Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt phú thọ (Trang 70 - 111)

B. NỘI DUNG

2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty

2.2.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ

2.2.1.1. Đặc điểm của chi phí sản xuất tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ

Công ty TNHH Dệt Phú Thọ sản xuất các mặt hàng sợi, chủ yếu là sợi 20PE (100% polyester), sợi 20PC (87% polyester và 13% cotton) và sợi 100% cotton (CD31, CD32). Ngoài ra công ty có thể sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sợi sản xuất ra chủ yếu được cung cấp cho các nhà máy dệt vải trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Công ty dùng nguyên liệu đầu vào để sản xuất chủ yếu là nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Đài Loan, Brazil, Mali và Camaroon để đảm bảo cho sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất.

Giao diện 2.2: Giao diện danh mục các sản phẩm sợi

Giao diện 2.3: Giao diện danh mục các sản phẩm sợi

Công ty chủ yếu sản xuất các mặt hàng chủ yếu là sợi:

Đối với tại phân xưởng 1 thì sản phẩm chủ yếu là sợi : Sợi PC ( 20/1, 21/1,...) và sợi PE (20/1, 21/1, 26/1, 18/1,...)

Đối với phân xưởng 2 thì sản phẩm chủ yếu là sợi cotton CD31/1 và sợi cotton CD32/1.

Đới với phân xưởng 3 thì sản phẩm chủ yếu là sợi CF cotton CD30/1 và sợi CF cotton CD 32/1,...

Nguyên vật liệu được xuất dùng cho từng phân xưởng để sản xuất. Trong phân xưởng sản xuất thì có những cung đoạn chung và cung đoạn riêng.

Ví dụ: Tại phân xưởng 2 thì có 2 sản phẩm đó là sản phẩm sợi CD31/1 và sợi CD 32/1 thì có những cung đoạn chung và có những cung đoạn chung như sau:

+ Cả 2 sản phẩm này đều tuân thủ theo quy trình sản xuất ở sơ đồ 2.3. Nguyên vật liệu đầu vào sẽ được sản xuất chung cho cả 2 sản phẩm CD 31/1 và CD 32/1 trên cùng 1 máy móc và trên cùng 1 quy trình từ bước số 1 cho đến bước số 6. Sau đó sang đến bước số 6 thì 2 sản phẩm này sẽ được tách ra bằng các loại khuyên khác nhau. Đến bước số 8 và bước số 9 thì giống nhau để sản xuất cho cả 2 loại sợi.

+ Khác nhau chủ yếu để sản xuất ra sợi CD 31/1 và sợi CD 32/1 chủ yếu là ở phần máy con. Do nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước thì phòng kinh doanh tiến hành sản xuất sản phẩm nào cho phù hợp và bán được nhiều. Sợi CD 31/1 và sợi CD 32/1 thì ta chỉ cần thay khuyên để sản xuất ra 2 loại sợi. Sợi CD 31/1 và sợi CD 32/1 khác nhau ở phần sợi mảnh, sợi CD 31/1 thì mảnh hơn sợi 32/1 nhưng cũng không đáng kể.

2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ

Các sản phẩm của công ty được sản xuất theo một quy trình liên tục, sản phẩm cuối cùng là sợi. Đa dạng với số lượng, khối lượng, khác nhau. Do đó nguyên nhiên liệu để sản xuất ra các sản phẩm có rất nhiều loại khác nhau. Phát sinh một cách thường xuyên và liên tục ở các phân xưởng, ca sản xuất. Trong đó yêu cầu quản lý là không chỉ theo dõi tập hợp tất cả các loại chi phí mà còn phải căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí riêng biệt để phục vụ cho yêu cầu kiểm tra và phân tích từng loại chi phí, để từ đó giúp ban lãnh đạo công ty đưa ra được những quyết định đúng đắn nhằm tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả nhất. Để đáp ứng yêu cầu đó chi phí sản xuất công ty phân loại chi phí sản xuất theo nội dung các khoản mục chi phí do đó chi phi sản xuất cũng bao gồm

3 khoản mục gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp và Chi phí sản xuất chung.

Trong đó:

+ Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên nhiên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Cụ thể như: Bông, xơ polyester.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ tiền công, tiền lương và các khoản trích theo lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.

+ Chi phí sản xuất chung gồm toàn bộ chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất. Cụ thể như: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí điện và các khoản chi phí khác.

2.2.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

* Đối tượng tập hợp chi phí:

Với đặc thù tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, nhiều công đoạn. Để thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí sản xuất công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là cả phân xưởng sản xuất.

Xuất phát từ quy trình sản xuất và chi phí sản xuất đã được trình bày ở những phần trên nên kế toán sẽ phải tổ chức tập hợp chi phí cho từng phân xưởng.

+ Đối với phân xưởng 1: Tập hợp chi phí vào TK 1541 + Đối với phân xưởng 2 : Tập hợp chi phí vào TK 1542 + Đối với phân xưởng 3: Tập hợp chi phí vào TK 1543 * Đối tượng tính giá thành sản xuất

Công ty TNHH Dệt Phú Thọ có quy trình sản xuất sản phẩm bao gồm nhiều công đoạn phức tạp, sản phẩm đa dạng đối tượng tính giá thành được xác định là các sản phẩm hoàn thành nhập tương ứng với các kích cỡ, trọng lượng khác nhau như: sợi 20PE (100% polyester), sợi 20PC (87% polyester và 13% cotton) và sợi 100% cotton (CD31, CD32).

Đối tượng tính giá thành được đề cập trong đề tài này là sợi 100% cotton (CD31/1, CD32/1). Đây là một trong những sản phẩm chủ lực của công

ty đảm bảo những tiêu chuẩn để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, vì vậy em chọn đối tượng này trong việc tính giá thành.

2.2.1.4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

- Theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được doanh nghiệp áp dụng là phương pháp trực tiếp.

- Trực tiếp cho từng phân xưởng sau đó phân bổ cho từng sản phẩm. Phương pháp tính giá thành

- Tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ, giá thành sản phẩm được tính theo phương pháp giản đơn. Căn cứ vào chi phí tập hợp, kế toán tính giá thành sản phẩm theo công thức: Tổng giá thành = CPSXDDđầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSXDD cuối kỳ

Giá thành đơn vị = Tổng giá thành

Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm và tính giá thành tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ

2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

a, Đặc điểm về nguyên vật liệu tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ

Công ty TNHH Dệt Phú Thọ là loại hình công ty có chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục. Số lượng sản phẩm sản xuất ra có khối lượng lớn. Sản phẩm công ty bao gồm nhiều chủng lại khác nhau nhau: Sợi ne20/2 Pcô 65/35, sợi ne 32/2 Pcô 65/35, sợi PE, thành phẩm ống giấy.... Để tạo ra được những sản phẩm đó doanh nghiệp cần phải có nguyên liệu, vật liệu.

Để sản xuất ra sản phẩm tại phân xưởng 2 nguyên vật liệu làm sợi ở đây chủ yếu là bông, xơ polyester. Xơ Polyester chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài về như Thái Lan.., còn một số xơ và Bông do công ty mua lẻ của các đại

lý, các công ty bán lẻ trong nước như: Công ty cổ phần Len Hà Đông, công ty TNHHHưng Hiệp Formosa....

Vật tư mua về được chuyển thẳng đến xưởng và đưa vào sử dụng ngay hoặc bảo quản tại kho của xưởng ,do chủ xưởng bảo quản và chịu trách nhiệm.

b, Tài khoản sử dụng

- Công ty không chi tiết đến tài khoản cấp 3, vì vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng được hạch toán vào TK 1542. Tuy nhiên đối với tài khoản 152 lại được chi tiết theo từng phân xưởng cụ thể là:

TK 1521: Nguyên vật liệu chính Xưởng 1 TK 1522: Nguyên vật liệu chính Xưởng 2 TK 1523: Kho phế liệu Xưởng 2

TK 1524: Phụ tùng Xưởng 1 TK 1525: Phụ tùng Xưởng 2

TK1526: Nguyên vật liệu chính Xưởng 3 TK 1527: Kho phế liệu Xưởng 3

TK1528: Phụ tùng Xưởng 3 * Chứng từ sử dụng

Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan sử dụng các chứng từ sau:

+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư ( Kiêm phiếu xuất kho) + Phiếu xuất kho ( In ra từ phần mềm kế toán)

* Số sách kế toán sử dụng - Sổ chi tiết tài khoản 1542 - Số cái tài khoản 1542

c, Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Quy trình mua nguyên vật liệu:

Công tác bảo quản nguyên vật liệu rất quan trọng bởi đặc thù nguyên vật liệu là bông, xơ. Nên khi nhập vào kho phải để không cho tiếp xúc với nước, không bị mưa ướt, sẽ làm mốc, ẩm đi sợi dẫn đến không sử dụng được và nếu

mà cố sử dụng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp và chất lượng nhận được sẽ kém, giá thấp không đảm bảo nhu cầu của công ty.

Khi mua nguyên vật liệu về, thì ta tiến hành kiểm kê và sau đó nhập vào kho. Để hạn chế chi phí vận chuyển, thời gian thì công ty TNHH Dệt Phú Thọ vận chuyển ngay đến từng phân xưởng sản xuất thuận lợi cho việc sản xuất. Đồng thời sau khi kế toán đối chiếu lại xem đúng như ban đầu thỏa thuận không, sản phẩm đúng chất lượng, quy cách, khối lượng, đơn giá thì sẽ tiến hành lập giao dịch mua nhập liệu trên phần mềm ghi rõ ngày, tháng nhập , ghi chính xác số lượng và đơn giá nhập. Sau đó thủ kho sẽ tiến hành nhập kho.

* Quy trình xuất nguyên vật liệu vào sản xuất:

- Bộ phận phòng sản xuất khi có kế hoạch sản xuất thì tiến hành lập phiếu đề nghị cung cấp vật tư đến trưởng phòng kinh doanh (Phó giám đốc).Trưởng phòng kinh doanh ( Phó giám đốc) sẽ là người có thẩm quyền phê duyệt.

- Kế toán nhận phiếu đề nghị cung cấp vật tư từ bộ phận sản xuấtvà tiến hành kiểm tra trên phần mềm xem có hàng tồn kho còn hay không. Nếu còn sẽ tiến hành viết phiếu xuất kho. Rồi chuyển phiếu xuất kho đến thủ kho.( Phụ lục5)

- Thủ kho nhận được phiếu xuất kho thực hiện xuất nguyên vật liệu theo thông tin trong phiếu xuất kho mà kế toán đã chuyển đến theo quy định.

- Thủ kho sẽ tiến hành ghi vào sổ tại kho, sau đó trả lại phiếu xuất kho cho phòng kế toán. Sau đó tiến hành lưu lại tại kho.

- Kế toán sẽ nhận lại phiếu xuất kho để lưu trữ và hạch toán vào sổ chi tiết. Phiếu xuất kho chỉ có tác dụng để lưu hành nội bộ trong doanh nghiệp và là căn cứ quan trọng trong việc theo dõi nội bộ của doanh nghiệp. Còn phiếu xuất kho được lưu trữ kèm với sổ kế toán là phiếu xuất kho được in ra từ phần mềm sau khi kế toán đã thực hiện song quyết toán và hoàn thiện sổ sách kế toán vào năm tài chính.

Ví dụ: Ngày 01/12/2019 căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng của

ban lãnh đạo doanh nghiệp, quản lý phân xưởng mang phiếu đề nghị cung cấp vật tư đến kho để lĩnh nguyên liệu vào sản xuất sợi trong tháng 12. Sau khi

phiếu xuất kho được trả về cho phòng kế toán thì phòng kế toán căn cú vào đây để nhập liệu và hạch toán trên phần mềm như sau:

Bước 1: Từ giao diện chính của phần mềm chọn phân hệ “tồn kho”, sau khi chọn phân hệ tồn kho rồi trên màn hình chọn vị trí thứ 2 mục “phiếu xuất

kho” như ( giao diện 2.4).

Giao diện 2.4: Giao diện phần mềm phiếu xuất

Bước 2: Từ loại chứng từ “phiếu xuất kho” phần mềm sẽ hiện danh sách phiếu xuất kho đã nhập, sau đó di vệt sáng tới phiếu xuất kho cần xem  ấn “Esc” để chọn xem ( giao diện 2.5) và quay ra  chọn “ Mới”.

- Mã khách: Nhập trực tiếp hoặc ấn “ Enter” để chọn doanh mục khách hàng  ấn “ Esc” để quay ra  Phần mềm tự diễn giải mã khách, địa chỉ, mã số thuế, mã nx ( TK Nợ ).

- Diễn giải: + Xuất bông vào sản xuất sợi tháng 12 – Xưởng 2 + Số phiếu xuất: X2NLC

+ Mã khách: CFSXX2- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang X2 + Ngày phiếu xuất: 01/12/2019

+ Mã kho: 1522

+ Mã hàng: X2NLC – Bông nguyên liệu chính xưởng, phần mềm sẽ tự động điền ĐVT, TK Nợ, TK Có.

+ Số lượng: 123 016,220 + Giá VNĐ: 38 314,956

+ Sau đó phần mềm sẽ tự cập nhật số tiền là: 2 378 076 430 VNĐ  Kết thúc nhập liệu kế toán chọn “ Lưu”.Để xem hoặc in phiếu xuất kho thì bấm vào Enter ( Phụ lục 6)

Cuối tháng, quý, năm, hoặc bất cứ thời điểm nào kế toán cũng có thể xem, in hoặc kết xuất các báo cáo, sổ sách kế toán liên quan tới tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất. Như sổ chi tiết TK 1542 trong tháng 12/2019 bằng cách ấn vào phân hệ “tổng hợp” chọn “sổ chi tiết tài khoản”, sau đó điền tên tài khoản 1542 và điền ngày từ ngày 01/12/2019 đến ngày 02/12/2019. Chọn “ Nhận”. Ta sẽ được giao diện nhập thông tin mở sổ chi tiết

(giao diện2.6) . Số liệu sẽ được phần mềm tự động cập nhật vào sổ chi tiết TK

Giao diện 2.6: Giao diện nhập thông tin mở sổ chi tiết

Giao diện 2.7 : Giao diện sổ chi tiết TK 1542

Do TK 1542 không chi tiết cho các khoản mục vì vậy để phục vụ công tác tính giá thành kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh bằng cách lấy tổng số phát sinh Có trên TK1522. Ta có giao diện sau:

Giao diện 2.8: Giao diện sổ chi tiết phát sinh TK1522 đối ứng với TK 1542

Nhìn trên giao diện 2.8 ta có thể tổng hợp được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong tháng 12 là: 12 378 076 430 tỷ.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất trên dây truyền công nghệ nguyên liệu bông kém chất lượng bị rơi ra và bị hao hụt bông ( bông gầm) hay còn gọi là phế. Và phế này nhập kho trở lại để bán phế phẩm và sẽ được loại trừ khỏi giá thành sản phẩm. Để biết được số phế tồn tại là bao nhiêu ta vào phần Tổng hợp 

Sổ chữ T của 1 tài khoản Enter sẽ hiện lên như giao diện (giao diện 2.9).

Sau đó ấn F5 để xem chi tiết sẽ được như (giao diện 2.10) như sau:

Giao diện 2.10: Giao diện sổ chi tiết phát sinh TK 1523 đối ứng với TK 1542

Vậy tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 12 dùng để sản xuất sợi: = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 12 – Phế liệu thu hồi tháng 12 = 12 378 076 430 – 639 468 820 = 11 738 607 610 tỷ

2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

a, Đặc điểm về chi phí nhân công trực tiếp tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như: lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tínhchất lương, các khoản trích theo lương tính vào chi phí. Chi phí nhân công trực tiếp của công ty được tính trên cả phần bảo hiểm xã hội của công ty phải trích là 21,5%. Khoản mục chi phí này có liên quan trực tiếp đến người lao động - đối tượng trực tiếp tạo ra sản phẩm.

Do đó vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là cần sử dụng sao cho có hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, vừa có thể sử dụng nó như một công cụ, để khuyến khích tinh thần, tích cực lao động, thúc đẩy tăng năng suất lao động.

b. Chứng từ và sổ sách kế toán + Chứng từ sử dụng:

- Bảng chấm công được lập cho từng xưởng: Ngày làm việc của từng

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt phú thọ (Trang 70 - 111)