B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà
2.2.1. Nhận thức tầm quan trọng về văn hóa doanh nghiệp của lãnh đạo và
nhân viên của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà
Văn hoá doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển thương hiệu vì hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên công ty đều đã nhận thức được rằng sự phát triển bền vững của công ty không chỉ được thể hiện ở doanh số và lợi nhuận hàng năm. Yếu tố văn hóa doanh nghiệp chính là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của công ty.
Trong công ty thường xuyên có những người đến, rồi có những người đi, trong số những người đến và đi ấy có cả những người nắm những vai trò rất quan trọng của tổ chức. Những người đi, nếu họ là những người trong ban lãnh đạo, những người có tầm ảnh hưởng lớn, thì sự ra đi của họ sẽ là một sự mất mát lớn về khí thế cũng như sự thúc đẩy cho văn hóa doanh nghiệp, công ty có thể bị xáo
41
trộn. Còn những người đến, họ cũng mang theo những giá trị, văn hoá mang đặc thù cá nhân của họ. Cũng có những yếu tố tích cực theo cách thức của công ty, song nó cũng có những mảng mang tính chất tiêu cực. Dù vậy, bất kể có những người đến và đi, nếu một công ty có một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, thì sự thay đổi đó không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu công ty đó yếu về mảng này, thì thực sự nó sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Có thể nó mang đến sự ảnh hưởng tốt, cũng như những ảnh hưởng xấu.
Thông qua phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo và nhân viên tại công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà thấy rằng cả lãnh đạo và nhân viên của công ty đều nhận thức rõ được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Văn hoá được xem như một hệ thống những chuẩn mực và giá trị mà những thành viên trong công ty tác động lẫn nhau tạo nên một sự văn minh mà trong đó nó chứa đựng cả về những vấn đề trí thức, luật lệ, nghệ thuật, nhân bản, niềm tin và tất cả những khả năng mà những người trong cộng đồng đó lĩnh hội và thực hành. Văn hóa doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng. Không chỉ thể hiện văn hóa của công ty mà còn tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút được người lao động. Có vai trò không nhỏ trong việc thực hiện các mục tiêu của công ty.
Họ cũng nhận thức được rằng, văn hóa doanh nghiệp không có nghĩa rằng nó phải bền vững, hay bất di bất dịch, mà nó cởi mở, luôn luôn được lĩnh hội, trau dồi, và đôi khi bị mất đi. Tức là có một sự giao thoa về văn hoá. Vì thế các cấp lãnh đạo của công ty đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp để tạo cho tất cả mọi người trong công ty cùng chung thân làm việc, vượt qua những giai đoạn thử thách, những tình thế khó khăn của công ty và họ có thể làm việc quên thời gian. Đồng thời khích lệ, động lực cho mọi người và trên hết là tạo nên khí thế của một tập thể chiến thắng. Một văn hóa doanh nghiệp đẹp sẽ góp phần quảng bá hình ảnh, mở rộng thị trường, tăng lượng khách hàng ủng hộ sản phẩm bia của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà.
Về phía nhân viên tại công ty cổ phần bia Hà Nội – Hồng Hà nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp là văn hóa tạo cho họ hiểu được giá trị của bản thân đối với công ty, văn hóa giúp môi trường làm việc trở nên hài hòa,…
42
Một tổ chức chỉ có thể phát triển khi tất cả mọi thành viên đều hiểu được họ đang đi đâu? Họ đang làm gì? Và vai trò của họ đến đâu? Với những mục tiêu rất cụ thể, họ được sống trong một môi trường tự do cống hiến, chia sẻ ý tưởng, được ghi nhận khi thành công… tất cả đều được hiểu rằng, họ là thành phần không thể thiếu của công ty. Họ như một mắt xích trong một chuỗi dây truyền đang hoạt động. Và nếu mắt xích đó ngừng hoạt động, toàn bộ hệ thống cũng phải ngừng theo. Vì thế nhân viên tại công ty luôn chú trọng đến văn hóa doanh nghiệp. Mong muốn những hình ảnh đẹp nhất đến khách hàng, thu hút niềm tin và niềm hứng thú từ phía khách hàng.
Nhìn chung nhận thức của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty về văn hóa doanh nghiệp khá đầy đủ, đặc biệt tại khối cơ quan chức năng phòng ban, trung tâm. Mọi người đều thấy rõ được vai trò, tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và những yêu cầu phát triển văn hóa doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.
Hoạt động điều tra được thực hiện cũng dựa trên phiếu điều tra tại phần Phụ Lục 01, tổng số phiếu thu về hợp lệ là 128 phiếu trên tổng số 128 phiếu phát ra.
43
Bảng 2.3. Nhận thức tầm quan trọng về văn hóa doanh nghiệp của lãnh đạo và nhân viên của công ty
STT Chỉ tiêu đánh giá Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Số
lượng % lượng Số % lượng Số % lượng Số % lượng Số % 1.1
VHDN có vai trò hết sức quan trọng đối với công ty
- - - - - - 90 70,31 38 29,69 1.2 VHDN tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty - - - - 15 11,72 55 42,97 58 45,31 1.3 VHDN có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu - - - - 13 10,16 68 53,13 47 36,72 1.4 VHDN tạo bản sắc riêng cho công ty - - - - - - 14 10,94 114 89,06 1.5 VHDN tạo sự ổn định, bền vững của tổ chức - - - - 36 28,13 40 31,25 52 40,63 1.6 VHDN giúp cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản thân họ đối với tổ chức
- - - - - - 78 60,94 50 39,06 1.7
VHDN tốt giúp thu hút nhân tài, gắn bó người lao động
- - - - 39 30,47 47 36,72 42 32,81
(Nguồn: Điều tra thực tế tại công ty)
Qua bảng 2.3 bảng điều tra thu được kết quả rất tốt, không có ý kiến nào phản đối và hầu như cả lãnh đạo và nhân viên công ty đều nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, có 70,31% đồng ý và 29,69% hoàn toàn đồng ý. Việc nhận thức này sẽ là một bước đà để công ty ngày một khẳng định bản sắc riêng của công ty và giúp công ty cạnh tranh được với những doanh nghiệp khác trên thị trường. Khi cả lãnh đạo và nhân viên của công ty hiểu được văn hóa doanh nghiệp thì việc thực hiện các mục tiêu mà tổ chức đề ra sẽ đơn giản hơn rất nhiều, tạo sự ổn định và bền vững cho tổ chức.
44
Xét trên nhiều khía cạnh, văn hóa doanh nghiệp còn giúp cho mỗi thành viên hiểu được giá trị của bản thân họ đối với tổ chức, khi bản thân mỗi cá nhân được tôn trọng sẽ làm khích lệ tinh thần làm việc và từ đó gia tăng năng suất lao động của nhân viên, qua bảng điều tra có 60,94% ý kiến đồng ý và 39,06% hoàn toàn đồng ý. Ngoài ra cả lãnh đạo và nhân viên của công ty cũng đã hiểu được rằng văn hóa doanh nghiệp còn thu hút nhân tài về làm việc và gắn bó người lao động trong công ty. Một môi trường làm việc văn minh, văn hóa sẽ là nơi mà tất cả mọi người đều muốn hướng đến và cống hiến.
Văn hóa là nét đẹp, và một khi công ty đã hiểu được vai trò của nó, luôn cố gắng tìm tòi, phát huy sẽ mang lại bản sắc riêng biệt mà không công ty nào khác có được. Qua điều tra thu về ý kiến đồng ý là 10,94%, trong khi đó ý kiến hoàn toàn đồng ý lên đến 89,06%, đây là một kết quả đáng mong đợi của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng đó, công ty nên ngày một gìn giữ và phát huy văn hóa doanh nghiệp để hình ảnh của công ty được quảng bá rộng rãi trên thị trường.