Hình những bảng nội quy và cột mốc VQG Đông Ăm Pham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại vườn quốc gia đông ăm pham, tỉnh attapeu, CHDCND lào​ (Trang 67 - 92)

Trong hoạt động quản lý chung mỗi năm Ban Quản lý VQG Đông Ăm Pham đã tổ chức tuyên truyền được hơn 21 lượt trên 11 làng bản với hơn 5.000 lượt người tham gia (Báo cáo Sở Nông Lâm nghiệp, 2016), nội dung tuyên truyền quy định của Luật Lâm nghiệp, Luật Động vật hoang dã, Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường, những quy định về phòng cháy chữa cháy rừng, không khai thác khoảng sản trái phép. Việc tuyên truyền được thực hiện sâu rộng đến mọi đối tượng, đặc biệt chú trọng đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, dân di cư tự do từ đó nâng cao nhận thức của người dân, nêu cao tinh thần tự giác tham gia bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng VQG bền vững.

4.1.2.2.Hoạt động quản lý bảo vệ rừng của SởNông Lâm nghiệp, Ban quản lý VQG Đông Ăm Pham và Phòng Nông Lâm nghiệp huyện

Xác định định đây là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và phải đối mặt với nhiều thách thức, VQG đã thành lập trạm Kiểm lâm và xây dựng mạng lưới quản lý bảo vệ rừng đến địa bàn tất cả các làng bản trong khu vực VQG. Trong năm qua lực lượng Kiểm lâm VQG đã quán triệt và thực hiện chỉ đạo xuyên suốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng theo hướng toàn diện và đồng bộ; bảo vệ tận gốc, ngặn chặn kịp thời các hành vi chặt phá rừng, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, tăng cường pháp chế, thanh tra.

Ban quản lý VQG Đông Ăm Pham đã phối hợp với chính quyền địa phương các làng bản liên quan tổ chức kiểm tra, sửa chữa cộc mốc và bảng

58

nội quy trên ranh giới của VQG. Bên cạnh đó, còn tổ chức tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và môi trường cho các hộ dân nằm trong khu VQG; xây dụng tài liệu, chương trình tuyên truyền, giáo dục môi trường cho các đối tượng học sinh phổ thông và nhân dân trên địa bàn.

Để phòng chống chặt phá rừng và săn bắt động vật hang dã Ban Quản lý VQG đã tăng cường công tác tuần tra kiểm soát tại rừng, đầu tư phương tiện đi lại cho các lực lượng bảo vệ rừng, các phương tiện thông tin và các phương tiện phòng cháy chữa cháy rừng, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng,... Do vậy, đã kiểm soát, ngặn chặn kịp thời và hạn chế được nhiều vụ khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép các đối tượng vi phạm trên địa bàn quản lý, những nơi trước đây được xem là trọng điểm phá rừng đến nay đã giảm hẳn, ngăn chặn được nhiều vụ cháy rừng có nguy cơ bùng phát.

Việc bắt giữ và xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm các vụ khai thác gỗ, khai thác tài nguyên rừng, đất rừng trái phép, săn bắt động vật rừng, vận chuyển buôn bán gỗ, buôn bán động vật rừng và lâm sản ngoài gỗ cần phải tuyên truyền phổ biến pháp luật, xử phạt hành chính theo mức độ năng hay nhẹ căn cứ theo Pháp luật Nhà nước tại Điều 123, 124, 125, 126, 127 Chương XI Luật Lâm nghiệp Lào; Điều 68, 69, 70, 71, 72 Chương VIII Luật Động vật hoang dã và tại Điều 139, 143 Luật hành chính,… Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác tuần tra bảo vệ rừng, song tài nguyên rừng ở đây vẫn bị xâm hại bằng nhiều hình thức khác nhau, kết quả thống kê các vụ vi phạm công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng VQG được thống kê ở Bảng 4.2 và Hình 4.5.

59

Bảng 4.2. Bảng thống kê vi phạm công tác quản lý bảo vệ rừng VQG Đông Ăm Pham.

Đơn vị tính: Số vụ

Năm Tổng

Phát hiện và lập biên bản Kết quả xử lý Phá rừng làm nƣơng rẫy trái phép Khai thác rừng trái phép Vận chuyển, mua, bán trái phép lâm sản Săn bắn Trái phép đọng vật rừng Vi phạm khác Xử lý hình sự Xử lý hành chính 2012 199 125 24 12 24 14 3 196 2013 164 86 31 32 13 2 1 132 2014 141 92 21 16 7 5 - 141 2015 79 41 18 12 2 6 1 78 2016 53 32 5 8 3 5 - 18

(Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Attapeu, 2016.)

Hình 4.5. Tình hình vi phạm công tác Quản lý tài nguyên rừng VQG Đông Ăm Pham.

Nhìn chung, trong giai đoạn 5 năm (2012 - 2016) số vụ vi phạm công tác quản lý tài nguyên rừng có xu hưởng giảm xuống nhiều do là vài năm gần đây Đảng và Nhà nước Lào đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển

0 20 40 60 80 100 120 140 2012 2013 2014 2015 2016

Phá rừng làm nương rẫy trái phép Khai thác rừng trái phép

Vận chuyển, mua, bán trái phép lâm sản Săn bắn trái phép đọng vật rừng Vi phạm khác

Số vụ vi phạm

60

KTXH địa phương nằm mục đích xóa đói giảm nghèo với tính chất “dân giàu nước mạnh” người dân đã có nhiều công ăn việc làm hơn, ngoài làm nương rẫy, khai thác rừng những thanh niên các làng bản còn đi trồng cao su, trồng mía và các công việc khác cho các Công ty doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hình thức vi phạm nhiều nhất trong vài năm trước là phá rừng làm nương rẫy trái phép, khai thác rừng trái phép và vận chuyển, mua bán trái phép lâm sản. Nếu so với những năm trước đây có thể thấy rằng các hành vi vi phạm giảm dần đi và có thể nói rằng công tác Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng VQG Đông Ăm Pham đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần to lớn trong công tác bảo tồn, giữ vững cảnh quan, môi trường sinh thái... Bên cạnh các hình thức vi phạm, thì vấn đề xử lý của kiểm lâm còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là đối với người dân địa phương, không ít trường hợp người dân vi phạm không ký vào biên bản vi phạm, không nộp phạt hành chính.

4.1.2.3. Hoạt động quản lý bảo vệ rừng của chính quyền huyện

Huyện Phu Vông, huyện Xaysettha, huyện Xanxay và huyện Đặc Chưng về cơ bản đã hoàn thành việc giao đất sản xuất nông lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng lâu dài, ổn định mục đích nông lâm nghiệp. Từ năm 2012 - 2015 huyện Phu Vông đã tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho 4 làng Cụm làng Sôm Boun như: Làng Phu Cưa 108 sổ, Làng Phu Nhang 25 sổ, Làng Nặm Xuôn 35 sổ, làng Sôm Boun 61 sổ. Về vấn đề cấp giấy chứng nhận sử dụng dụng đất đai vẫn tiếp tục giải quyết để tránh các hiện tượng tranh chấp hoặc chiếm hữu đất đai của người dân

(Phòng TN&MT huyện Phu Vông, 2015). Sau khi giao đất nông - lâm nghiệp, thì đất đai có chủ thực sự, ý thức bảo vệ và phát triển rừng của người dân được nâng lên rõ rệt, nhiều vấn đề về công tác quản lý bảo tồn tài nguyên rừng VQG đã được quan tâm, chú trọng.

61

4.1.2.4. Hoạt độngtham gia bảo vệ tài nguyên rừng của cộng đồng người dân địa phương

Từ kết quả phỏng vấn 197 hộ gia đình của 4 làng đại diện tại khu vực nghiên cứu thuộc huyện Phu Vông tỉnh Attapeu cho thấy sự tham gia của người dân trong công tác bảo vệ phát triển rừng được thể hiện, Cụ thể:

Bảng 4.3. Sự tham gia công tác quản lý tài nguyên rừng VQG Đông Ăm

Pham của ngƣời dân địa phƣơng.

TT Hoạt động tham gia

Số hộ đƣợc phỏng

vấn

Sự tham gia của ngƣời dân Đã tham gia Nguyện vọng

tham gia Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Xây dựng quy ước bảo vệ rừng 197 0 0 148 75,1

2 Cam kết bảo vệ rừng 197 0 0 197 100,0

3

Tố giác đối tượng vi phạm các quy định hiện hành trong

QLTNR- VQG

197 100 50,8 97 49,2

4 Nhận trồng và chăm sóc rừng 197 0 0 50 25,3

5 PCCCR 197 130 66 67 34,1

(Kết quả phỏng vấn).

Qua bảng trên có thể thấy sự tham gia của người dân địa phương vào công tác quản lý tài nguyên rừng VQG còn rất ít và kết quả phỏng vấn cho biết vài năm gần đây người dân chỉ tham gia vào hai lĩnh vực gồm: Tố giác đối tượng vi phạm các quy định hiện hành trong QLTNR VQG là 100 hộ (khoảng 50,8% của tổng số hộ phỏng vấn) và tham gia PCCCR là 130 hộ (khoảng 66%). Tuy nhiên, người dân địa phương có nguyện vọng tham gia bảo vệ tài nguyên rừng VQG khá cao nhất là cam kết bảo vệ rừng chiếm 100% của tổng số hộ phỏng vấn và thấp nhất là phần nhận trồng và chăm sóc

62

rừng chỉ có 25,3% của tổng số hộ có nguyện vọng tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng vì đa số người dân họ cho rằng họ chưa đủ khả năng về kỹ thuật trồng trọt và nguồn lực lao động quá ít nên khó thực hiện.

Nhìn chung trong các cộng đồng làng bản đã có nhiều sự thay đổi trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, họ tham gia vào việc tố giác đối tượng khai thác, mua bán và vận chuyển tài nguyên rừng trái phép và PCCCR cùng với lực lượng Kiểm lâm đí bàn trong các đợt truy quét các hoạt động xâm hại trái phép đến rừng và đa dạng sinh học. Tuy nhiên mức độ tham gia của các cộng đồng dân cư tại 4 làng cũng chưa hoàn toàn là tự nguyện, bởi họ chưa coi tài nguyên rừng là của chính mình, của người thân và của cộng đồng. Do đó, một bộ phận người dân trong cộng đồng vẫn thường xuyên vào rừng bẫy, bắt động vật rừng, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Nhận xét: Làng là đơn vị hành chính cơ sở quan hệ trực tiếp với người dân. Giữa chính quyền làng với người dân không chỉ mối quan hệ hành chính mà còn có quan hệ gia tộc, xóm làng, những tập quán tốt đẹp cũng như một tập quá cổ xưa. Chính quyền làng bản cũng là trung tâm của các mối quan hệ giữa cộng đồng và các bên liên quan trong quản lý rừng cộng đồng; Để chỉ đạo quản lý rừng cộng đồng ở cấp làng đáp ứng các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên của VQG, đồng thời bảo đảm mục tiêu phát triển cộng đồng làng bản; Giám sát, đánh giá các hoạt động quản lý rừng cộng đồng của làng bản; Phối hợp các hoạt động quản lý tài nguyên của VQG với các làng bản và giải quyết mẫu thuẫn giữa các cộng đồng.

Nhìn chung, chính quyền địa phương ở khu vực này chưa thể hiện được hết vai trò của Nhà nước trong kiểm soát các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên rừng dẫn đến rừng vẫn tiếp tục bị tan phá, làm nương rẫy bừa bãi, thú rừng vẫn bị săn bắt. Về vấn đề trên chính quyền làng bản lại chưa có những biện pháp xử lý triệt trường hợp vi phạm pháp luật lâm nghiệp.

63

4.1.2.5. Những bất cập và khó khăn đang đối đầu trong công tác quản lý tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham

Qua điều tra phỏng vấn người dân địa phương 4 làng nghiên cứu đã xác định được những bất cập và khó khăn tại khu vực nghiên cứu, Cụ thể:

Những bất cập:

Qua trao đổi, thảo luận với người dân và chính quyền địa phương cho biết: Những bất cập chủ yếu đang đối đầu trong công tác quản lý tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham là tình trạng khai thác rừng làm nương rẫy của người dân, khai thác gỗ trái phép và săn bắt động vật rừng. Những bất cập này trước hết là do công tác tuyên truyền giáo dục, luật lệ, tập hợp các tầng lớp nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế.

Ban ngành quản lý chưa phát huy được năng lực cộng đồng và chưa nâng cao được nhận thức của người dân về công tác kinh doanh, lợi dụng rừng và phát triển kinh tế đồi rừng. Để làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương trước hết phải nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền của địa phương, phát triển kinh tế nghề rừng theo quy hoạch, kế hoạch đúng quy định của pháp luật, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa nghề rừng, quan tâm đến lợi ích và nâng cao trách nghiệm của chủ rừng, phát huy năng lực cộng đồng để phát triển nghề rừng theo hướng bền vững.

Những khó khăn:

Hiện nay, VQG Đông Ăm Pham vẫn chưa hoàn thành cắm mốc, phân định ranh giới với các làng bản nằm trong VQG (Phân khu quản lý & sử dụng) do nhiều yếu tố khách quan, chỉ hoàn thiện cắm mốc khu biên giới VQG. Theo kế hoạch của Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Attapeu (2016) cho biết: Trong năm 2017 sẽ hoàn thiện việc cắm mốc, phân khu quản lý VQG Đông Ăm Pham nhằm làm tốt công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và việc cắm mốc ranh giới nhằm xác lập tính pháp lý trong việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Tuy nhiên, việc

64

cắm mốc cũng chưa thể ngăn cản được những tác động của người dân địa phương vào tài nguyên rừng. Bởi nơi đây đã từng là nơi cung cấp một số nhu cầu tất yếu cho cuộc sống hàng ngày của họ từ trước đến nay.

Qua kết quả điều tra và nguồn thông tin thu thập được cho thấy rằng hiện nay còn có nhiều bất cập và khó khăn đang đối đầu từ phía cộng đồng người dân địa phương trong công tác quản lý tài nguyên rừng tại VQG Đông Ăm Pham, Cụ thể:

Nhu cầu và khả năngđáp ứng tiền mặt của người dân

Nhu cầu cuộc sống của con người có nhiều thứ vật chất và tinh thần cần thiết, nhưng không phải cái gì cũng làm ra được, mà phải sử dụng tiền mặt để mua bán. Đặc biệt hiện nay sản xuất hàng hóa theo kinh tế thị trường, con người không còn sống theo chế độ tự cung tự cấp, tự sản xuất tiêu dùng.

Đối với người dân các làng bản nằm trong VQG Đông Ăm Pham để đáp ứng được nhu cầu cuộc sống về lương thực và các khoản thiết yếu khác, mỗi hộ gia đình phải sử dụng rất nhiều tiền mặt. Trong khi nguồn thu nhập từ canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và các nguồn khác không đáp ứng đủ nhu cầu của cộng đồng, thì người dân đã tìm kiếm một giải pháp khác cho mình, đó là khai thác các sản phẩm từ tài nguyên rừng tại chỗ để bán lấy tiền phục vụ cho nhu câu sinh hoạt hàng ngày gây thiệt hại lớn cho tài nguyên rừng và đặc biệt là gây kho khăn cho công tác quản lý tài nguyên rừng ở địa phương.

Hoàn cảnh kinh tế của người dân

Các làng bản trong khu vực nghiên cứu đều là thuần nông, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ nghèo đói trong toàn vùng chiếm 19,27%, trong Làng Phu Nhang có tỷ lệ ngheo đói lớn nhất (51,51%), tiếp theo là làng Sôm Boun (17,67%). Nghèo đói là nguyên nhân làm cho họ ít có điều kiện để quan tâm đến việc bảo vệ tài nguyên rừng. Trong nhiều trường hợp họ còn tham gia vào việc phá trường lấy đất canh tác hoặc khai thác gỗ trái phép và săn bắt thú rừng để duy trì cuộc sống hàng ngày.

65

Nền sản xuất tự cung tự cấp, giới hạn trong hộ gia đình

Trong điều kiện phân bố dân cư không đồng đều, chủ yếu tập trung những nơi khu đất mặt bằng, ven đường lớn và gần sông suối, các dịch vụ gần như không phát triển, người dân có xu hướng duy trì cuộc sống tự cấp tự túc. Mỗi gia đình như một đơn vị kinh tế khép kín từ sản xuất đến lưu thông phân phối, tiêu dùng, tích lũy. Cuộc sống tự cung tự cấp dựa vào tài nguyên thiên nhiên là chính đã làm giảm sự phụ thuộc và nhu cầu liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng. Nó chẳng những không khuyến khích quá trình phân công lao động xã hội và quá trình hình thành tương hỗ giữa các hộ gia đình mà có xu hướng tạo nên những mẫu thuận và đẩy họ xa nhau trong quá trình cạnh tranh vì các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Trình độ dân trí và ý thức chấp hành luật

Người dân ở đây có trình độ dân trí thấp và họ chủ yếu là dân tộc thiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại vườn quốc gia đông ăm pham, tỉnh attapeu, CHDCND lào​ (Trang 67 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)