Đánh giá công tác quyết toán

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 94)

Phần I : MỞ ĐẦU

Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.4. Đánh giá quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú

2.4.4. Đánh giá công tác quyết toán

2.4.4.1. Kết quả đạt được

Công tác kế toán NSX cũng được các xã triển khai khá tốt và kịp thời theo quy định.

Việc chi thu có đã đi vào hệ thống rõ ràng, quyết toán rành mạch, bám sát kế hoạch, đồng thời thực hiện mở đầy đủ hệ thống tài khoản thu, chi, tiền gửi tại KBNN các huyện và thực hiện quản lý, kiểm soát thu, chi qua hệ thống KBNN. Đa số các xã khắc phục được tình trạng nợ đọng kéo dài, nhất là với các công trình xây dựng cơ bản.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành NSX ngày càng cao, huyện đã quan tâm và chỉ đạo thường xuyên công tác bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ, bình

quân hàng năm có từ 3 - 5 cán bộ được đào tạo, tập huấn tại tỉnh (100% số xã được huấn luyện qua các lớp ngắn hạn). Trong đó chủ yếu là đội ngũ chủ tài khoản NSX và kế toán NSX.

2.4.4.2. Hạn chế

Công tác quyết toán ngân sách đạt chất lượng chưa cao. Các đơn vị địa phương chưa chấp hành nghiêm chỉnh Pháp lệnh kế toán thống kê về chế độ chứng từ về nguyên tắc ghi sổ hạch toán mục lục NSNN.

Cán bộ kế toán chưa thật sự độc lập về chuyên môn nghiệp vụ theo chế độ kế toán báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm gửi cơ quan tổng hợp còn chậm. Theo quy định của Bộ Tài chính thì thời gian gửi báo cáo quyết toán như sau: Đơn vị dự toán cấp I gửi chậm nhất là ngày 25 sau khi kết thúc quý (đối với báo cáo kế toán hàng quý) chậm nhất là ngày 15/2 năm sau ( đối với báo cáo năm) đối với UBND các xã thị trấn chậm nhất là ngày 15 sau khi kết thúc quý và ngày 15/2 năm sau. Nhưng các cơ quan đơn vị thường không lập và không gửi báo cáo quyết toán quý và sau tháng 3 mới gửi báo cáo quyết toán năm điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ lập báo cáo ngân sách của huyện và việc phân tích đánh giá công tác chấp hành dự toán ngân sách trong năm.

2.4.4.3. Nguyên nhân

Do trình độ của cán bộ kế toán NSX còn hạn chế, trong khi hệ thống sổ sách, tài khoản kế toán còn tương đối nhiều, cho nên việc ghi chép, vào sổ còn chưa đầy đủ và kịp thời, gây khó khăn trong việc tổng hợp lập báo cáo thu chi. Phòng TC - KH huyện Thanh Sơn chưa có các văn bản hướng dẫn, nhắc nhở đối với các đơn vị chưa thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục xét duyệt báo cáo quyết toán, chưa nhắc nhở các đơn vị xã, thị trấn chưa thông qua HĐND xã đã lập hồ sơ quyết toán gửi phòng Tài chính - Kế hoạch. Chưa nhắc nhở các đơn vị không nộp phê duyệt báo cáo quyết toán của HĐND xã.

Tiểu kết chương 2

Nội dung của chương 2 làm rõ tình hình và đánh giá thực trạng công tác QLNSX: về các văn bản, quy định; về lập dụ toán, về chấp hành dự toán và vè quyết toán NSX. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân trong công tác QLNSX trên địa bàn Huyện Thanh Sơn nhằm tìm ra các giải pháp để khắc phục những yếu kém, nâng cao chất lượng QLNSX trên địa bàn Huyện. Từ đó nâng cao vị trí vai trò của quản lý ngân sách xã và hiệu quả công tác quản lý ngân sách xã đối với chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn Huyện, tạo đà thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân của Huyện để sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN,

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)