quyền địa phương; Thu thập thông tin (số liệu): không gian, thời gian, xã hội, và kỹ thuật; Xác định các vấn đề trở ngại và xác lập những cơ hội để giải quyết
những trở ngại đó;
Xếp hạng các cơ hội và chuẩn bị kế hoạch thực hiện; Áp dụng và thực hiện kế hoạch;
Tổng hợp số liệu và phân tích;
Làm tiếp theo, đánh giá và phổ triển các kết quả (Trần Thanh Bé, 1999).
Phương pháp điều tra xã hội học:
Sự tham gia định nghĩa như một quá trình, thông qua đó các chủ thể cùng tác động và chia sẻ những sáng kiến phát triển và cùng quyết định. Điều quan trọng là người dân địa phương có khả năng trao đổi các triển vọng của họ về tài nguyên rừng với các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và ngược
27
lại, các cơ quan này có thể hiểu và đáp ứng các nguyện vọng được nêu ra
(Trần Thanh Bé, 1999).
Phương pháp này đề tài thực hiện những cuộc trao đổi, thảo luận chọn nhóm người đại diện cho cộng đồng với các chủ đề có liên quan đến quản lý rừng. Trong quá trình trao đổi, thảo luận, những người thực hiện đề tài giữ vai trò là người thúc đẩy và định hướng cuộc trao đổi mà không đưa ra những ý kiến mang tính quyết định và không áp đặt tư tưởng của mình cho những thành viên tham gia thảo luận.
Lựa chọn đối tượng: Nhóm đối tượng chọn phỏng vấn, thảo luận thu thập thông tin dựa vào: mức sống khác nhau, địa bàn cư trú khác nhau, địa vị xã hội khác nhau, lĩnh vực quản lý khác nhau nhưng đều có sự hiểu biết về các vấn đề có liên quan đến quản lý rừng. Tổng số mẫu điều tra là 253 mẫu được chia theo từng đối tượng theo phương pháp chọn mẫu đại diện và chọn mẫu ngẫu nhiên, Cụ thể:
Đề tài lập phiếu phỏng vấn chia ra 03 đối tượng: Phỏng vấn Cán bộ công chức nhà nước, phòng ban liên quan; Trưởng làng, chính quyền làng và người dân địa phương khu vực nghiên cứu. Cả 03 đối tượng phỏng vấn ngoài phỏng vấn trực tiếp chúng ta còn phỏng vấn qua qua điện thoại, qua văn bản (e-mail, gửi bản câu hỏi) và Phỏng vấn để phát hiện/phỏng vấn sâu để khai thác chi tiết vấn đề (Phụ lục 01).
Các đối tượng được chọn để phỏng vấn ở đây có 3 đối tượng chính:
Đối tượng thứ nhất: Phỏng vấn Lãnh đạo và Kiểm lâm viên Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Attapeu; Lãnh đạo và Cán bộ viên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Attapeu; Lãnh đạo và Kiểm lâm viên Chi cục QLTNR tỉnh Attapeu; Lãnh đạo và Kiểm lâm viên Ban Quản lý VQG Đông Ăm Pham; Lãnh đạo UBCQ huyện Phu Vông; Lãnh đạo và Kiểm lâm viên Phòng Nông Lâm nghiệp huyện Phu Vông; Lãnh đạo và Cán bộ viên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phu Vông. Trong đối tượng này phỏng vấn để nắm bắt
28
những tình hình và thông tin chung nhất của khu vực nghiên cứu như: Tình hình đất đai, tài nguyên rừng, công tác quản lý và phát triển rừng, cây trồng, vật nuôi, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bảng 2.1. Bảng thống kê số mẫu phỏng vấn các ban ngành liên quan.
Đơn vị tính (người)
STT Đơn vị Phỏng vấn Chức vụ Sốlƣợng (Ngƣời)
1 Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Attapeu Lãnh đạo 2 Kiểm lâm viên 3
2 Sở TN&MT tỉnh Attapeu Lãnh đạo 1
Cán bộ viên 2
3 Chi cục QLTNR tỉnh Attapeu Lãnh đạo 2 Kiểm lâm viên 4 4 Ban Quản lý VQG Đông Ăm Pham Lãnh đạo 2 Kiểm lâm viên 5
5 UBCQ huyện Phu Vông Lãnh đạo 1
6 Phòng Nông Lâm nghiệp huyện Phu Vông
Lãnh đạo 1
Kiểm lâm viên 2 7 Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Phu Vông
Lãnh đạo 1
Cán bộ viên 2
Tổng 28
Tổng số mẫu phỏng vấn các ban ngành liên quan là 28 mẫu. Cách phỏng vấn được lựa chọn mang tính chất đại diện (Phụ lục 01).
Đối tượng thứ hai: Phỏng vấn Trưởng Làng và Phó Trưởng làng của 4 làng (Làng Phu Cưa, Phu Nhang, Nặm Suôn và Sôm Boun); Các tổ chức cộng đồng tại khu vực nghiên cứu. Công cụ này được thực hiện đầu tiên trước khi
29
xuống làm việc với người dân địa phương để nhằm tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của làng bản như: Dân số, mức sống, dân trí, hiện trạng sử dụng đất đai, các hỗ trợ tham gia quản lý VQG, các hình thức sử dụng tài nguyên rừng, vai trò, hoạt động và mức độ hoạt động tham gia quản lý tài nguyên rừng VQG Đông Ăm Pham của người dân địa phương.
Bảng 2.2. Bảng thống kê sốlƣợng phỏng vấn Chính quyền địa phƣơng.
Đơn vị tính (người)
STT Tên Làng bản Chức vụ Sốlƣợng (ngƣời)
1 Làng Phu Cưa Trưởng Làng & Phó Làng 2 Các tổ chức cộng đồng 5
2 Làng Phu Nhang Trưởng Làng & Phó Làng 2 Các tổ chức cộng đồng 5
3 Làng Nặm Suôn Trưởng Làng & Phó Làng 2 Các tổ chức cộng đồng 5
4 Làng Sôm Boun Trưởng Làng & Phó Làng 2 Các tổ chức cộng đồng 5
Tổng 28
Tổng số mẫu phỏng vấn chính quyền làng và các tổ chức cộng đồng địa phương là 28 mẫu. Cách phỏng vấn được lựa chọn mang tính chất đại diện cho chính quyền làng bản (Phụ lục 01).
Đối tượng thứ ba: Phỏng vấn người dân Làng Phu Cưa; Phu Nhang; Nặm Suôn và Làng Sôm Boun;
Theo đó các cấp được lựa chọn đảm bảo đại diện cho công việc cần phỏng vấn và các hộ gia đình được lựa chọn phỏng vấn đảm bảo đại diện cho cấp làng bản theo bảng mẫu, Cụ thể:
30
Bảng 2.3. Tình hình dân sốvà dân tộc tại 4 làng đại diện.
Đơn vịtính: Người Tên Làng Số hộ gia đình Dân số(ngƣời) Tổng Theo giới tính Nam Nữ Phu Cưa 62 277 137 140 Phu Nhang 33 146 81 65 Nặm Xuôn 61 332 168 164 Sổm Boun 249 1.344 691 653 Tổng 405 2.099 1.077 1.022
( Phòng PTNT và Xóa đói giảm nghèo huyện Phu Vông , 2015)
Phỏng vấn đại diện hộ gia đình tại 4 làng nghiên cứu ta chọn phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản; Sử dụng công thức tính mẫu của Robert và Morgan (1970) là một công thức phù hợp với quy mô dân số từ 10 người trở lên, mức độ chính xác 0,05 hoặc độ tin cậy 95%.
Trong đó: n = cỡ mẫu cần thiết; N = Số lượng dân số; P = Tỷ lệ dân số 0,5; ME = Mức độ chính xác hiện như là một tỷ lệ 0,05; X2 = Độ tin cậy: giá trị bảng chi bình phương cho một mức độ tự do ở mức độ tin cậy mong muốn.
31
Vậy số hộ gia đình cần phỏng vấn mỗi làng là: Làng Phu Cưa: 31 hộ gia đình;
Làng Phu Nhang: 20 hộ gia đình; Làng Nặm Suôn: 24 hộ gia đình; Làng Sôm Boun: 122 hộ gia đình.
Số hộ gia đình trong mỗi làng được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên (Bốc thăm).
Việc đánh giá vai trò của cộng đồng có sự tham gia việc quản lý tài nguyên rừng của VQG Đông Ăm Pham chúng ta sẽ căn cứ vào tất cả những hoạt động người đã tham gia:
Kết quả phỏng vấn
Những công việc mà cấp trên đã giao cho người dân thực hiện Thông qua mức tham gia của dân
Những hoạt động có sự tham gia của người dân từ trước đến đây
2) Đánh giá hoạt động quản lý tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham
Việc đánh giá hoạt động quản lý tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham chúng ta sẽ tiến hành bước nghiên cứu tương đương như phân trên để nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của VQG; Phòng ban và phòng chức năng; Hoạt động giám sát đánh giá tài nguyên rừng; Những bất cập và khó khăn đang đối đầu trong công tác quản lý tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham.
2.4.2.2. Đánh giá vai trò tham gia của cộng đồng trong hoạt động quản lý bảo tồn tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu
Để đánh giá vai trò sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương trong hoạt động quản lý tài nguyên rừng, đề tài sử dụng phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu là các làng bản mang tính chất điển hình. Các phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp đánh giá mức độ tham gia của người dân theo Hosley(1996). Cụ thể như sau:
32
Phương pháp điều tra xã hội học thông quan phỏng vấn (đã trình bày