Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý ngân sách xã

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 106 - 107)

Phần I : MỞ ĐẦU

Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn,

3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý ngân sách xã

Kinh nghiệm rút ra ở những xã làm tốt công tác quản lý NSX là trong công tác thanh tra, kiểm tra phải tiến hành thường xuyên và luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, cá nhân. Sau kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm phải kiên quyết xử lý sai phạm triệt để. Tuy nhiên tinh thần vẫn là xây là chính, tập trung uốn nắn những sai sót, xử lí các sai phạm. Nội dung công tác thanh tra, kiểm tra tập trung vào: công tác điều hành quản lý NSX; trình tự lập thủ tục; thời hạn phê duyệt và thông báo dự toán NSX; các khoản thu chi NSX đã đúng chế độ tiêu chuẩn định mức quy định không?

Xuất phát từ những hạn chế trong quán triệt thực hiện văn bản về quản lý NSX và trong công tác lập dự toán đều một trong những nguyên nhân đó là “Cơ chế tham gia giám sát ngân sách địa phương thông qua Hội đồng nhân dân (HĐND), Mặt trận tổ quốc (MTTQ) chưa phát huy hiệu quả. Các đại biểu HĐND, MTTQ cấp cơ sở chưa thực sự phát huy vai trò đại diện người dân của mình.” (trang 76) và “Việc kiểm tra, thẩm định dự toán ngân sách xã của Phòng TC-KH chưa được sâu, do lực lượng mỏng, không thể nắm hết thực tế của từng xã” (trang 78). Vì vậy một giải pháp hữu hiệu cần áp dụng đối với công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn đó là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

Đối với công tác kiểm tra Phòng TC-KH huyện có chương trình kiểm tra thường xuyên đối với các xã kịp thời phát hiện chấn chỉnh các xã trong quá trình điều hành thu chi NSX. Đôn đốc thực hiện các kiến nghị của thanh tra để đảm bảo hiệu lực hiệu quả công tác kiểm tra thanh tra tài chính.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình thu và chi tiêu các khoản chi NSX nhằm khắc phục tình trạng là khi các xã thu, chi xong mới tiến hành kiểm tra, kiểm soát. Đối với cơ quan quản lý các cấp ngoài việc tổ chức các hình thức cấp phát vốn một cách thích hợp, phân định các khoản thu thì phải tăng cường kiểm tra giám sát một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống

tình hình quản lý ngân sách tại mỗi đơn vị, sao cho mỗi khoản thu và chi tiêu kinh phí vừa phải đảm bảo đúng dự toán, đúng tiêu chuẩn của chế độ trong quản lý ngân sách xã, góp phần nâng cao nguồn thu, tính tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý NSX.

Xuất phát từ thực tế trong thời gian qua cơ quan tài chính mới chủ yếu thực hiện công tác kiểm tra khi quyết toán kinh phí hàng năm, vì vậy không có tác dụng ngăn ngừa và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm kỷ luật tài chính phát sinh nên thời gian tới phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hàng ngày qua mỗi nghiệp vụ cấp phát kinh phí, đồng thời thực hiện kiểm tra giám sát theo định kỳ bằng việc thẩm định và xét duyệt các báo cáo tài chính hàng tháng, quý của các đơn vị sử dụng kinh phí.

Trong thời gian tiếp theo, UBND huyện cần chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện 1 đến 2 cuộc kiểm tra việc thực hiện quản lý NSX tại các xã mỗi năm, thực hiện ít nhất 01 cuộc thanh tra quản lý NSX trong thời gian 3 năm đối với xã, 04 cuộc thanh tra NSX/năm tại các xã theo kế hoạch hàng năm.

Đối với các xã có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại có căn cứ rõ ràng thì cần thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất và thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong trường hợp cần thiết thì thuê các đơn vị kiểm toán độc lập để tiến hành kiểm toán NSX.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)