Phương hướng và mục tiêu hoạt động của công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt phú thọ (Trang 120 - 129)

B. NỘI DUNG

3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành

3.1.1 Phương hướng và mục tiêu hoạt động của công ty trong thời gian tới

3.1.1.1. Phương hướng phát triển

Tiếp tục xây dựng và phát triển, khẳng định tên tuổi của doanh nghiệp trên thị trường tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận. Lấy hiệu quả kinh tế là thước đo cho sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp.

Căn cứ vào sự đánh giá về tiền năng và xu hướng phát triển của ngành sản xuất sợi trên thị trường cũng như trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, dựa vào xu hướng phát triển của ngành bất động sản. Công ty TNHH Dệt Phú Thọ xác định sẽ tiếp tục phát triển mạnh lĩnh vực kinh doanh cốt lõi có thế mạnh là sản xuất sợi trên cơ sở năng lực, kinh nghiệm vốn có và mở rộng một số ngành nghề khác.

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Trong lĩnh vực sản xuất: Đây là một trong những lĩnh vực hoạt động của công ty trong giai đoạn hiện nay và tiếp tục trong tương lai. Công ty xác định rằng doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất sợi vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong toàn bộ cơ cấu doanh thu hàng năm của doanh nghiệp, cụ thể bằng những định hướng như sau:

+ Dựa trên ưu thế và nguồn tài chính ổn định sẵn có, công ty sẽ tập trung mạnh và đột phá vào việc đầu tư cải tiến trang thiết bị và công nghệ trên địa bàn nhằm tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, rút ngắn tiến độ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ tổ chức những chuyến tham quan, hợp tác, nghiên cứu học tập kinh nghiệm và chuyển giao những công nghệ, thiết bị sản xuất mới cũng như áp dụng những vật liệu sản xuất mới và biện pháp sản xuất tiên tiến - phát triển nguồn nhân lực cho toàn bộ công ty, dựa trên lực

lượng hiện có là đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp. Đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật có tay nghề, doạnh nghiệp sẽ tiếp tục công tác đầu tư và phát triển theo chiều sâu trong việc huấn luyện đào tạo. Doanh nghiệp hướng tới mục tiêu ngày càng chuyên môn hóa sâu hơn nữa trong từng công đoạn cả cán bộ quản lý và các lực lượng công nhân có tay nghề. Công ty sẽ phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đào tạo với các trường đại học, trường dạy nghề, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân sự, bổ sung nhân lực cho doạnh nghiệp từ nhân sự cấp cao đến những công nhân lành nghề.

+ Tăng cường kiểm soát công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp tại doanh nghiệp.

+ Nghiên cứu cải tiến hình thức tổ chức lao động để tăng năng suất, tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả cao nhất.

Công ty tiếp tục nghiên cứu mở rộng phạm vi và ngành nghề kinh doanh khác khi có điều kiện và hiệu quả dựa trên ưu thế sẵn có về nguồn nhân lực, kinh nghiệm, thị trường và thương hiệu của doanh nghiệp. Các ngành nghề dự kiến phát triển thêm:

+ Sản xuất thêm các mặt hàng sợi

+ Đầu tư xây dựng các dự án với quy mô từ nhỏ đến lớn

- Trong hoạt động phát triển thị trường:

+ Doanh nghiệp cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, làm việc có trách nhiệm, tạo mối quan hệ bền chặt với khách hàng thân quen và tiềm năng.

+ Chú trọng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp có uy tín, ký hợp đồng lâu dài với họ để tìm và duy trì được nguồn hàng có chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Như vậy sẽ giảm thiểu được chi phí sản xuất tạo điều kiện thuận lợi để hạ thấp giá thành sản phẩm.

- Trong quản lý và phát triển nhân lực:

+ Hoàn thiện và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Thực hiện tốt chủ trương Đảng, chính quyền trên nguyên tắc tập

trung dân chủ về công tác xây dựng kế hoạch, đào tạo đội ngũ quản lý, công nhân kỹ thuật đáp ứng trước mắt và lâu dài.

+ Thực hiện tốt về an toàn lao động trong kinh doanh, không để xảy ra thiệt hại gì về người và tài sản.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ thành sản phẩm tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ

3.2.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Dệt Phú Thọ trên góc độ kế toán tài chính

+ Giải pháp về công tác tổ chức kế toán và chứng từ

Doanh nghiệp sử dụng thông tư 200/2014 TT – BTC nên hạch toán chi tiết nên hạch toán chi tiết cho từng tài khoản sau: TK621, TK622, TK627 và mở sổ kế toán chi tiết cho các TK621, TK622, TK627 để cho việc lập báo cáo tài chính sẽ dễ dàng hơn. Căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp thì em nên đề xuất cách tổ chức tài khoản chi tiết như sau:

Ví dụ chi tiết cho 3 xưởng như sau:

+ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xưởng 1 - TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xưởng 2 - TK 6213: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xưởng 3 + TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

- TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp xưởng 1 - TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp xưởng 2 - TK 6223: Chi phí nhân công trực tiếp xưởng 3 + TK 627: Chi phí sản xuất chung

- TK 6271: Chi phí sản xuất chung xưởng 1 - TK 6272: Chi phí sản xuất chung xưởng 2 - TK 6273: Chi phí sản xuất chung xưởng 3

Việc hạch toán này sẽ giúp công ty tâp hợp được chi phí cho từng loại sản phẩm và việc tính giá thành chính xác hơn và cuối năm sẽ có thẻ tính giá thành.

Kế toán nên thực hiện công việc của mình ngay tại thời điểm công việc phát sinh, khi xuất kho phục vụ cho sản xuất kế toán nên in phiếu xuất kho ngay tại thời điểm thực tế lập phiếu xuất kho.

+ Giải pháp về bộ máy

Xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với cơ cấu quản lý của doạnh nghiệp. Hiện tại đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp còn khá ít, khối lượng công việc tương đối nhiều. Để đảm bảo công tác tránh ứ đọng công việc, tăng cường tính chuyên môn hóa, giảm bớt khối lượng công việc, doanh nghiệp nên tuyển thêm kế toán để san sẻ công việc với một kế toán chính hiện tại, để công việc thực hiện được hiệu quả nhất, hướng đến chuyên môn hóa về nghiệp vụ cho kế toán. Kế toán trưởng sẽ là người bao quát tất cả mọi các hoạt động của kế toán không nên kiêm nhiệm tất vào một kế toán, giám sát tình hình báo cáo với giám đốc của doanh nghiệp một cách kịp thời.

Doanh nghiệp nên tách riêng phòng làm việc của kế toán với các phòng để đảm bảo không gian thoải mái, rộng rãi, không ảnh hưởng tới chất lượng công viêc.

c. Giải pháp về quá trình sản xuất

Công ty cần mở rộng thị trường tiêu thụ của mình sang nhiều nước trên thế giới hơn nữa. Cải tiến, nâng cao các thiết bị máy móc đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả công việc. Các hợp đồng gia công được ký kết với các nước có nền kinh tế ổn định để cần được nâng cao tránh tình trạng thất nghiệp cho công nhân ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty. .

d. Giải pháp về chi phí nguyên vật liệu.

Doanh nghiệp nên chỉ cần lập 1 phiếu xuất kho để theo dõi quá trình xuất nguyên vật liệu. Theo dõi luôn trên phần mềm kế toán, đỡ tốn thời gian giúp cho kế toán giảm bớt công việc và tiết kiệm chi phí. Tỷ lệ hư hỏng hay mất mát cũng được hạn chế hơn.

Công ty nên phản ánh số nguyên liệu thừa trên sổ sách để theo dõi xem số nguyên liệu thừa đó là bao nhiêu và sử dụng số nguyên vật liệu đó phù hợp.

Công ty không in ngay phiếu xuất kho là để công ty già soát số liệu, để trên giá xuất kho có giá bình quân gia quyền nhảy vào đấy song mới in ra nhưng thực chất ở đây thì phiếu xuất kho chỉ quan tâm đến lượng mà không quan tâm đến giá. Vì vậy doanh nghiệp nên in phiếu xuất kho ngay tại thời điểm hạch toán.

Phần phế phẩm ở kỳ trước tháng 11 thì công ty nên tính nên tính luôn vào giá thành của tháng 11, không nên để sang tháng 12. Vì khi để sang tháng 12 thì phần phế phẩm này sẽ làm giảm giá thành của tháng 12. Mà trên thực tế giá thành tháng 12 mà trừ đi phế phẩm là 639 468 820đ đó cũng là một con số lớn và nó sẽ làm biến động đến giá thành tương đối nhiều và điều này sẽ ảnh hưởng tới việc doanh nghiệp phân tích chi phí và tính giá thành sản xuất.

Doanh nghiệp trên thực tế đã lập định mức chi phí nguyên vật liệu sản xuất nhưng cuối kỳ lại chưa đánh giá định mức đó, việc này làm cho doanh nghiệp không biết được tính hợp lý và hiệu quả của định mức. Vì vậy, cuối kỳ kế toán doanh nghiệp cần xem xét đánh giá định mức nguyên vật liệu đã xây dựng so sánh với thực tế xem xây dựng định mức đã phù hợp hay chưa? Và có những điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Doanh nghiệp nên theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu thật chi tiết và sau đó đưa ra dự toán nguyên vật liệu để có kế hoạch chi phí và kế hoạch nhập nguyên vật liệu cụ thể tránh tình trạng phân bổ chi phí không hợp lý và thiếu nguyên vật liệu để sản xuất. Sau khi lập dự toán chi phí nguyên vật liệu thì doanh nghiệp nên lập bảng so sánh tình hình sử dụng nguyên vật liệu so với kế hoạch như thế nào để có giải pháp thích hợp cho việc sử dụng nguyên vật liệu.

Em xin đề xuất mẫu báo cáo tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong tháng 12/2019.

Bảng 3.1: Báo cáo tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu tháng 12/2019

CÔNG TY TNHH DỆT PHÚ THỌ

Khu công nghiệp thụy vân, Việt Trì, Phú Thọ.

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHỐI LƯỢNG NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 12/2019 Ngày 31 tháng 12 năm 2019 Loại Nguyên vật liệu ĐVT Số lượng sử dụng kế hoạch Số lượng sử dụng thực tế Chênh lệch

Bông Ân độ Kiện 853.0 481.0 372

Bông Mỹ Kiện 266.0 231.0 35 ... ... Người lập (ký,họ tên) Người phụ trách (ký,họ tên) Giám đốc (ký,họ tên)

- Công ty nên tăng cường mối liên doanh, liên kết với các công ty hoặc người dân buôn bán nguyên vật liệu trong nước, giảm thiểu khối lượng nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

- Đối với khâu mua nguyên vật liệu, vận chuyển nguyên vật liệu, phải quản lý chặt chẽ khâu thu mua nguyên vật liệu làm sao cho đúng, đủ số lượng cũng như chất lượng, quy cách nguyên vật liệu đặt mua trong hợp đồng đã ký. Tăng cường bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm, xem xét các thành phần nguyên liệu sợi, xơ đưa vào sản xuất để đảm bảo sản phẩm hoàn thành đúng chất lượng. Có biện pháp sử lý kịp thời đối với nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng tránh bị tổn thất trong sản xuất do bị sản phẩm sản xuất ra kém phẩm chất.

- Đối với khâu sản xuất phải có biện pháp thực hiện các định mức về nguyên vật liệu trong sản xuất sản phẩm do phòng kỹ thuật đưa ra để hạn chế tối đa tổn thất về hao phí nguyên vật liệu.

Để khắc phục hạn chế của tiền lương trả theo thời gian, Công ty cần xem xét cách tính luơng theo sản phẩm cụ thể cho công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. Cách tính lương riêng khối phòng ban với nhân viên trực tiếp tham ra sản xuất sản phẩm có tác dụng tính lương căn cứ được vào năng suất lao động thực tế của công nhân sản xuất và chất lượng sản phẩm, khiến họ hăng hái tham gia sản xuất, gắntrách nhiệm của mình với công việc.

Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích người lao động quan tâm tiết kiệm lao động sống, lao động vật hoá đảm bảo những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, về thời gian hoàn thành công viêc. Do đó, muốn tiền thưởng thực sự kích thích người lao động và phân phối theo năng lực từng người thì Công ty phải mở ra nhiềuhình thức thưởng vượt mức kế hoạch, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng sáng kiến khoa học nhằm nâng cao năng suất lao động..

Hàng tháng công ty không thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp mà hạch toán vào tiền lương chính. Vì thế khi phát sinh tiền lương nghỉ phép thực tế trong tháng nào sẽ làm cho giá thành của tháng đó tăng đột biến, làm cho công việc tính giá thành trong các tháng thiếu chính xác và kém khoa học. Vì thế để giá thành sản phẩm được phản ánh một cách chính xác trong các tháng, theo em công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất theo kế hoạch.

Tỷ lệ Tổng tiền lương phép kế hoạch năm của x 100

trích trước = CNTTSX

Tổng số lương chính kế hoạch năm của

Hàng tháng trích trước tiền lương nghỉ phép của cồng nhân trực tiếp SX kế toánghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 335 - chi phí phải trả.

Khi tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp thực tế phát sinh kế toán ghi:

Có TK 334 - Tiền lương phải trả công nhân viên.  Giải pháp về chi phí sản xuất chung

- Xem xét lại tính khả thi của việc thay đổi tính khấu hao TSCĐ. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng mà công ty sử dụng có ưu điểm rất đơn giản, dễ dàng trong việc tính toán. Tuy nhiên có nhược điểm là khả năng không thu hổi hết giá trị của tài sản khi hết khấu hao. Vì vậy công ty nên xem xét giữa phương pháp khấu hao theo đường thẳng và phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm hoàn thành xem phương pháp nào sẽ thu hồi được vốn đầu tư khi hết thời gian khâu hao.

- Đầu tháng, các phân xưởng có dự trù số lượng vật tư công cụ dụng cụ cho xưởng mình để phục vụ sản xuất. Hàng ngày quản đốc phân xưởng đem số lĩnh vật tư được duyệt đến kho gặp thủ kho để lĩnh vật tư công cụ dụng cụ cho xưởng mình. Việc này làm mất thời gian, thủ tục cồng kềnh, mặt khác tạo gánh nặng cho thủ kho về việc quản lý kho. Để khắc phục thì quản đốc phân xưởng nên lĩnh vật tư công cụ dụng cụ của nửa tháng dùng, hoặc theo tuần về xưởngmình. Để xưởng tự quản lý, hết lại đem sổ đi lĩnh. Việc này làm rút bớt thời gian, thủ tục đẩy nhanh quá trình sản xuất sản phẩm.

Giải pháp về kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang

Để đánh giá được sản phẩm dở dang chính xác về tỷ lệ hoàn thành như thế nào thì doanh nghiệp phải xây dựng quy chuẩn hoặc là phải có kỹ sư ( kỹ thuật) chịu trách nhiệm trong việc phê duyệt sản phẩm tham gia vào đánh giá sản phẩm dở dang thì tỷ lệ hoàn thành dở dang được xác định mới đáng tin cậy. Vì thế nên em xin phép kiến nghị một số giải pháp doanh nghiệp nên:

+ Doanh nghiệp nên xây dựng định mức quy đổi đối với các sản phẩm dở dang hoàn thành đến công đoạn nào thì được đánh giá ở công đoạn đó với tỷ lệ phần trăm là bao nhiêu.

+ Khi đánh giá sản phẩm dở dang thì phải có sự tham gia của bộ phận kĩ thuật là các kĩ sư thực chất sản xuất chịu trách nhiệm trong dây truyền sản

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH dệt phú thọ (Trang 120 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)