Đánh giá về việc quán triệt, thực hiện các văn bản về QLNSNN

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 85 - 86)

Phần I : MỞ ĐẦU

Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.4. Đánh giá quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú

2.4.1. Đánh giá về việc quán triệt, thực hiện các văn bản về QLNSNN

2.4.1.1. Kết quả đạt được

Các văn bản về QLNSNN, QLNSX của Trung ương, của Tỉnh, của cấp trên đều được quán triệt, thực hiện đầy đủ, kịp thời đúng quy định.

Trong xây dựng các văn bản về QLNSX của địa phương đã bám sát quy định, hướng dẫn và văn bản của cấp trên, đảm bảo văn bản địa phương khi xây dựng, ban hành không trái, không ngược, không sai so với quy định của cấp trên. Nội dung dự toán thu chi ngân sách của đại phương được xây dựng hàng năm, cơ bản phù hợp đặc điểm, yêu cầu của cơ sở, thực hiện chế độ công khai NSNN trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, giám sát.

2.4.1.2. Hạn chế

Nội dung công khai NSNN còn hạn chế: chưa thể hiện nội dung đánh giá mức độ thực hiện, hiệu quả thực hiện... nên người dân khi tiếp cận không dễ hiểu, không dễ đánh giá.

2.4.1.3. Nguyên nhân

Đối với HĐND các xã còn coi việc quản lý, điều hành ngân sách là của UBND cùng cấp nên chưa thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc thực hiện Nghị quyết của HĐND cấp trên. Cơ chế tham gia giám sát ngân sách địa phương thông qua Hội đồng nhân dân (HĐND), Mặt trận tổ quốc (MTTQ) chưa phát huy hiệu quả. Các đại biểu HĐND, MTTQ cấp cơ sở chưa thực sự phát huy vai trò đại diện người dân của mình.

Một số chủ tài khoản không được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kế toán, còn chủ quan công tác quản lý, điều hành ngân sách xã, cán bộ kế toán một số nơi chưa chủ động nghiên cứu Luật và các vản bản liên quan.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 85 - 86)