Phần I : MỞ ĐẦU
Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn,
3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý ngân sách
Năm 2015 UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ngành tài chính đến năm 2020. Thực hiện kế hoạch đó, trong 5 năm qua ngành tài chính tỉnh đã xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính thích hợp, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo tin học hóa toàn bộ các quy trình nghiệp vụ, hỗ trợ tốt công tác chỉ đạo, điều hành và hoạch định chính sách, cung cấp số liệu kịp thời, đầy đủ, chính xác cho
công tác thống kê, phân tích, dự báo, mở rộng dịch vụ điện tử phục vụ cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, các tổ chức KT – XH và công dân.
Về phía Sở Tài chính Phú Thọ đã phê duyệt và đang triển khai đề án ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính tỉnh Phú Thọ. Bố trí dự toán kinh phí 130 triệu đồng/huyện. 20 triệu đồng/xã để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính ngân sách. Chính vì vậy đây là những thuận lợi cơ bản để Huyện Thanh Sơn ứng dụng công nghệ vào quản lý ngân sách huyện nói chung và NSX nói riêng.
Đối với các xã việc ứng dụng CNTT tập trung trong việc lập dự toán, phân bổ dự toán NSNN, điều hành ngân sách, quyết toán ngân sách thực hiện theo một quy trình thống nhất trên địa bàn Huyện, qua đó TC-KH huyện có được thông tin về tình hình quản lý ngân sách xã, phường một cách nhanh nhất thuận tiện cho việc triển khai điều hành, xử lý các vấn đề.
Để thực hiện ứng dụng CNTT yêu cầu mỗi xã trang bị 01 bộ máy vi tính cấu hình cao + 01 máy in + 01 modem kết nối INTERNET tốc độ cao, lựa chọn phần mềm quản lý, đào tạo cán bộ kế toán sử dụng phần mềm kế toán NSX, sử dụng hòm thư điện tử để truyền số liệu báo cáo về phòng TC-KH.
Phần mềm kế toán: tất cả các xã, phường trên địa bàn Huyện sẽ sử dụng phần mềm kế toán ngân sách xã thống nhất do Bộ Tài chính cung cấp, đơn giản, dễ cài đặt và quản trị, kinh phí triển khai từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng phù hợp với trình độ của xã, thị trấn. Thống nhất sử dụng phần mềm quản lý tài sản, quản lý dữ liệu đất công ích, quản lý thông tin thu ngân sách áp dụng công nghệ điện toán đám mây để lưu trữ dữ liệu. Tăng khả năng tương tác với Phòng TC-KH để kịp thời theo dõi, quản lý.
Phòng TC – KH Huyện sẽ phối hợp cùng Phòng Tin học thống kê của Sở Tài chính cử cán bộ tham gia cài đặt phần mềm và đào tạo cán bộ. Tuy nhiên do trình độ tin học của đội ngũ cán bộ TC – KT của huyện chưa đồng đều vì thế cần phân loại đối tượng theo trình độ để đào tạo: nhóm đối tượng chưa qua
đào tạo hoặc chưa quen sử dụng máy vi tính và mạng Internet, nhóm đã quen sử dụng máy vi tính và mạng Internet.
Nhóm đối tượng chưa qua đào tạo hoặc chưa quen sử dụng máy vi tính và mạng Internet sẽ cử đi đào tạo tại Trung tâm tin học ngoại ngữ của tỉnh Phú Thọ thời gian là 30 ngày. Sau khi kết thúc khóa đào tạo sẽ cùng nhóm đối tượng thứ hai thực hiện đào tạo sử dụng phần mềm kế toán ngân sách xã và thực hiện truyền số liệu báo cáo qua hệ thống mạng Internet. Thời gian đào tạo 15 ngày. Qua khoá đào tạo yêu cầu các học viên phải nắm được cách nhập dự toán, nhập chứng từ kế toán, in hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo Dự toán, Quyết toán và thực hiện kết xuất thông tin từ phần mềm kế toán ra EXCEL sử dụng hộp thư điện tử truyền số liệu.
Kết thúc khoá đào tạo các học viên trở về địa phương thực hành luôn việc nhập dự toán và chứng từ thực tế phát sinh ở đơn vị mình, lập đủ các hệ thống báo cáo và gửi báo cáo về phòng tài chính - kế hoạch Huyện thông qua một hòm thư điện tử đã được khai báo. Phòng tài chính - kế hoạch Huyện sẽ phân công 01 cán bộ theo dõi ngân sách xã, phường làm nhiệm vụ khai thác số liệu báo cáo của các xã, thị trấn gửi tổng hợp để phân tích thông tin cung cấp cho lãnh đạo phòng để chỉ đạo.
Việc ứng dụng CNTT giúp hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ, thực hiện theo một quy trình thống nhất trên toàn địa bàn Huyện. Kết qảu này giúp giảm bớt các khâu ghi chép thủ công. Và quan trọng là giúp thuận lợi trong công tác chỉ đạo từ phòng TC-KH của Huyện, nâng cao hiệu quả công việc, rút ngắn thời gian lập báo báo, gửi báo cáo theo quý, theo năm.
Đối với cán bộ TC – KT của các xã sẽ giảm bớt khối lượng ghi chép sổ sách kế toán, tính toán lên hệ thống báo biểu, dành nhiều thời gian cho công tác quản lý, bao quát được hết các hoạt động tài chính ở địa phương.
Đối với phòng TC – KH do nhận được thông tin từ các báo cáo của các xã gửi lên nhanh hơn sẽ nhận ra những yếu điểm để chỉ đạo khắc phục kịp thời.
Tiểu kết chương 3
Xuất phát từ định hướng phát triển KT – XH và quản lý NSX của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, luận văn đã đưa ra các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý NSX của huyện. Trong những giaitr pháp được đưa ra luôn coi phát triển kinh tế là trọng tâm, trung tâm của sự phát triển KT – XH , từ đó vạch ra phương hướng phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển của sự nghiệp CNH, HĐH… Để có được điều đó, các cơ quan chức năng Nhà nước phải có chính sách phù hợp, chế độ đãi ngộ hợp lý và quan tâm đúng mức đến vấn đề quản lý NSX. Có như vậy thì vấn đề NSX nói riêng và NSNN nói chung ngày càng được đảm bảo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của cả nước nói chung và của tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh Sơn nói riêng.