Sự diễn biến diện tích đất VQG Đông Ăm Pham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại vườn quốc gia đông ăm pham, tỉnh attapeu, CHDCND lào​ (Trang 92)

Sự tăng lên của dân số:

Ngày nay, do dân số tăng nhanh, nhu cầu về tài nguyên ngày càng lớn nên đã gây sức ép đối với tài nguyên rừng nói chung và VQG nói riêng. Sức ép này có thể nhận thấy qua các mặt như: Mở rộng diện tích dất nông ngiệp; Nhu cầu lấy củi; Chăn thả gia súc; Khai thác gỗ và các sản phẩm từ rừng; Phá rừng để trồng cây công nghiệp và đặc sản; Cháy rừng do đốt rừng làm nương rẫy. Tất cả các nguyên nhân trên đều bắt nguồn từ sức ép dân số dẫn tới hiện trạng rừng bị tàn phá rừng với mức hàng trăm ha/năm. Phần lớn sự suy giảm diện tích rừng cũng do việc chặt gỗ, làm nương rẫy hoặc trồng trọt làm kế sinh nhai và một số ý kiến cho rằng rừng bị phá hoại mới đây bắt nguồn từ việc gia tăng dân số làm cho nguồn tài nguyên động thực vật rừng cũng theo đó suy giảm theo, bề mặt bị rửa trôi hằng năm, thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn.

Vấn đề sử dụng đất rừng để canh tác nương rẫy:

Canh tác nương rẫy là hình thức nông nghiệp cổ xưa nhất. Vấn đề nương rẫy, canh tác trên đất dốc và đất bằng của đồng bào các dân tộc vùng nông thôn cũng như các làng bản dân tộc thiểu số tại 4 làng nghiên cứu đã

83

hình thành, tồn tại hàng nghìn năm nay và là một loại hình canh tác truyền thống nằm trong hệ sinh thái nông nghiệp của vùng nông thôn.

Ở khu vực nghiên cứu, canh tác nương rẫy của người dân địa phương cơ bản vẫn nằm ngoài sự quản lý của cơ quan chức năng vì chưa kiểm soát được. Người dân làm nương rẫy không ổn định về vị trí, nhiều khu đất thành đất bỏ hóa vì người dân còn có thói quen sử dụng một khu nương rẫy chỉ làm 2 - 3 năm rồi chuyển sang nơi khác mấy năm sau mới chuyển về nơi cũ nhưng đa số đất bị bỏ hóa. Theo kết quả phỏng vấn gần 80% người dân tại vùng này là làm nương rẫy trên địa hình núi thấp chủ yếu trồng cây nông nghiệp ngắn ngày như: Lúa, Ngô, Sắn và một số cây lâm nghiệp như: Cà phê, cây Tếch, Cây Liêm,... Bên cạnh đó cũng có canh tác gần nhà trồng cây ăn quả như: Mít, Xoài, Ổi, Chuối, Me, Na và các loài cây ăn quả khác nhưng chỉ mang tính chất đủ ăn đủ sống, tự cung tự cấp chưa thành mặt hàng thị trường được.

Hình 4.8. Một khu rừng thuộc VQG bị ngƣời dân chặt phá để làm nƣơng rẫy.

Khai thác gỗ: Khai thác gỗ là hình thức lợi dụng rừng đầu tiên của con người, đặc biệt là khai thác gỗ từ rừng tự nhiên.. Hình thức này thường bị “Lâm tặc” hay người ngoài cộng đồng lợi dụng đến khai thác trái phép nguồn tài nguyên rừng của các chủ rừng.

84

Ở khu vực nghiên cứu vẫn đang tồn tại tình trạng khai thác gỗ trộm trong rừng VQG Đông Ăm Pham, rừng phòng hộ và rừng sản xuất ở gần làng bản. Việc khai thác gỗ hướng tới hai mục đích: một là khai thác gỗ phục vụ nhu cầu làm nhà, chuồng trại và các đồ dùng sinh hoạt và hai là khai thác gỗ để bán. Trong hai hình thức khai thác gỗ ở trên việc người dân khai thác gỗ để phục vụ cho nhu cầu dựng nhà mới, trang bị những đồ dùng sinh hoạt. Còn việc khai gỗ để bán là một vấn đề rất khó giải quyết, hình thức này diễn ra quanh năm nhất là mùa hè vì họ có thể đi lại được hoặc dùng xe kéo gỗ; loại gỗ mà các đối tượng hướng tới là các cây gỗ quý hiếm có giá trị trên thường cao như: gỗ Trắc, gỗ Hương, gỗ Cẩm và các loại gỗ có giá trị kinh tế cao...

Hình 4.9. Một hiện tƣợng khai thác gỗ trái phép của một số nhóm ngƣời dân.

Khai thác gỗ trái phép làm giảm độ che phủ rừng, ảnh hưởng đến lớp thảm thực vật, giảm khả năng giữ nước, điều hòa nguồn nước và khí hậu, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, mật độ các đợt lũ lụt, sạt lở đất,…

Khai thác gỗ củi để phục vụ nhu cầu sinh hoạt:

Chất đốt chủ yếu của người dân vùng này gỗ củi và tre củi. Gỗ củi và tre củi là loại nhiên liệu không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương vùng này. Việc sử dụng gỗ củi và tre củi đã trở

85

thành thói quen, tập quán và là nét đặc trưng không thể thiếu của cộng đồng dân tộc thiểu số. Thu gom gỗ củi được thực hiện quanh năm nhưng thu gom nhiều nhất vào mùa hè để sử dụng trong tháng mùa mưa, số lượng khai thác củi không đồng đều tùy theo nhu cầu của từng hộ gia đình.

Hình 4.10. Gỗ củisử dụng làm nhiên liệu đốt của ngƣời dân.

Khai thác lâm sản ngoài gỗ:

Trong cuộc sống, từ rất lâu đời người dân ở nhiều địa phương khu vực này đã gắn bó với LSNG và tích lũy được nhiều kiến thức về khai thác, chế biến, gây trồng và sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này. Giá trị kinh tế - xã hội và sinh thái của LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: cung cấp lương thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ, dược liệu,... Một số LSNG có giá trị được đem bán như: Song mây, Cục Trai, Quả ươi, cây đót (Thysanolaena maxima), Măng rừng, các loại cây thuốc,… Để bổ sung vào tổng nhu nhập của gia đình, đồng thời giúp cải thiện nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Cơ cấu quản lý nhà nước:

Nhiều năm qua sự phối hợp giữa cơ quan quản lý chuyên ngành và các lực lượng (Công an, Quân đội, Kiểm lâm) trong công tác bảo vệ rừng chưa chặt chẽ. Công tác xác minh nguồn gốc lâm sản và xử lý vi phạm chưa triệt

86

để. Trong công tác thực thi pháp luật các đơn vị quản lý còn thụ động trong việc nắm bắt, ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật, nhất là việc quản lý các đối tượng thường xuyên vi phạm; Năng lực, kinh nghiệm của các ngành chức năng quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế; Công tác xử lý đối với các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp thiếu kiên quyết, chưa triệt để; Công tác giám sát, kiểm tra và đốc thúc sau khi có quyết định xử phạt thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật, tỷ lệ nộp phạt còn thấp. Bên cạnh đó, việc điều tra xác minh, truy tìm đối tượng vi phạm chưa thực hiện triệt để, do đó hiệu lực thi hành pháp luật cũng như hiệu quả pháp chế chưa cao. Hơn nữa, phạm vi quản lý của kiểm lâm quá rộng, địa hình đồi núi, sông suối chia cắt phức tạp, khó khăn trong việc kiểm tra thường xuyên để phát hiện vi phạm và xử lý.

Từ cơ hội và thách thức đã đưa ra ở phần trên đề tài xin tóm tắt về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thác thách trong hoạt động tham gia quản lý tài nguyên rừng VQG Đông Ăm Pham, thông qua bảng phân tích SWOT như sau:

87

Bảng 4.8. Phân tích SWOT về công tác quản lý bảo vệ rừng tại VQG Đông Ăm Pham.

Điểm mạnh

 - Kinh nghiệm, kiến thức bản địa trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng VQG.

 - Người dân hiểu biết về địa hình của rừng.

 - VQG đã có ban quản lý và đang vận hành tốt.

 - Có triển khai các hoạt động phát triển làng bản thông qua các dự án PRF và BCC.

 - Hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản và các trạm kiểm đã được thiết lập cơ bản.

 - Nắm ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm hại, khai thác tài nguyên rừng trái phép.

Điểm yếu

 - Trình độ dân trí thấp, hiểu biết và chấp hành các quy định về BVR còn hạn chế.

 - Thiếu cán bộ chuyên môn về bảo tồn.  - Sự phối hợp của các bên còn hạn chế.  - Công tác khuyến lâm chưa được quan

tâm;

 - Khả năng cập nhật thông tin, kỹ năng tiếp cận cộng đồng của một số kiểm lâm viên còn hạn chế nên khi chuyển khai nhiệm vụ còn nhiều vướng mắc, hiệu quả chưa cao.

 - Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý VQG, điều tra giám sát ĐDSH chưa đáp ứng được nhu cầu .

 - Hưởng lợi từ hoạt động bảo vệ rừng chưa tạo được sự quan tâm của cộng đồng.

Cơ hội

 - Công tác bảo tồn hay bảo tồn ĐDSH ngày được quan tâm nhiều hơn.

 - Chính sách giao đất – giao rừng cho cộng đồng quản lý hưởng lợi theo quy định của Nhà nước.

 - Có nhiều sự hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về bảo tồn và phát triển.

 - Tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái và các dịch vụ môi trường rừng khác.

 - Sinh kế người dân địa phương càng được phát triển lên.

Thách thức

 - Chuyển mục đích sử dụng đất

 - Đời sống của người dân ở trong rừng và gần rừng còn khó khăn.

 - Sự tăng lên của dân số.

 - Công tác tuyên truyền chưa vận động tốt và chưa đạt hiệu quả cao.

 - Trình độ, nhận thức người dân địa phương về công tác quản lý TNR VQG.

 - Sức ép từ xã hội bên ngoài, nhu cầu của thị trường về gỗ, lâm sản, động vật hoang dã.

88

Qua Bảng 4.8 có thể nhận xét rằng: Công tác quản lý bảo vệ rừng tại VQG Đông Ăm Pham gồm có 6 điểm mạnh cần phải tăng cường; 7 điểm yếu cần phải giải quyết; 5 cơ hội cần phải khuyến khích và 6 thách thức cần phải hạn chế

Diện tích rừng của VQG Đông Ăm Pham ngày càng bị thu hẹp bởi nhiều nguyên nhân: Sự gia tăng dân số; Đời sống người dân còn khó khăn; Trình độ dân trí thấp; Các chính sách quản lý rừng còn nhiều bất cập; Công tác khuyến lâm chưa được quan tâm; Sự phối hợp của các bên có liên quan trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn rất hạn chế. Hơn nữa ở vùng nông thôn miền núi, đời sống của các cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó dẫn đến vòng luẩn quẩn trong cộng đồng là nghèo đói buộc họ phải khai thác bất hợp lí tài nguyên rừng, tài nguyên rừng bị suy thoái dẫn đến môi trường sinh thái mất cân bằng như hạn hán, bão lụt, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng do vậy nền kinh tế - xã hội của cộng đồng bất ổn, nghèo đói lại tái diễn.

Trước những khó khăn và thách thức đó, Đảng và Nhà nước Lào đã đề ra nhiều chủ trương nhằm xã hội hoá nghề rừng cũng như quá trình chuyển từ quản lý lâm nghiệp tập trung sang quản lý lâm nghiệp phi tập trung, tăng cường sự tham gia của cộng đồng và làm rõ trách nhiệm các bên có liên quan trong quản lý nguồn tài nguyên rừng và đất rừng.

4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của ngƣờidân địa phƣơng tham gia của ngƣờidân địa phƣơng

Qua kết quả nghiên cứu và thả luận, kết quả điều tra phỏng vấn 253 mẫu phỏng vấn gồm 197 hộ gia đình của 4 làng, 28 mẫu phỏng vấn chính quyền làng bản và 28 mẫu phỏng vấn các ban ngành liên quan đề tài xin đưa tra một giải pháp trước mắt và lâu dài, Cụ thể:

89

4.4.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ rừng cho người dân vệ rừng cho người dân

Đối với các em học sinh:

Khuyến khích các em học sinh trong làng bản đi học bằng cách hỗ trợ học phí cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa như miễn, giảm học phí hay cấp một khoản tiền nếu em học sinh nào trong làng bản đi học.

Đưa các kiến thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên rừng vào chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học và trung học là biện pháp rất hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức cho các em học sinh ngay từ khi các em còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá để nâng cao hiểu biết cho các em học sinh, giúp các em không những hiểu được các kiến thức về bảo vệ rừng trong lý thuyết mà còn biết được cả những kiến thức ngoài thực tế.

Nhà nước cần có sự đầu tư hơn nữa vào cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho công tác giảng dạy tại các trường ở miền núi. Vì tại đây cơ sở vật chất rất thiếu thốn, trang thiết bị nghèo nàn.

Đối với người dân:

Xây dựng các chương trình về thông tin – giáo dục – truyền thông, phổ biến các kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho các chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành và toàn xã hội. Đồng thời thành lập ra bộ phận chuyên trách về quản lý và bảo vệ rừng.

- Thông qua hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, cán bộ tổ, phường,... Để tuyên truyền cho cho người dân về suy thoái rừng và bảo vệ rừng.

- Gây quỹ môi trường tại từng làng bản, từng huyện để hỗ trợ cho các chương trình, hoạt động bảo vệ rừng. Gây quỹ môi trường bằng cách vận động người dân và các doanh nghiệp đóng góp, hỗ trợ của Nhà nước.

90

- Phát động trong các xóm, tổ, phường các hoạt động bảo vệ môi trường, vừa giúp tạo ra cảnh quan đẹp trong từng xóm, tổ, phường, vừa tạo ra cho người dân ý thức bảo vệ rừng.

- Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng, xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp làng bản.

- Trao giải thưởng và khuyến khích, tuyên dương đối với các cá nhân, các tổ chức có nhiều nỗ lực trong việc quản lý, bảo vệ rừng: Tuyên dương(bằng khen hay tiền thưởng,..) phục hồi công việc và chức vụ đối với với những ai đã can đảm đứng ra tố cáo những kẻ chặt phá rừng bừa bãi. Đồng thời phải tạo thành các dư luận xã hội nhằm lên án nghiêm khắc đối với các hành vi gây tổn hại đến tài nguyên rừng.

- In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho các cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực công cộng, trên giao lộ, cửa rừng,...

4.4.2. Hỗ trợ nâng cao đời sống cho người dân

Tiến hành đẩy mạnh việc giao rừng và đất lâm nghiệp, khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư sống chủ yếu bằng nghề lâm nghiệp; đồng thời hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng.

Sớm hoàn thành chủ trương giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương trình định canh định cư, quy hoạch và tổ chức thực hiện các dự án ổn định vùng kinh tế mới để người dân có thu nhập từ sản xuất, sớm ổn định cuộc sống, giảm bớt sự lệ thuộc vào thu nhập từ các hoạt động khai thác rừng trái phép pháp luật.

Tăng cường đầu tư cho các công trình công cộng như trạm y tế, đường giao thông, cầu... Để tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho cuộc sống của người dân.

91

Rà soát ổn định diện tích canh tác nương rẫy theo phong tục tập quán của đồng bào ở một số khu vực, từng bước chuyển sang phương thức thâm canh tăng vụ. Bên cạnh đó phải cung cấp giống cây trồng phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao và hướng dẫn cho đồng bào.

Nghiên cứu chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho đồng bào tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại vườn quốc gia đông ăm pham, tỉnh attapeu, CHDCND lào​ (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)