Phần I : MỞ ĐẦU
Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn,
3.2.1. Hoàn thiện quy định, quy chế quản lý ngân sách xã
Đối với QLNSX trên địa bàn huyện Thanh Sơn, để hoàn thiện quy định, quy chế cần tập trung vào việc phân định phân cấp QLNSX. Cụ thể:
- Xác định rõ các quy định về phân định nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền theo phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.
Các xã hướng tới từng bước tăng sự tự chủ nguồn thu cho địa phương mình. Nhất là với những nguồn thu địa phương được hưởng 100%, những nguồn thu gắn với việc quản lý và cung ứng dịch vụ công tại địa phương.
Trên thực tế có tình trạng một số khoản thu Huyện đã định mức thuế, tuy nhiên khi thực hiện thì mỗi xã đưa ra một mức khác nhau điều này khó cho công tác quản lý. Vì vậy Huyện Thanh Sơn đưa ra quyết định rõ hơn về tỷ lệ điều tiết các khoản thuế, phí, lệ phí cho các xã.
HĐND tỉnh xây dựng cơ chế phân cấp quản lý hợp lý, rõ ràng phù hợp với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với cấp xã. Nếu điều kiện cho phép HĐND tỉnh có thể xem xét việc phân cấp cho chính quyền xã có nguồn thu độc lập tương đối. Đây sẽ là động lực để NSX tích cực và chủ động hơn trong việc nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu, từ đó không bị lệ thuộc quá nhiều vào cấp trên.
- Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu cho phù hợp
Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu đã được Trung ương ban hành. Tuy nhiên Trung ương chỉ ban hành tiêu chuẩn, định mức chủ yếu, cơ bản nhất, có tính thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Về đến mỗi địa phương, trên cơ sở tiêu chuẩn định mức của Trung ương, sẽ đưa ra định mức phân bổ chi tiêu phù hợp địa phương và đảm bảo đúng quy định.
Đối với các xã ở huyện Thanh Sơn, hệ thống các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đã được xây dựng. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, nhiều nội dung đã không còn phù hợp, nhưng chưa được sửa đổi, tạo nên những bất cập. Vì vậy, trong thời gian tới, các địa phương cần phải thường xuyên rà soát và thay đổi để đáp ứng yêu cầu hội nhập và tốc độ tăng giá. Trên cơ sở rà soát các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu cần xóa bỏ các định mức, tiêu chuẩn lạc hậu, không còn phù hợp; giữ lại những định mức tiêu chuẩn vần còn phù hợp và ban hành đủ các định mức có tính khoa học và khả thi cần thiết cho quản lý tài chính, ngân sách ở địa phương.
- Thực tế đã chứng minh nơi nào làm tốt công tác quản lý NSX bởi luôn có sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và siwj tham gia của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị là điều kiện quan trọng đảm bảo các nguồn thu – chi – quyết toán NSX được thực hiện nghiêm túc. Nơi nào không có sự lãnh chỉ đạo đúng sẽ khiến công tác quản lý NSX gặp khó khăn, lúng túng trong hoạt động. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa vai trò của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và các cơ quan chức năng đối với công tác quản lý NSX, nhất là trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát NSX.
Quán triệt sâu sắc nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, HĐND xã đưa ra chủ trương, nghị quyết thực hiện về dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm theo Luật NSNN đồng thời giám sát chặt chẽ việc chấp hành dự toán, quyết toán của UBND cấp xã.
UBND cấp xã chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết của HĐND cấp xã về dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm, các cấp, các ngành tham gia phối hợp với HĐND cấp xã thực hiện giám sát việc chấp hành, điều hành của UBND cấp xã về thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ, HĐND cấp xã đã đề ra.