Định hướng phát triển và quản lý ngân sách xã của huyện Thanh Sơn tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 94 - 97)

Phần I : MỞ ĐẦU

Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. Định hướng phát triển và quản lý ngân sách xã của huyện Thanh Sơn tỉnh

3.1. Định hướng phát triển và quản lý ngân sách xã của huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ

3.1.1.Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2021 - 2025

Để khai thác tiềm năng, lợi thế trên mọi lĩnh vực, trong thời gian tới, huyện Thanh Sơn đã xác định tập trung các nội dung cơ bản sau:

“Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện khâu đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT - XH. Tích cực huy động và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trung hạn từ ngân sách cấp trên, từ các chương trình nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, giao thông nông thôn, chương trình 135 và các nguồn vốn xã hội hóa; đồng thời đẩy mạnh quy hoạch, triển khai đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng thị trấn Thanh Sơn theo quy hoạch và đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm như đường giao thông liên huyện Thanh Thuỷ- Thanh Sơn, đường Trung tâm Thị trấn Thanh Sơn, cầu qua sông Bần xã Võ Miếu, cải tạo nâng cấp tuyến đường từ Võ Miếu đi Thượng Cửu,... Huyện đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với đầu tư phát triển vùng sản xuất nguyên liệu; tập trung ưu tiên nguồn lực phát triển kinh tế đồi rừng để tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; duy trì ổn định tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh, bền vững trong thời gian tới, huyện Thanh Sơn tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế và tầng lớp nhân dân; khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh. Tập trung sự chỉ đạo và

nguồn lực thực hiện tốt 2 khâu đột phá là đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với đầu tư phát triển vùng sản xuất nguyên liệu và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, tạo nền tảng vững chắc xây dựng huyện nông thôn mới.

Tiếp tục đổi mới các hoạt động tài chính, tín dụng; tăng thu ngân sách, đảm bảo các cân đối lớn về thu, chi ngân sách; thu ngân sách hàng năm tăng từ 15% trở lên. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các hoạt động sự nghiệp công lập, thực hiện nghiêm túc tiết kiệm, hiệu quả dự toán chi ngân sách hàng năm. Phấn đấu tăng nguồn vốn hàng năm từ 18% trở lên, đảm bảo nhu cầu vay của các thành phần kinh tế. Dư nợ cho vay hàng năm tăng 18% trở lên, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 1%. Chú trọng cho vay vốn hộ nghèo, cận nghèo, cho vay vốn giải quyết việc làm và cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh nhất là đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác có dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả”.[18]

3.1.2. Định hướng hoạt động tài chính tín dụng giai đoạn 2020 – 2025

Tiếp tục đổi mới các hoạt động tài chính, tín dụng; tăng thu ngân sách, đảm bảo các cân đối lớn về thu, chi ngân sách; thu ngân sách hàng năm tăng từ 15% trở lên. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các hoạt động sự nghiệp công lập, thực hiện nghiêm túc tiết kiệm, hiệu quả dự toán chi ngân sách hàng năm. Phấn đấu tăng nguồn vốn hàng năm từ 18% trở lên, đảm bảo nhu cầu vay của các thành phần kinh tế. Dư nợ cho vay hàng năm tăng 18% trở lên, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 1%. Chú trọng cho vay vốn hộ nghèo, cận nghèo, cho vay vốn giải quyết việc làm và cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh nhất là đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác có dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả. [18]

3.1.3. Định hướng quản lý ngân sách xã

“Thứ nhất: tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo sát sao, kiểm tra thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan chức năng đối với công tác QL NSX.

Thứ hai: tuyên truyền phổ biến Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, các văn bản quy định về QLNSX sâu rộng cho từng đối tượng cán bộ, từng người dân để họ hiểu và thực hiện theo Luật. Thứ ba: khai thác có hiệu quả nguồn thu NSNN trên địa bàn. Trong đó, có cơ chế tạo điều kiện cho NSX đa dạng hóa nguồn thu, tập trung khai thác hết khả năng tiềm tàng của địa phương, tổ chức bồi dưỡng lâu dài cho NSX.

Thứ tư: tổ chức chi NSX phải thực hiện đúng dự toán đã phê duyệt. Kiên quyết xử lý các trường hợp thu - chi bỏ ngoài hệ thống ngoài sổ sách kế toán.

Thứ năm: Tiếp tục thực hiện công tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác QLNSX, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính - kế toán. Phải phân công công việc gắn trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ về quản lý thu - chi NSX. Kiên quyết thay thế những cán bộ không đủ trình độ, năng lực, kém phẩm chất đạo đức. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, trình độ tin học đáp ứng với những yêu cầu QLNSX trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị tiên tiến để đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán NSX yên tâm công tác, phát huy hết khả năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ sáu: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của NSX. Đôn đốc các khoản thu nộp kịp thời, đúng tiến độ. Có sự điều chỉnh kịp thời kế hoạch thu khi có những phát sinh. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách xã thông qua hệ thống kiểm soát chi của KBNN Huyện. Đối với cán bộ chuyên quản ngân sách xã của phòng Tài chính - kế hoạch phải thường

xuyên nắm bắt cơ sở, kịp thời phát hiện và có uốn nắn kịp thời, tránh để xảy ra những sai phạm đáng tiếc”.[36]

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)