Bản đồ sử dụng đất đai của 4 làng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại vườn quốc gia đông ăm pham, tỉnh attapeu, CHDCND lào​ (Trang 56 - 59)

47

Tổng diện tích đất đai của 4 làng là 68.460,894 ha; trong đó làng Phu Cưa có diện tích 10.901,942ha; Làng Phu Nhang có diện tích 23.348,920ha; Làng Nặm Suôn có diện tích 16.798,215ha và làng Sôm Boun có diện tích 17.411,817ha. Trong 4 làng làng Phu Nhang có diện tích lớn nhất chiếm 34,10% của tổng diện tích 4 làng.

Bảng 3.3.Hiện trạng sử dụng đất đai của 4 làng nghiên cứu

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phu Vông, 2015).

Hình 3.7.Hiện trạng sử dụng đất đai của 4 làng nghiên cứu.

Từ kết quả trên cho thấy diện tích đất tự nhiên được sử dụng chủ yếu cho hoạt động lâm nghiệp (chiếm 95%).

2,66 % 0,77% 0,,26% 0,003% 95% 0,20 0,97% Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp Đất chuyên dùng Đất văn hóa Đất AN-QĐ Đất lâm nghiệp Đất GT&VT Đất khu sông, suối

STT Mục đích sử dụng đất Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Diện tích phân theo các làng (ha)

Phu Cƣa Phu

Nhang Nặm Suôn Sôm Boun 1 Đất nông nghiệp 1.826,2 2,66 198,4 179,6 195,9 1.252,2 2 Đất chuyên dùng 529,1 0,77 397,6 15,3 9,9 106,2 3 Đất văn hóa 177,8 0,260 1,3 2,350 168,6 5,4 4 Đất AN-QĐ 2,1 0,003 0,652 0,354 0,0 1,05 5 Đất lâm nghiệp 65.120,4 95,12 10.042,1 22.995,2 16.351,2 15.731,8 6 Đất GT&VT 138,2 0,20 55,3 42,0 19,03 21,8

7 Đất khu sông, suối 667,1 0,97 206,4 114,1 53,3 293,1

48

3.2.4.2. Sản xuất nông nghiệp

Trồng trọt: Theo báo cáo của Phòng Nông - Lâm nghiệp huyện Phu Vông (2015) cho biết: Tổng diện tích đất đai sản xuất nông nghiệp cả 4 làng là 1.826,194 ha ( 2,66% của tổng diện tích đất đai cả 4 làng). Người dân tại 4 làng này chủ yếu làm canh tác nương rẫy trồng lúa 1 vụ/năm (Năng suất lúa 3-3,7 tấn/ha) và trồng thêm khoai, ngô, mía, chuối. Lương thực từ sản xuất chưa đảm bảo nhu cầu về lương thực cho cuộc sống của người dân địa phương, có hộ gia đình chỉ đủ ăn trong vòng 8 - 9 tháng trong một năm, còn 3 - 4 tháng thiếu ăn, trong 4 làng sản lượng lương thực tương đối giống nhau.

Chăn nuôi: Ngoài trồng trọt người dân còn tổ chức chăn nuôi gia súc, lợn, gà ... Tuy nhiên, mới chỉ mang lại ở quy mô hộ gia đình, tự cung tự cấp là chính. Hình thức chăn nuôi theo hộ gia đình, giống cũ địa phương cho năng suất thấp, công tác thú y chưa được chú trọng, người dân chưa hướng tới sản xuất hàng hóa.

3.2.4.3.Sản xuất lâm nghiệp

Hoạt động sản xuất lâm nghiệp tại 4 làng chủ yếu là do các dự án cung cấp nguồn vốn, hỗ trợ cây giống, công trồng, chăm sóc để người dân thực hiện trồng rừng trên nương rẫy bỏ hóa và người dân chỉ trồng những cây thường có tại địa phương có mình như: cây tếch, cây hương trong một diện tích nhỏ. Tại 4 làng nghiên cứu chưa tiến hành giao khoán bảo vệ rừng cho người dân quản lý nên việc trồng rừng, phục hồi rừng nghèo hình như chưa có. Năm 2013 Phòng TN&MT kết hợp với Phòng Nông - Lâm nghiệp huyện Phu Vông đã tiến hành cung cấp 10.000 cây giống miễn phí (cây dầu) cho bà con nhân dân tại 2 làng Nặm Suôn và Phu Nhang để trồng vào khu nương rẫy bỏ hóa của mình nhằm mục đích phục hồi rừng sau khi làm nương rẫy (Phòng Nông Lâm nghiệp huyện Phu Vông, 2016).

49

3.2.5. Các giá trị cnh quan tnhiên và văn hóa

Khu vực VQG Đông Ăm Pham có nhiều cảnh quan đẹp như: Dãy núi Trường Sơn Biên giới Lào - Việt Nam, Dãy núi Ngọc Pàn, Hồ tiên Nong Phạ, Hồ Nong Kai Ôc và có nhiều sông suối, thác nước... Rất phù hợp cho việc phát triển và đầu tư làm khu du lịch sinh thái tự nhiên. Nơi đây dẫu là mùa hè nhưng khí hậu mát mẻ giống như mùa thu tạo nên một khung cảnh hấp dẫn đói với những người ưa khám phá bí mật của tự nhiên và du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại vườn quốc gia đông ăm pham, tỉnh attapeu, CHDCND lào​ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)