Những giá trị văn hóa hữu hình của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần bia hà nội – hồng hà (Trang 53 - 80)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà

2.2.2. Những giá trị văn hóa hữu hình của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà

a. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà được thiết lập theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng rất hợp lý và có sự phân chia công việc rõ ràng, rành mạch. Giúp người lao động hiểu được vị trí, quy trình hoạt động và mối quan hệ của họ với những người lao động khác trong công ty. Công ty đã chia ra các phòng ban phù hợp với từng chức năng của công việc. Cơ cấu tổ chức của công ty có ảnh hưởng tích cực tới sự thực hiện công việc của người lao động, họ được phân công công việc phù hợp với năng lực và khả năng của mình. Từ đó giúp tăng năng suất lao động vì họ luôn cảm thấy thoải mái, cảm thấy được tôn trọng và hết lòng đóng góp cho cho công ty. Cơ cấu tổ chức của công ty hiện nay là rất phù hợp, đứng đầu là giám đốc, người có chức vị cao nhất tại công ty, điều hành công việc và phân bổ công việc hợp lý, giúp cho người lao động hứng thú hơn khi làm việc. Vì công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà là công ty sản xuất bia, trong bộ phận công nhân của công ty phải lao động khá vất vả, bốc vác hàng hóa. Vậy nên công ty luôn có sự phân công rành mạch, đúng chỗ, đúng năng lực, tránh tình trạng tiêu cực như một nhân viên nào đó có khả năng

45

làm việc ở văn phòng mà lại được đẩy xuống làm ở kho hoặc bốc vác, vận chuyển hàng hóa, như vậy sẽ làm cho họ cảm thấy không hài lòng, không được tôn trọng khi làm việc. Chính vì vậy việc xây dựng cơ cấu tổ chức cho công ty luôn được chú trọng. Ngoài ra việc thiết kế cơ cấu tổ chức phù hợp của công ty còn tạo điều kiện cho sự thích nghi nhanh với môi trường, đồng thời giúp tăng cường khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ cạnh tranh khác.

Mặt khác, thông qua cơ cấu tổ chức, công ty dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, kiểm soát hành vi của người lao động. Tổ chức hoạt động theo một hệ thống thống nhất, từ chức năng đến nhiệm vụ và trách nhiệm. Tất cả đã được lập trình theo một sơ đồ hoạt động. Từ đó giúp nâng cao sự giám sát, quản lý của cấp trên đối với cấp dưới, khi có vấn đề xấu xảy ra người đứng đầu công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc xử lý.

Sau khi phát 128 phiếu điều tra nhận thức của lãnh đạo và nhân viên về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà đã thu về 128 phiếu với kết quả sau:

46

Bảng 2.4. Mức độ nhận thức của lãnh đạo và nhân viên về cơ cấu tổ chức của công ty STT Chỉ tiêu đánh giá Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2.1.1 CCTC phân bổ được nguồn lực hợp lý - - - - 21 16,41 57 44,53 50 39,06 2.1.2 CCTC xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của mỗi thành viên - - - - 11 8,59 78 60,94 39 30,47 2.1.3 CCTC góp phần xác định quy chế và giải quyết các vấn đề của tổ chức - - - - 3 2,34 89 69,53 36 28,13 2.1.4 CCTC là tổng thể các bộ phận khác nhau có mối liên hệ với nhau được chuyên môn hóa, giao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định - - - 2 1,56 77 60,16 49 38,28 2.1.5 CCTC của công ty giúp phân định các chức năng quản lý cho các bộ phận quản lý hành chính khác nhau - - - - 4 3,13 88 68,75 36 28,13 2.1.6 CCTC hợp lý sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp

- - - - - - 93 72,66 35 27,34

(Nguồn: Điều tra thực tế tại công ty)

Điều tra về mức độ nhận thức của nhân viên về cơ cấu tổ chức của công ty đã thu về kết quả đáng mong đợi. Qua bảng 2.4, nhìn chung công ty đã xây dựng được cơ cấu tổ chức hợp lý giúp phân bổ nguồn nhân lực, xác định rõ được trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cá nhân, góp phần xác định quy chế và giải quyết các vấn đề của công ty. Vai trò của cơ cấu tổ chức là không hề nhỏ, nó giúp hoạt động của công ty được thực hiện theo một hệ thống nhất định, quyền hạn được phân định rõ ràng tránh chồng chéo trong xử lý công việc.

47

Cơ cấu tổ chức của công ty được hình thành từ nhiều bộ phận khác nhau có mối liên hệ với nhau giúp phân định các chức năng quản lý cho các bộ phận quản lý hành chính khác nhau. Một tổ chức hoạt động hiệu quả là khi có sự phân chia công việc rõ ràng và hợp lý, tránh những tổn thất không đáng có.

Khi công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà đã xây dựng được cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ quyết định đến sự thành công của công ty. Qua điều tra thực tế nhân viên của công ty cũng đưa ra nhận định khách quan của họ, có 77,66% đồng ý và 27,34% hoàn toàn đồng ý. Công ty nên gìn giữ và phát huy công tác quản lý trong cơ cấu tổ chức của công ty để công ty luôn hoạt động hiệu quả.

b. Kiến trúc hạ tầng

+ Kiến trúc ngoại thất: Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà, được xây dựng khang trang tại phường Vân Phú, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và bắt đầu được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/1994. Ở địa phận của thành phố, đông dân cư nên các khách hàng rất thuận lợi cho việc đến đặt hàng và giao dịch.

Kiến trúc gồm 3 bố cục chính:

Thứ nhất, nằm ở giữa không gian chính của công ty là nhà máy sản xuất, được thiết kế bao quanh dây chuyền sản xuất bia của công ty với diện tích sàn xây dựng là 20.000 m2, công suất 25 triệu lít/năm, tổng giá trị đầu tư khoảng 120 tỷ đồng. Nhà máy được thiết kế với tông màu chủ đạo là màu xanh da trời nhạt, tạo sự dịu mát và nhẹ nhàng. Phía trước có đề tên công ty “Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà” và tên của tổng công ty “Tổng công ty cổ phần bia rượu – NGK Hà Nội”. Tên thương hiệu này được thiết kế với gam màu đỏ thể hiện cho niềm nhiệt huyết,may mắn, cảm xúc và tình yêu của công ty dành cho khách hàng. Đồng thời nó còn cung cấp thông tin về tên công ty tới khách hàng. Nhà máy được thiết kế đa phần là cửa kính trong suốt tạo sự thoáng đãng và dịu mắt. Khuân viên xung quanh được bài trí các chậu cây cảnh vừa mang tính phong thủy vừa trang trí thêm cho không gian của công ty.

48

(Nguồn: Ảnh chụp thực tế tại công ty)

Hình 2.1. Hình ảnh nhà máy sản xuất của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà

Thứ hai, nằm phía bên tay trái của nhà máy sản xuất là nhà điều hành của công ty, với thiết kế đơn giản, các phòng ban được ngăn cách rõ ràng và có ghi tên bảng hiệu của từng phòng và từng chức vụ. Với thiết kế màu xanh nhạt, cây xanh được trồng trong khuân viên, mang lại cảm giác thư thái và mát mẻ cho nhân viên của công ty. Không gian tại công ty là khá rộng nên công ty đã thiết kế đặt nhà máy ở giữa trung tâm và nhà điều hành đặt ở ngay bên cạnh để thuận tiện quản lý. Nhà điều hành cách khá xa cổng vào của công ty tạo không gian yên tĩnh để dễ dàng xử lí công việc. Ở đây, công ty đã ngăn cách và đặt phòng làm việc sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp, các phòng được phân chia rõ ràng để tránh tình trạng xáo trộn và giúp nhân viên thuận lợi hơn trong công việc.

(Nguồn: Ảnh chụp thực tế tại công ty)

49

Thứ ba, nằm phía bên tay phải của nhà máy sản xuất là phòng thị trường, được thiết kế đơn giản, tạo sự thanh thoát, với gam màu chủ đạo là màu xanh nhạt. Xung quanh được bài trí bằng cây xanh và cây cảnh. Phòng thị trường được tách bạch hoàn toàn với các phòng ban khu nhà điều hành. Lí do thiết kế như vậy là bởi phòng thị trường thường xuyên phải đi khảo sát và đi lại nhiều nên đặt vị trí phòng gần cổng ra vào sẽ thuận tiện hơn cho nhân viên. Mặt khác, phòng thị trường nằm phía trước kho chứa hàng hóa, điều này cũng thuận lợi cho việc giao hàng và giúp khách hàng hoặc những đại lý dễ dàng tham quan kho hàng.

(Nguồn: Ảnh chụp thực tế tại công ty)

Hình 2.3. Khu vực phòng thị trường

+ Kiến trúc nội thất: Kiến trúc bên trong nhà máy sản xuất là dây chuyền sản xuất được sắp xếp theo thứ tự của từng khâu sản xuất. Kiến trúc bên trong phòng làm việc của công ty được trang bị đầy đủ trang thiết bị làm việc, có hệ thống máy tính cho các phòng ban, bàn làm việc không sắp xếp quá gần nhau và trực tiếp gần cửa ra vào. Kiến trúc bên trong ảnh hưởng một phần không nhỏ đến văn hóa của doanh nghiệp.

50

(Nguồn: Ảnh chụp thực tế tại công ty)

Hình 2.4. Hình ảnh phòng làm việc của phòng thị trường

Tiến hành điều tra cán bộ, công nhân viên của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà và khách hàng. Cho thấy kết quả cảm nhận về kiến trúc hạ tầng của công ty như sau:

51

Bảng 2.5. Mức độ cảm nhận của lãnh đạo và nhân viên về kiến trúc hạ tầng của công ty STT Chỉ tiêu đánh giá Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Số

lượng % lượng Số % lượng Số % lượng Số % lượng Số % 2.2.1

Kiến trúc bên ngoài đẹp mắt, có thẩm mỹ, hài hòa với cảnh quan

5 3,91 17 13,28 43 33,59 39 30,47 24 18,75 2.2.2

Phòng làm việc được trang bị đầy đủ thiết bị làm việc hiện đại - - 3 2,34 34 26,56 55 42,97 36 28,13 2.2.3 Phòng làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, thoáng đãng 4 3,13 12 9,38 54 42,19 63 49,22 5 3,91 2.2.4 Nhà máy sản xuất rộng rãi 8 6,25 21 16,41 78 60,94 12 9,38 9 7,03 2.2.5

Kiến trúc của công ty là sự tổng hợp của nhiều yếu tố nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật - - - - 3 2,34 98 76,56 27 21,09 2.2.6

Kiến trúc thuận tiện trong quá trình sử dụng, không bị chồng chéo 6 4,69 18 14,06 49 38,28 44 34,38 11 8,59 2.2.7 Kiến trúc đẹp mắt giúp thu hút nguồn

nhân lực 5 3,91 9 7,03 63 49,22 27 21,09 24 18,75

(Nguồn: Điều tra thực tế tại công ty)

Kiến trúc hạ tầng cũng phản ánh văn hóa của một doanh nghiệp, điều tra 128 công nhân viên thu được kết quả đánh giá như sau:

Qua bảng 2.5, xét về khía cạnh kiến trúc hạ tầng của công ty vẫn còn nhận được một vài ý kiến trái chiều, mặc dù công ty đã cố gắng xây dựng kiến trúc hạ tầng sao cho phù hợp nhất nhưng qua thời gian đã có sự xuống cấp. Một số ý kiến đánh giá cho rằng kiến trúc bên ngoài của công ty chưa thực sự đẹp mắt, có 3,91% hoàn toàn không đồng ý và 13,28% không đồng ý. Tuy tỷ lệ không đồng tình là ít nhưng công ty cũng nên xem xét lại kiến trúc của công ty và nên có những điều chỉnh thích hợp.

52

Phòng làm việc cho nhân viên được công ty trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại như máy tính, máy in,…Tuy nhiên qua bảng điều tra cho thấy vẫn tồn tại một vài ý kiến phản đối, có 2,34% không đồng ý, nguyên nhân có thể do máy móc của phòng gặp trục trặc nhưng chưa được xử lý kịp thời ngay lúc đó. Nhưng phần đa nhân viên lại cho ý kiến tích cực về tiêu chí đánh giá này.

Qua bảng điều tra thực tế, hầu như về kiến trúc hạ tầng của công ty vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm, như phòng làm việc chưa thực sự ngăn nắp, thoáng đãng, hay khu vực nhà máy đôi chỗ chật hẹp, không gian khiêm tốn, nhiều khi hàng hóa quá nhiều gây ùn tắc và bất tiện cho công nhân viên. Tuy kiến trúc công ty đôi chỗ vẫn còn thiếu xót nhưng hầu như nhân viên của công ty đều nhận thức được rằng việc thiết kế kiến trúc hạ tầng của công ty là sự kết hợp của các yếu tố, nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật, có 76,56% đưa ra ý kiến đồng ý. Mục đích cuối cùng vần là đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra theo trình tự mà vẫn đáp ứng được tính thẩm mỹ. Công ty nên đưa ra biện pháp khắc phục với một số điểm hạn chế để ngày một xây dựng hình ảnh của công ty thật hoàn thiện.

Để hoạt động điều tra được khách quan hơn, tiến hành điều tra 359 phiếu cho khách hàng, thu về 359 phiếu hợp lệ cho kết quả đánh giá như sau:

53

Bảng 2.6. Mức độ cảm nhận của khách hàng về kiến trúc hạ tầng của công ty

stt Chỉ tiêu

Hoàn toàn không đồng

ý

Không đồng

ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn

đồng ý Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1.1 Kiến trúc của công ty đẹp mắt và hấp dẫn 29 8,08 38 10,58 212 59,05 55 15,32 25 6,96 1.2

Không gian của công ty thoáng đãng và sạch sẽ 27 7,52 34 9,47 199 55,43 63 17,55 36 10,03 1.3 Khu vực nhà máy sản xuất sạch sẽ, ngăn nắp 21 5,85 22 6,13 200 55,71 87 24,23 29 8,08 1.4 Kiến trúc của công ty tạo cảm giác chuyên nghiệp 19 5,29 30 8,36 198 55,15 65 18,11 47 13,09 1.5 Cách bài trí phòng làm việc của công ty hợp lý 28 7,80 30 8,36 201 55,99 61 16,99 39 10,86 1.6 Cảnh quan xung quanh của công ty rất bắt mắt

16 4,46 22 6,13 158 44,01 134 37,33 29 8,08

(Nguồn: Điều tra thực tế khách hàng)

Qua bảng 2.6, ta thấy khách hàng đã đưa ra những nhận xét khách quan về kiến trúc hạ tầng của công ty. Cụ thể như sau:

Tương tự như bảng khảo sát nhân viên của công ty thì từ phía khách hàng cũng có những đánh giá rằng kiến trúc hạ tầng của công ty vẫn còn một vài điểm hạn chế, thể hiện thông qua bảng kết quả điều tra khách hàng của công ty. Kiến trúc của công ty vẫn còn chưa thực sự bắt mắt. Vì xung quanh công ty trồng khá nhiều cây xanh nên đôi chỗ vẫn còn lá rụng gây ảnh hưởng đến mỹ quan, hay công ty đã đi vào hoạt động khá lâu nên nhìn kiến trúc bên ngoài đã có phần xuống cấp.

Kiến trúc khu vực nhà máy của công ty được khách hàng đánh giá vẫn còn chưa thực sự ngăn nắp, vì công ty chuyên sản xuất bia chứa trong các keg và chai nên chiếm diện tích khá nhiều, việc sắp xếp đôi chỗ còn lộn xộn. Có 5,85% hoàn

54

toàn không đồng ý và 6,13% không đồng ý. Đây sẽ là một vấn đề mà công ty cần xem xét lại để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Cách bài trí không gian hay cảnh quan xung quanh công ty cần được điều chỉnh lại, qua bảng đánh giá của khách hàng cho thấy công ty nên có những biện pháp để hoàn thiện hơn vấn đề này sao cho hình ảnh của công ty thật sự chuyên nghiệp trước mắt của khách hàng.

c. Logo, đồng phục của công ty

Các biểu tượng trong công ty bao gồm logo, đồng phục, thẻ nhân viên, kiểu chữ hay hình ảnh đặc trưng.

* Logo của công ty

Logo được thiết kế với 2 màu sắc chủ đạo là màu đỏ và màu vàng. Màu đỏ thể hiện niềm say mê, nhiệt huyết, sự năng động như một thông điệp mà công ty muốn gửi gắm đến khách hàng. Màu vàng thể hiện niềm vui vẻ và phấn khởi. Nó là màu của ánh nắng mặt trời, mang lại cảm giác ấm áp, làm tăng sự thích thú và

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần bia hà nội – hồng hà (Trang 53 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)