Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng quản lýNSX

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 43 - 45)

Phần I : MỞ ĐẦU

Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3. Nội dung và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng của quản lýNSX

1.3.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng quản lýNSX

1.3.2.1.Cơ chế, chính sách, pháp luật

Cơ chế, chính sách, pháp luật là những văn bản của nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý NSX.

Thể chế tài chính quy định quy trình, nội dung lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSX; quy định phạm vi, đối tượng, thu, chi của cấp chính quyền xã; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý, sử dụng NSX. Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu.

1.3.2.2. Trình độ cán bộ quản lý NSX

Cán bộ là nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả công việc. Trong đó trình độ của cán bộ có ý nghĩa quan trọng. Cán bộ có trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm tốt sẽ là điều kiện cần trước tiên để hoàn thành tốt công việc được giao.

Đối với quản lý NSNN nói chung và quản lý NSX nói riêng, trình độ cán bộ quản lý NSX là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công chất lượng của công tác quản lý NSX, nhất là trình độ và phương pháp quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý NSX. Cán bộ quản lý NSX có trình độ quản lý tốt và phương pháp quản lý khoa học thì hiệu quả quản lý NSX sẽ rất cao.

1.3.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Sự phát triển KT – XH ảnh hưởng đến tốc độ tăng, giảm thu, chi NSNN nói chung và NSX nói riêng.

Khi KT - XH ở địa phương phát triển, nguồn thu thuế cho NSNN tăng vì các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh gặp nhiều thuận lợi và lợi nhuận. Nhưng khi nền kinh tế địa phương phát triển chậm, lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đình trệ, hàng tồn kho nhiều thì việc huy động nguồn thu vào NSNN từ thuế, phí gặp nhiều khó khăn vì doanh thu của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thấp, tình trạng lỗ trong sản xuất kinh doanh diễn ra phổ biến.

Mặt khác khi xã hội phát triển thì cần phải bố trí nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tăng lên. Khi đó các nhà hoạch định chính sách phải tính toán đầu tư công như thế nào cho hợp lý, hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát.

1.3.2.4. Trình độ ứng dụng CNTT

Sự phát triển và ứng dụng CNN là quy luật, là xu thế tất yếu để phát triển trong mọi lĩnh vực nói chung. Trong công tác lãnh đạo, quản lý, để đạt hiệu quả cao, yêu phải ứng dụng CNTT. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cơ sở vật chất, sự phát triển của công nghệ, trình độ uứng dụng.

Trong công tác quản lý NSX, cần phải phát triển hệ thống công nghệ thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý là nhiệm vụ quan trọng của cấp xã. Điều đó giúp thực hiện các nội dung của công tác quản lý NSX thuận lợi, khoa học, đồng thời tăng cường kêt nối trong hệ thống quản lý NSNN.

1.4. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã của một số địa phương và bài học cho huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)