Cơ sở thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần bia hà nội – hồng hà (Trang 32)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp

1.2.1. Trên thế giới

Văn hóa doanh nghiệp khởi đầu từ nước Mỹ, sau đó được Nhật Bản xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Từ đó đến nay, văn hóa doanh nghiệp đã trở thành một trong các đối tượng được các chuyên gia, nhà quản lý nghiên cứu bên cạnh các nguồn lực khác như nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin. Theo các chuyên gia nghiên cứu cho biết hầu hết các doanh nghiệp thành công trên thế giới đều duy trì, giữ gìn nếp văn hóa doanh nghiệp của mình thành nếp sinh hoạt truyền thống để giáo dục cho cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp đó. Trên thực tế, mỗi nền văn hóa khác nhau đều đưa đến nhận thức khác nhau và tác động đến hệ thống văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Ở Nhật Bản, những người lao động thường làm việc suốt đời cho một công ty nào đó, họ được xếp theo trình độ tay nghề và bề dày công tác. Chính văn hóa kiểu Nhật Bản đã tạo ra cho doanh nghiệp một không khí làm việc dựa trên cơ sở quan hệ với các thành viên như một gia đình, họ gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình làm việc. Lãnh đạo doanh nghiệp thì luôn quan tâm đến các thành viên của công ty mình về mọi mặt cả vật chất và tinh thần, người lao động được tạo điều kiện để học hỏi và trau dồi kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Chính văn hóa doanh nghiệp như vậy tạo cho nhân viên một cảm giác an toàn và yên tâm sẵn sàng cống hiến hết mình cho tổ chức. Còn tại Mỹ và

24

các nước phương tây do việc quyết định số phận của doanh nghiệp là các cổ đông. Cổ đông thì luôn yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi nhuận, vì mục đích lợi nhuận đặt lên cao và văn hóa doanh nghiệp được đặt sang hàng thứ yếu nên họ chỉ giữ chân những người thực sự có năng lực làm việc, vì vậy mà ngày càng xuất hiện nhiều người thất nghiệp do không có việc làm. Đây là điều không tốt nhưng qua đó mà người lao động phải luôn cố gắng, tự nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề để đảm bảo có công ăn việc làm, đảm bảo cho cuộc sống gia đình. Hiện nay nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã trở thành điển hình để tất cả các doanh nghiệp khác học hỏi như: Google, Twitter, Face book, Coca cola, Honda ...Đây là những doanh nghiệp được thế giới ca ngợi không chỉ thành tích kinh doanh tốt mà còn ấn tượng bởi nền văn hóa tiêu biểu và đặc sắc.

Ví dụ như tập đoàn Honda của Nhật Bản họ xây dựng cho mình một nền văn hóa gắn bó lâu dài với doanh nghiệp với triết lý kinh doanh: “Kiên trì sáng tạo, độc đáo”. Doanh nghiệp xây dựng một nét văn hóa riêng cho mình coi công ty như một cộng đồng tạo nên một mối quan hệ tốt giữa các nhân viên trong công ty. Lúc mới đầu kinh doanh Honda định ra phương châm cơ bản của công ty là: “không đi sau người khác”, phải sáng tạo ra tiêu chuẩn kỹ thuật hàng đầu thế giới. Ngày nay, phương châm của công ty đã có sự thay đổi, phương châm của công ty thể hiện hai thông điệp: “Tôn trọng tất cả cá nhân” và “Ba niềm vui sướng”. Thông điệp: “Tôn trọng tất cả cá nhân” với ba yếu tố cơ bản là sự tin tưởng, sự chủ động, sáng tạo và tính công bằng thể hiện triết lý của Honda đối với nhân viên. Còn với thông điệp: “Ba niềm vui sướng” công ty quan niệm tất cả nhân viên tham gia vào ba công đoạn: mua hàng, sản xuất hàng và bán hàng đều phải cảm thấy vui sướng với công việc của mình.

1.2.2. Ở Việt Nam

Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay đã được chú trọng nhiều và được nhắc tới nhiều hơn trước, tuy nhiên nó vẫn chưa được thể hiện một cách rõ nét và tiêu biểu. Việt Nam là một quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến, qua các thời kỳ lịch sử khác nhau con người đã xây dựng lên hệ quan điểm giá trị, nguyên

25

tắc hành vi và tinh thần cộng đồng mang bản sắc Việt Nam đậm nét. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có một số đặc điểm:

- Tính tập thể: Quan điểm tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp là do toàn thể thành viên doanh nghiệp tích lũy lâu dài cùng nhau hoàn thành.

- Về vấn đề con người: con người Việt Nam hội tụ những nét đẹp cần cù, chịu khó, dũng cảm, thông minh và sáng tạo. Vì thế, văn hóa doanh nghiệp cũng chịu tác động nhiều từ những yếu tố đó.

- Tác phong làm việc: tại những doanh nghiệp văn hóa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ thì ban lãnh đạo có những cái nhìn nhằm tạo tác phong chuyên nghiệp và kỷ luật tốt. Tuy nhiên, ở nhiều doanh nghiệp tính tự giác còn chưa cao, tác phong làm việc còn chậm làm văn hóa doanh nghiệp không phát triển được. Đây cũng là hạn chế của lao động tại Việt Nam.

Hiện nay, một số doanh nghiệp có truyền thống lâu đời hoặc có nhận thức tích cực về văn hóa doanh nghiệp đã xây dựng thành công nền văn hóa đặc sắc như tập đoàn Viettel, tập đoàn Mai Linh,...

Ví dụ như văn hóa của tập đoàn Mai linh, ngay từ ngày đầu mới thành lập Mai Linh đã chú trọng đến việc tạo dựng và phát triển một nền văn hóa riêng cho mình với những dịch vụ có tính văn hóa, cộng tác với phong cách làm việc chuyên nghiệp của nhân viên, cho đến ngày nay thì họ vẫn đang nỗ lực xây dựng và trau dồi thêm nét văn hóa riêng cho mình. Hình ảnh Mai Linh nổi bật ở việc chọn trang phục với màu áo xanh tươi tắn, khỏe khoắn, những nụ cười thường trực, phong cách phục vụ ân cần, niềm nở. Nét đặc sắc trong văn hóa doanh nghiệp của Mai Linh là “Quy chế nụ cười” nó giúp cho nhân viên hiểu để thực hiện kỷ luật của công ty, đây là tài sản vô hình to lớn của công ty.

Nền văn hóa doanh nghiệp thành công của họ đã đem lại thành công to lớn cho doanh nghiệp, tạo dựng được hình ảnh riêng biệt và đặc sắc mà ai cũng biết đến. Tuy nhiên, hiện giờ còn rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa coi trọng văn hóa doanh nghiệp. Đây là điểm tiêu cực cho doanh nghiệp sẽ làm giảm đi sự phát triển

26

và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, không tạo được mối quan hệ tốt đẹp cho các thành viên của tổ chức, không tạo được động lực để người lao động có cơ sở để cống hiến hết mình và thích làm việc cho công ty.

27

Chương 2

THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HỒNG HÀ 2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Tên công ty: Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

- Mã số thuế: 2600170014

- Địa chỉ: Khu 1, Phường Vân Phú, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ

- Số TK: 102010000333115/ 4211 00000 10973/ 1500 201 082018/ 00670 406 9898989/ 1800 101 000 2069/ 3541 1000

- Ngân hàng: Vietinbank – CN Đền Hùng, BIDV – CN Phú Thọ, Agribank – CN Hà Nội, VIB – CN Ba Đình, MSH – CN Phú Thọ, MB – CN Phú Thọ.

- Tên giao dịch: HABECO-HH

- Giấy phép kinh doanh: 2600170014 - ngày cấp: 19/09/1998 - Ngày hoạt động: 01/02/2005

- Điện thoại: 02103847013 - Fax: 0210 3840636 - Giám đốc: Nguyễn Đức Đạo

Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà tiền thân là xí nghiệp bia Hồng Hà trực thuộc Công ty thương mại Sông Lô, dưới sự quản lý của ban tài chính quản trị tỉnh Phú Thọ. Được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/ 1994, công suất thiết kế ban đầu của công ty là 2,5 triệu lít bia 1 năm. Năm 1998, công ty tách ra khỏi công ty thương mại Sông Lô và đổi tên thành Công ty bia NGK Hồng Hà do ban tài chính quản trị của tỉnh quản lý. Năm 2001, nhà nước đã xóa bỏ ban tài chính quản trị các tỉnh, vì vậy công ty bia – NGK Hồng Hà được giao cho UBND tỉnh quản lý. Đến năm 2003, UBND tỉnh lại giao cho Sở công nghiệp Phú Thọ quản lý. Thực hiện chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo quyết định số 413/QĐ-CT ngày 01/02/2005 của chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, giấy chứng

28

nhận đăng ký kinh doanh số 1803000329 ngày 19/08/2005, lấy tên là công ty cổ phần bia Hồng Hà. Đến tháng 01/2007, công ty cổ phần bia Hồng Hà đã liên kết với thành viên của tổng công ty Rượu – Bia – NGK Hà Nội và đổi tên thành công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thay đổi lần thứ hai ngày 18/11/2008 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp.

Qua thời gian hình thành và phát triển đến nay công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà đã phần nào chứng tỏ được năng lực sản xuất và dần chiếm lĩnh được thị trường trong tỉnh và nhiều tỉnh lân cận, có thể nói trong 4 năm thuộc giai đoạn 2005 – 2008 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ của công ty. Trong 4 năm này thiết bị và công nghệ sản xuất của công ty được cải thiện rõ rết, sản xuất của công ty phát triển mạnh.

Năm 2007 và 2008 công ty đã đầu tư chiều sâu, nâng cấp thiết bị, nhà xưởng hơn 20 tỷ đồng, nâng công xuất từ 2,5 triệu lít 1 năm lên 10 triệu lít 1 năm. Từ khi đầu tư chiều sâu, chất lượng sản phẩm đã thay đổi, sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng. Thị trường bia Hà Nội – Hồng Hà đã phát triển ở khắp các tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Trì, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang,…

Trụ sở giao dịch của công ty đặt tại phố Sông Thao, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây cũng là nơi sản xuất chính của công ty. Hoạt động chủ yếu là bia hơi, bia chai, ngoài ra công ty còn có các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại thành phố Việt trì, các huyện trong tỉnh Phú Thọ và ở các tỉnh khác. Năm 2009, công ty xây dựng nhà máy sản xuất bia với công suất 25 triệu lít/ năm, hướng mở rộng lên 50 triệu lít bia/ năm. Nhà máy mới được xây dựng và đã đưa vào hoạt động tại phường Vân Phú, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

a. Sơ đồ bộ máy công ty

Xây dựng cơ cấu tổ chức có tác dụng phân bố nguồn lực hợp lý cho từng công việc cụ thể, từ đó có thể tiết kiệm nguồn lực, hạ thấp chi phí nhân công, hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác, cơ cấu tổ chức có chức năng xác định rõ trách

29

nhiệm và cách thức thể hiện vai trò của mỗi thành viên theo quy chế của bản mô tả công việc, sơ đồ tổ chức và hệ thống phân cấp quyền hạn trong tổ chức.

Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà đã xây dựng được bộ máy cơ cấu tổ chức chắc chắn và hợp lý, nâng cao công tác điều hành trong doanh nghiệp.

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty

Phân xưởng công nghệ Phân xưởng cơ điện Phòng kế hoạch vật tư Phòng thị trường Phân xưởng thành phẩm Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Giám đốc PGĐ Kinh doanh PGĐ Tài chính PGĐ sản xuất

30

b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc, người có quyền cao nhất và chịu mọi trách nhiệm điều hành với các phòng, tổ chức năng, các đơn vị trực thuộc với khách hàng và cán bộ công nhân viên trong công ty.

Phó giám đốc, giúp giám đốc quản lý điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về pháp luật, về nhiệm vụ được phân công. Có 3 phó giám đốc:

- Phó giám đốc kinh doanh: Quản lý hoạt động kinh doanh của công ty. Trực tiếp quản lý phòng kế hoạch – thị trường của công ty.

- Phó giám đốc tài chính: Quản lý hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty. Trực tiếp quản lý phòng kế toán của công ty.

- Phó giám đốc kỹ thuật: Điều hành hoạt động sản xuất của công ty và chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động sản xuất của công ty. Trực tiếp quản lý phòng kỹ thuật và các phân xưởng sản xuất.

Phòng thị trường, có chức năng tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

Phòng kế toán, quản lý tài chính kế toán, sự biến động về tình hình sử dụng tài sản cũng như quá trình và kết quả hoạt động của công ty. Cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho các yêu cầu của công tác quản lý, phân tích các tài liệu, số liệu làm căn cứ cho các quyết định đúng đắn cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Phòng kế hoạch vật tư, có chức năng tìm các nguồn hàng, cung ứng vật tư cho toàn công ty.

Phòng tổ chức hành chính, có chức năng tham mưu, đề bạt, kỷ luật các cán bộ, công nhân viên trong công ty, quản lý nhân sự, tổ chức công tác đào tạo cán bộ công nhân viên trong công ty. Phòng hành chính có nhiệm vụ giải quyết các quan hệ đối nội, đối ngoại, in ấn tài liệu, giải quyết các thủ tục hành chính phục vụ cho quản lý và các chế độ chính sách.

31

Phòng kỹ thuật công nghệ, quản lý về mặt kỹ thuật, chất lượng sản phẩm sản xuất. Chịu trách nhiệm về hoạt động kỹ thuật, xác định thông số kỹ thuật.

Phân xưởng công nghệ, phân xưởng thành phẩm, phân xưởng cơ điện, là các phân xưởng trực tiếp sản xuất của công ty. Mỗi phân xưởng đều có một quản đốc phân xưởng, quản lý tổ chức thực hiện mọi công việc của phân xưởng.

2.1.3. Quy trình công nghệ

a. Sơ đồ quy trình công nghệ

Quy trình công nghệ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất theo một quy trình nhất định, đảm bảo chất lượng sản phẩm qua từng khâu công nghệ. Để mang đến sản phẩm tốt nhất tới người tiêu dùng. Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà đã xây dựng quy trình công nghệ khép kín và đảm bảo chất lượng.

Dưới đây là sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia tại công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà.

32

(Nguồn: Phòng kỹ thuật công nghệ)

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia

b. Các bước thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu đầu vào

Trước khi bắt đầu quá trình sản xuất sản phẩm, bộ phận vật tư phải chuẩn bị tất cả các nguyên liệu sau đây: nước, malt, gạo, nấm men, hoa houblon,… Vỏ chai, keg Rửa ngoài Rửa trong Khử trùng Lên men, tàng trữ Lọc Chiết bia Tiêu thụ sản phẩm Malt, gạo, đường, houblon,

nước

Nấu

Nấm men Làm lạnh dịch nha

33

Vì sản phẩm bia là sản phẩm yêu cầu rất chặt chẽ về an toàn vệ sinh và chất lượng nên những nguyên vật liệu ban đầu yêu cầu phải xử lý hết sức nghiêm ngặt. - Xử lý nước theo quy trình công nghệ và dây chuyền thiết bị hợp lý (bộ phận nấu).

- Xử lý nấm men theo công nghệ chế biến bia (bộ phận men).

- Nghiền nguyên liệu: đảm bảo theo quy trình công nghệ sản xuất (bộ phận nghiền)

- Các thành phần khác chỉ cần kiểm tra về cơ lý và số lượng.

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần bia hà nội – hồng hà (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)