2.1. Tổng quan về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.1.2. Giới thiệu về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Kạn
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Kạn được thành lập năm 1997 có trụ sở tại số 57 Trường Chinh, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Chi
nhánh có 7 phòng ban vận hành theo mô hình trực tuyến - chức năng. Tổng số nhân lực tính đến quý I năm 2020 là 74 người.
Hình 2.1: Mô hình tổ chức của BIDV chi nhánh Bắc Kạn
(Nguồn: Phòng quản lý nội bộ, BIDVchi nhánh Bắc Kạn)
Chức năng các phòng ban:
Giám đốc chi nhánh: Chịu trách nhiệm đưa ra các chủ trương, định hướng, kế hoạch ngắn, trung và dài hạn phù hợp với định hướng quy định. Ngoài ra còn có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của cấp trên giao. Quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức, bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật... đối với các cán bộ, công nhân viên của đơn vị, bên cạnh đó còn có nhiệm vụ quản lý mảng khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh.
Phó giám đốc chi nhánh: Giúp giám đốc chỉ huy điều hành các chức năng quản lý theo phân công và ủy quyền của giám đốc, đồng thời phụ trách mảng khách hàng cá nhân của chi nhánh.
Phòng giao dịch: Huy động vốn thực hiện công tác tín dụng thực hiện công tác marketing nhằm cung cấp các dịch vụ của ngân hàng.
Phòng quản lý rủi ro: Duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạn tín dụng vào việc quản lý danh mục phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm.
Phòng quản lý nội bộ: Có chức năng hệ thống, đánh giá, phân tích thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát, kiểm soát, giảm thiểu rui ro trong hoạt động của chi nhánh.
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành. Quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng doanh nghiệp.
Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.
Phòng quản trị tín dụng: Thực hiện công tác quản lý thông tin, quản lý rủi ro của sở giao dịch, theo dõi, tổng hợp hoạt động tín dụng, xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, xếp loại khách hàng và phân loại nợ theo mức độ rủi ro tín dụng. Thực hiện các báo cáo về hoạt động tín dụng.
2.1.3. Cơ cấu nguồn nhân lực
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động phân theo giới tính của BIDV chi nhánh Bắc Kạn tính đến hết quý I năm 2020
Nam Nữ
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Từ biểu đồ 2.2, số lượng nhân viên ngân hàng BIDV tính đến hết quý I năm 2020 là 74 người. Nếu phân loại cơ cấu lao động theo giới tính thì nữ giới chiếm tỷ lệ quá nửa với 65% còn nam giới chỉ chiếm 35% tổng số, tức là chỉ bằng gần một nửa nữ giới. Có sự chênh lệch như vậy là do đặc thù ngành ngân hàng, nữ giới sẽ có lợi thế hơn khi phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, mặt khác, tâm lý khách hàng sẽ có xu hướng thích làm việc với những người cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo, giọng nói nhẹ nhàng, dễ nghe... mà những yếu tố đó lại hoàn toàn phù hợp với nhân viên nữ. Chính vì lý do này mà hầu hết ngành ngân hàng thường có tỷ lệ nhân viên nữ chiếm đa số hơn là nhân viên nam.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn của BIDV chi nhánh Bắc Kạn tính đến hết quý I năm 2020
Nếu phân loại cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn thì đội ngũ nhân viên ngân hàng hầu hết đều có năng lực, trình độ ở mức đại học chiếm tới ¾ tổng số
nhân viên tại đây, cụ thể là tới 75%. Tỷ lệ thạc sĩ là 15% đứng sau bậc đại học. Thấy rằng, trước và sau khi làm việc tại ngân hàng, NLĐ không ngừng trau dồi học vấn và kỹ năng để nâng cao lợi thế cho bản thân. Hầu hết NLĐ có bằng thạc sĩ đều đảm nhận các chức vụ quan trọng trong ngân hàng như tổng giám đốc, phó giám đốc hay các trưởng/phó phòng. Cao đẳng và đào tạo nghề xếp phía sau có tỷ lệ lần lượt là 7% và 3%. Với tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu toàn lao động là 3% (02 người) là nhân viên bảo vệ của ngân hàng. Họ không cần đáp ứng yêu cầu có trình độ chuyên môn cao, chỉ cần có sức khỏe và được học qua lớp đào tạo nghề sẽ đủ tiêu chuẩn ứng tuyển.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi của BIDV chi nhánh Bắc
Nếu phân loại cơ cấu lao động theo độ tuổi thì nhóm lao động trong độ tuổi từ 35 đến 40 chiếm tỷ trọng lớn trong ngân hàng với 42%. Đây là nhóm người đa phần đã ổn định với công việc hiện tại và ít có xu hướng thay đổi nghề nghiệp, nhóm tuổi này hầu hết đã có gia đình, suy nghĩ và hành động chín chắn. Nhóm người trong độ tuổi dưới 30 lại chiếm tỷ trọng thấp nhất 24%. Thường các doanh nghiệp có xu hướng tuyển chọn NLĐ có độ tuổi trẻ trung bởi họ nghĩ nhóm người này năng động, tiếp cận với cái mới nhanh, giảm bớt được thời gian đào tạo. Nhưng
Nhu cầu Nhóm quản lý
Nhóm nhân viên
1. Lương cao 3 1
2. Cơ sở hạ tầng trang bị đầy đủ 2 8
3. Có cơ hội được phát triển bản thân 4 6
4. Các mối quan hệ trong ngân hàng tốt 7 3
5. Chế độ thưởng cao 5 2
6. Công việc ổn định và phù hợp 1 4
7. Tham gia các buổi ngoại khóa 6 7
8. Bầu không khí tập thể tốt 8 5
Với đặc thù công việc của mình, nhân viên ngân hàng BIDV là thường xuyên phải ngồi tại văn phòng làm việc với máy tính cá nhân và nhiều hồ sơ, giấy tờ, công việc sắp xếp, phân tích, xử lý dẫn đến tình trạng nhàm chán, căng thẳng, do vậy, môi trường làm việc và bầu không khí làm việc có tác động tới tâm lý NLĐ giúp họ cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt căng thẳng để tiếp tục xử lý công việc hiệu quả.