Phần I : MỞ ĐẦU
Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.4. Đánh giá quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú
2.4.3. Đánh giá công tác chấp hành dự toán
2.4.3.1. Kết quả đạt được
- Qua kết quả điều tra đối với cán bộ theo dõi thu ngân sách của các xã và của phòng TC - KH của Huyện: có 20/23 xã, thị trấn nắm được mức thu và thu đúng mức thu được nhà nước quy định chiếm 86,9% số xã, thị trấn.
- Chi thường xuyên đã đảm bảo ít nhất ở mức tối thiểu cho hoạt động của
bộ máy chính quyền, số chi năm sau cao hơn năm trước và bình quân hàng năm tăng 5,1 %, chi đầu tư phát triển tăng bình quân 6,1 %.
- Hiệu lực QLNN được giữ vững. Đồng thời vai trò của các tổ chức đoàn thể được nêu cao và phát huy tác dụng. 100 % số xã, thị trấn có nhà văn hoá khu dân cư, có trạm y tế, trường học, trụ sở khang trang, kiên cố; đời sống kinh
tế xã hội của địa phương được cải thiện đáng kể, thu nhập người dân bình quân tăng 9 % năm làm cho bộ mặt các vùng nông thôn có nhiều thay đổi, uy tín của đảng và nhà nước tại cơ sở được củng cố và giữ vững.
2.4.3.2. Hạn chế
- Còn tình trạng thu dồn, thu góp (các khoản thu thường dồn về cuối năm, chứ không thực hiện đúng theo kế hoạch đặt ra).
- Chưa kịp rà soát lại hết các nguồn thu, các nhiệm vụ chi trước ngày 31/12 năm tài chính.
Đối với khoản thu đóng góp tự nguyện của nhân dân: quỹ an ninh - quốc phòng theo Nghị quyết số 35/2002/NQ-HĐND ngày 3/7/2002 của HĐND tỉnh Phú Thọ thì mức thu là 10.000đ/hộ/năm, nhưng khi thực hiện xã Đông Cửu, xã Tân Minh lại thu thấp hơn mức thu mà HĐND tỉnh quy định, thu với mức 7.000đ/hộ/năm với lý do thu nhập của người dân trên địa bàn còn thấp để thu được thuận lợi nên thu như thế dễ vận động được người dân đóng góp đầy đủ; có những địa phương lại thu theo khẩu để nâng cao mức huy động vào ngân sách như xã Văn Miếu thu 3.000đ/khẩu/năm như vậy nếu tính bình quân 01 hộ có 4 khẩu thì các địa phương này đã thu cao hơn mức quy định ít nhất là 2.000đ/hộ/năm.
Chưa thống kê đầy số hộ kinh doanh trên địa bàn và số doanh thu tính thuế để kiểm soát nguồn thu cơ quan thuế điều tiết, vì vậy đây là kẽ hở để các tổ đội thuế lợi dụng để điều chuyển nguồn thu ngân sách của các xã, thị trấn. Điều tra 23 xã thị trấn, chỉ có 07 xã, 01 thị trấn Thanh Sơn tiến hành thống kê số hộ kinh doanh và thuế đã nộp của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn mình quản lý, các xã thị trấn còn lại thì xác định đây là nghiã vụ của cơ quan thuế nên không có trách nhiệm quan tâm theo dõi.
Tình trạng nợ đọng thu vẫn còn tồn tại
+ Với khoản thu đất công ích và hoa lợi công sản tồn đọng trong dân năm 2016 là 150,9 triệu đồng, năm 2017 là: 130,7 triệu đồng, năm 2018 là
160,1 triệu đồng. Các địa phương tồn đọng lớn như: xã Thắng Sơn (37 triệu đồng), xã Yên Lương (40 triệu đồng)
+ Đối với khoản thu phân chia tỷ lệ điều tiết ,khoản thu phí bảo vệ môi trường năm 2017 chỉ đạt 55,8 % so với dự toán dẫn đến nhiều xã mất cân đối ngân sách phải xin hỗ trợ cân đối từ ngân sách cấp trên để đảm bảo cân đối ngân sách.
- Vẫn còn xảy ra những vi phạm như việc chi tiêu không đúng chế độ nhà nước như hội nghị, tiếp khách, nhiều khoản chi không đúng mục đích, vẫn còn có những biểu hiện hợp lý hoá chứng từ trong chi tiêu và tư tưởng tư lợi cá nhân trong quản lý NSX.
- Quản lý sử dụng nguồn dự phòng ngân sách còn chưa đúng theo quy định. Từ việc trích lập dự phòng chưa đạt mức 2% dự toán chi tới việc sử dụng nguồn dự phòng để chi thường xuyên, không báo cáo HĐND xã, dẫn đến kém hiệu quả trong sử dụng, QL NSX
2.4.3.3. Nguyên nhân
- Đối với khoản thu từ đất công ích và hoa lợi công sản, việc giao kế hoạch và xây dựng kế hoạch không sát với thực tế sử dụng. Khi giao chỉ tiêu, UBND Huyện căn cứ vào kế hoạch tổng quỹ đất, mà chưa tính hết được hiện tại quỹ đất này đã sử dụng như thế nào, còn lại bao nhiêu.
- Tâm lý của người dân vùng nông thôn khi nộp tiền thường không theo mốc thời gian quy định, mà nộp theo thời gian bất kỳ. Thường do các khoản thu nhập của người dân dồn về cuối năm nên khi đó họ mới có điều kiện để nộp tiền.
- Việc UBND các xã, thị trấn thực hiện thu khoán đối với các tổ chức, cá nhân dẫn tới buông lỏng quản lý để các tổ chức cá nhân này thu tùy tiện thu cao hơn mức thu phí, giá dịch vụ đã được HĐND tỉnh quy định, trái với Luật phí và lệ phí, qua điều tra tại 23/23 xã, thị trấn thì có 21 đơn vị thu đúng mức thu
được HĐND tỉnh quy định 2 đơn vị thu sai mức thu được HĐND tỉnh quy định (chiếm 8,6 % số xã, thị trấn của huyện).
Thực hiện giao thầu, khoán không đến nơi đến chốn, việc giao thầu chưa đúng nguyến tắc. Chẳng hạn xã Thạch Khoán khi cho thuê ao đầm hồ thuộc quỹ đất 5% của xã, năm 2018 đã thực hiện giao khoán 6,7 ha một lần cho nhiều năm và thu tiền một lần dẫn đến khoản thu đất công ích năm 2016 vượt nhiều so với dự toán đầu năm; xã Yên Lương giao kế hoạch thu 50 triệu đồng, thực hiện 30 triệu đồng trong khi tiềm năng có nhưng không khai thác, điều này cho thấy việc giao chưa đúng đối tượng, chưa đúng quy trình dẫn đến khai thác không có hiệu quả, không đúng với tiềm năng.
Nhiều xã thực hiện thu nhưng không làm thủ tục nộp vào ngân sách, quá trình thu không sử dụng biên lai thu tiền do Bộ Tài chính phát hành mà chỉ viết phiếu thu hoặc ký sổ: xã Yên Lương tồn 7,34 triệu đồng; xã Đông Cửu tồn 4,37 triệu đồng, xã Tân Minh tồn 6,52 triệu đồng… Xã Hương Cần thực hiện thu không sử dụng biên lai theo quy định mà chỉ thực hiện thanh toán sổ tay với các trưởng khu hành chính; không thực hiện hạch toán vào các sổ thu theo quy định của nhà nước.