Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh
Chi nhánh Xăng dầu
Sơn La Công ty PV Oil
Công nghệ và hạ tầng cơ
sở kỹ thuật Hiện đại Hiện đại
Nguồn nhân lực Tốt Tốt
Khả năng tài chính Tốt Khá
Năng lực và kinh nghiệm
quản lý Cao Trung bình
Uy tín, thương hiệu Cao Trung bình
Nguồn: Chi nhánh Xăng dầu Sơn La
Qua phân tích đặc điểm của Chi nhánh Xăng dầu Sơn La về công nghệ hạ tầng – cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, Năng lực về nguồn nhân lực, Năng lực tài chính, Năng lực và kinh nghiệm quản lý, uy tín, thương hiệu của Chi nhánh… cùng với những yếu tố môi trường bên ngoài như thể chế kinh tế, khoa học công nghệ đặc biệt là sự hỗ trợ của Chỉnh phủ cho thấy hiện nay Chi nhánh Xăng dầu Sơn La đang có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, tuy nhiên xu hướng hiện tại và trong thời gian tới việc ngày càng xuất hiện những đối thủ kể cả trong và ngoài nước sẽ là thách thức lớn với Chi nhánh, chính vì vậy việc phân tích đúng đắn và lựa chọn khoa học về năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Xăng dầu Sơn La sẽ giúp Chi nhánh có những chiến lược đúng đắn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trước những thách thức mới của thị trường.
2.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầucủa Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình – Chi nhánh Xăng dầu Sơn La của Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình – Chi nhánh Xăng dầu Sơn La
2.4.1. Kết quả đạt được
- Trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ 2016 – 2019. Chi nhánh xăng dầu Sơn La đã có nhiều nỗ lực cố gắng và đã đạt được những kết quả tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu của doanh nghiệp. Những kết quả đó là
cơ bản, quan trọng, cần thiết, đúng hướng để tăng trưởng và phát triển của Chi nhánh xăng dầu Sơn La nói riêng; đồng thời góp phần vào sự phát triển của Công ty, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, vào sự phát triển của đất nước nói chung. Những kết quả mà Chi nhánh đã đạt được trong những năm qua được kể đến như:
+ Tạo công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh, cải thiện thu nhập nâng cao quá trình phát triển của tỉnh.
+ Điều tiết xăng dầu đến các huyện, các xã trong địa bàn hoạt động + Hoạt động kinh doanh có hiệu quả đóng góp vào ngân sách nhà nước. + Phục vụ nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của nhân dân trong tỉnh
Về phương thức bán buôn: Hiện Chính phủ quản lý kinh doanh xăng dầu theo Nghị định 83, tuy nhiên thực trạng vận hành, kiểm tra và giám sát kinh doanh sản phẩm xăng dầu của các cơ quan quản lý tỉnh Sơn La theo Nghị định là hết sức hạn chế. Hầu hết các Thương nhân hoạt động không đúng quy định, mua hàng của nhiều đầu mối và lựa chọn đầu mối có mức giảm giá cao; đặc biệt là các cửa hàng vùng sâu, vùng xa trung tâm người dân có trình độ nhận thức còn hạn chế, không quan tâm đến thương hiệu và chất lượng, do đó sản lượng bán ra của Chi nhánh bị giảm, đồng thời tại các chu kỳ bị điều tiết âm các Thương nhân phân phối mua lô tích trữ nguồn lực sau đó chào bán lên địa bàn của Chi nhánh (đặc biệt là khu vực giáp danh vùng một có cự ly vận chuyển ngắn như Mộc Châu, Phù Yên).
Về phương thức bán lẻ: Trong những năm trước tuy sự gia tăng mới CHXD thuộc thành phần xã hội còn ít nhưng số cửa hàng ra đời trước đó đã đi vào hoạt động ổn dịnh và có nhiều giải pháp thu hút khách hàng, tiếp tục ảnh hưởng sang các năm tiếp theo làm giảm sản lượng bán lẻ tại các đơn vị trực thuộc Chi nhánh. Nhu cầu tiêu thụ khu vực vùng biên, cận ngoại biên: thời gian về trước nhu cầu tiêu thụ của các cụm dân cư vùng biên và cận ngoại biên để phục vụ ngoại thương giữa 2 nước chủ yếu tập trung mua hàng trực tiếp tại nội địa do đó các CH thuộc chi nhánh cũng có phát sinh đáng kể lượng bán xăng dầu để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên từ cuối năm 2018 đến nay thì một số khách hàng là TNNQ đã đóng hẳn xe bồn, xitec ngụy trang là xe thùng để vận chuyển lậu qua biên giới, do đó nhu cầu này đã dừng
tiêu thụ tại các CH thuộc Chi nhánh; cho đến thời điểm hiện tại các cơ quan quản lý chưa xử lý vấn đề này.
Về chất lượng, uy tín của nhãn hiệu: Hiện nay Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đã xây dựng Bộ chuẩn hóa nhận diện thương hiệu, với Sologan “để tiến xa hơn”, thương hiệu mới của Petrolimex được công bố vào ngày 01/01/2011. Là một thành viên thuộc Petrolimex, Chi nhánh xăng dầu Sơn La hiện đang đứng đầu trong thị trường tại khu vực về thương hiệu với hình ảnh chữ “P” biểu trưng cho ngành xăng dầu Việt Nam gắn vào tâm trí người tiêu dùng và toàn xã hội. Không những thế với lợi thế và sự ổn định về nguồn hàng, số lượng và chất lượng đảm bảo,... luôn mang đến sự an tâm và tin tưởng đối với người tiêu dùng không những thế nhận thấy được vai trò trong việc phát triển thương hiệu. Với sự ra đời của hệ thống nhận diện thương hiệu Petrolimex, chứng tỏ thương hiệu Petrolimex đang hướng tới một tầm cao mới, không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra tầm thế giới.
2.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được còn có những tồn tại của Chi nhánh xăng dầu Sơn La trong quá trình hoạt động kinh doanh.
+ Hoạt động kinh doanh xăng dầu có hiệu quả chưa cao, do trợ cước vận tải, nguồn hàng xa, công tác đầu tư phát triển mạng lưới kinh doanh, mở rộng thị trường còn hạn chế. Do địa bàn chia cách, chưa phát triển và phân tán nên việc quản lý và phân phối ở toàn tỉnh còn khó khăn. Hệ thống phân phối chưa thực sự hoàn chỉnh, phụ thuộc nhiều vào khâu trung gian.
+ Nền kinh tế chưa phát triển tại địa bàn chưa cao nên khả năng tài chính của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, khả năng thanh toán của nhiều doanh nghiệp không thực sự tốt dẫn đến việc trả nợ chậm làm khả năng tái cấu trúc vốn, thu xếp vốn, tái cấu trúc tài sản tại Chi nhánh còn chậm trễ.
+ Do địa bản tỉnh thuộc loại địa hình đồi núi, không bằng phẳng,… dẫn đến sự quản lý các cửa hàng xăng dầu tự phát, cửa hàng xăng dầu xã hội không thực sự thường xuyên và không được cập nhật liên tục. Sự cạnh tranh không lành mạnh, nguồn gốc hàng hóa không rõ ràng gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
+ Sự chồng chéo về chức năng, chưa rõ ràng trách nhiệm của các phòng ban. Năng lực, kinh nghiệm, trình độ của một số cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển của Công ty. Quản lý nhân sự theo kiểu truyền thống. Số lượng cán bộ công nhân viên tại văn phòng còn mỏng.
2.4.3. Nguyên nhân
Các yếu tố chủ yếu trong nội tại Chi nhánh xăng dầu Sơn La có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Với tư cách là một chỉnh thể, một hệ thống; trong đó tập trung xem xét cá yếu tố giảm phí vì: Yếu tố đầu vào và đầu ra bị chi phối chủ yếu bởi các yếu tố khách quan.
- Về tổ chức quản lý
Tổ chức bộ máy quản lý như hiện nay về cơ bản là phù hợp với thực tế, nhưng vấn đề đặt ra là biên chế của bộ máy đã thực sự xuất phát từ nguyên tắc cơ bản trong quản lý là: Mục tiêu -> tổ chức bộ máy -> con người hay chưa? Nghĩa là: Mục tiêu quyết định tổ chức bộ máy và từ yêu cầu từ chức năng, nhiệm vụ của mỗi vị trí công tác mà bố trí con người có những yêu chuẩn phù hợp ( bố trí đúng người, đúng việc) tổ chức bộ máy cồng kềnh sẽ sinh ra một đội ngũ gián tiếp đông
đảo. Theo thuyết chức năng, việc thừa người và thiếu người so với mục tiêu, yêu cầu thì đều dẫn đến làm giảm hiệu quả quản lý, giảm năng suất lao động, tăng phí và cuối cùng là giảm hiệu quả kinh doanh.
Do tính chất đặc thù ngành nghề kinh doanh, về quy mô và địa bàn kinh doanh của doanh nghiệp phức tạp nên bộ máy văn phòng còn cồng kềnh, một số cửa hàng có số lao động lớn, năng suất lao động làm việc của mỗi cá nhân còn thấp.
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, với xu thế kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường với các yếu tố, thành tố của nó đang được khuyến khích hình thành một cách đầy đủ và các quy luật của nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát huy tác dụng, khi mức thù lao đại lý không đủ bù đắp chi phí và có lợi nhuận định mức thì bộ máy cồng kềnh sẽ trở thành một lực cản làm giảm khả năng thích nghi và năng lực cạnh tranh của chính các đơn vị kinh doanh thuộc hệ thống Tổng công ty.
Khi chi phí cá biệt của Chi nhánh lớn hơn chi phí xã hội của các đơn vị kinh doanh xăng dầu khác và trong điều kiện kinh doanh bình thường thì khả năng giữ thị phần từ 65% - 80% là khó có thể thực hiện được.
Là đơn vị kinh doanh đa mặt hàng trong đó mặt hàng xăng dầu là mặt hàng chính, thực tế những năm qua hoạt động kinh doanh xăng dầu có nhiều khó khăn trong khi đó kinh doanh các mặt hàng thuộc nhóm sản phẩm hóa dầu như: Gas hóa lỏng, dầu mỡ nhờn có lợi thế cạnh tranh hơn thì chưa tổ chức được bộ phận chuyên môn để quản lý, tổ chức kinh doanh loại hình này mở rộng quy mô doanh nghiệp và phát huy hiệu quả kinh doanh chung của Chi nhánh.
Việc điều hành sản xuất kinh doanh thực chất là hoạt động ra quyết định quản lý của người lãnh đạo quản lý. Trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có những vấn đề đã được thể chế hóa bằng các quy định thống nhất, áp dụng trên phạm vi toàn Chi nhánh, nhưng thực tế điều hành áp dụng theo kiểu mô hình mệnh lệnh hành chính, xử lý sự vụ; do vậy làm cho các đơn vị cơ sở rất khó thực hiện nhiệm vụ của mình.
Bộ máy văn phòng cồng kềnh ngoài những nguyên nhân khách quan như cơ chế chính sách của Nhà nước, do lịch sử để lại (kể cả về số lượng lao động) còn có những nguyên nhân chủ quan từ phía Chi nhánh đó là chưa có những giải pháp mang tính đột phá vào lĩnh vực này và thiếu cương quyết trong vấn đề quản lý biên chế của bộ máy. Nhận thức về lý luận còn bất cập với thực tiễn xây dựng bộ máy doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, nhiều khi phân định trách nhiệm, quyền hạn, chức năng nhiệm vụ chưa rõ ràng, thiếu sự thống nhất cao trong quản lý vận hành của doanh nghiệp.
- Về phát triển mạng lưới kinh doanh, mở rộng thị trường
Chưa quan tâm đúng mức đến công tác này; Việc chuẩn bị đầu tư gặp nhiều khó khăn từ các cơ quan chức năng của tỉnh song từ phía Chi nhánh còn ngại khó trong việc quan hệ với địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực này; tình trạng thiếu cán bộ chuyên môn; vốn đầu tư thiếu một phần do lợi nhuận thấp.
- Về sự cạnh tranh
Do sự buông lỏng quản lý của các cơ quan có thẩm quyền, một phần cũng do lực lượng cán bộ ở Chi nhánh quá mỏng, không thường xuyên đôn đốc các đơn vị quan sát nắm bắt tình hình tại địa bàn xung quanh cửa hàng. Do địa bàn tỉnh lớn, địa hình đi lại khó khăn nên việc nắm bắt kịp thời là khó thực hiện.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Kinh tế Sơn La có tốc độ tăng trưởng từ 11 – 13%/năm; song tổng thu nhập GDP chỉ đáp ứng được khoảng 50% chi ngân sách của tỉnh; sự phát triển kinh tế chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính, công nghiệp chưa phát triển nên nhu cầu tiêu thụ xăng dầu chưa cao.
Sơn La cách Hà Nội 320km, địa hình cao, dốc và bị chia cắt mạnh, hạ tầng giao thông, thông tin còn hạn chế,đặc biệt là vào mùa mưa thường gây ra hiện tượng tắc đường do trượt lở đất, gây ảnh hưởng đến quá trình tổ chức vận chuyển và quản lý kinh doanh xăng dầu.
Trong cùng một điều kiện về mặt hàng như nhau và giá bán tối đa như nhau: Doanh nghiệp kinh doanh ở những vị trí thuận lợi gần kho cảng nhập khẩu, ở những
nơi nhu cầu lớn (đô thị, khu công nghiệp,…), điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các loại hình vận tải có giá cước thấp, thì điều kiện đạt đưuọc năng xuất lao động cao và hiệu quả kinh doanh cao. Chi nhánh xăng dầu Sơn La là doanh nghiệp kinh doanh ở những vị trí không thuận lợi, xa kho cảng nhập khẩu, ở hạ nguồn, là những nơi nhu cầu nhỏ (miền núi, vùng sâu vùng xa, kinh tế chậm phát triển, giao thông còn nhiều khó khan,…) điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho các loại hình vạn tải có giá cước thấp,… thì khó có điều kiện đạt được năng suất lao động cao và hiệu quả kinh doanh cao. Vì vậy, hàng năm Chi nhánh được Tổng Công ty hỗ trợ vận tải đến kho tại cửa hàng của Chi nhánh. Doanh nghiệp kinh doanh ở những vị trí thuận lợi thì hiệu quả kinh doanh sản phẩm bị ảnh hưởng bởi cơ cấu sản lượng mặt hàng tiêu thụ giữa các vùng. Đặc điểm này có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí mà chủ yếu là chi phí vận tải, một trong những khoản chi phí chiếm tỷ trọng đáng kể trong chi phí lưu thông hàng hóa và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Môi trường kinh doanh ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp có sự đan xen giữa các thành phần kinh tế, cùng với sự hình thành đầy đủ của các yếu tố thị trường, các qui luật của nền kinh tế hàng hóa đang ngày càng phát huy tác dụng đem lại cả những yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực; đồng thời, Nhà nước cũng đang dần hoàn thiện các công cụ quản lý của mình để can thiệp vào thị trường một cách có hiệu quả. Sự phát huy tác dụng của các bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình đang trong quá trình vận động.
Ngoài hoạt động kinh doanh của Chi nhánh xăng dầu Sơn La còn có nhiều nhà cung cấp, thương nhân phân phối kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Sơn La, cùng với sự phát triển mạnh mẽ các cửa hàng xăng dầu của các tổ chức kinh tế, tư nhân làm cho thị trường xăng dầu trên tỉnh Sơn La cạnh tranh ngày càng cao.
Những đặc điểm trên là những điều kiện khách quan gây khó khăn, trở ngại trong việc kinh doanh sản phẩm xăng dầu trong bối cảnh hiện nay.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH – CHI NHÁNH XĂNG DẦU SƠN LA
3.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầucủa Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình – Chi nhánh Xăng dầu Sơn La của Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình – Chi nhánh Xăng dầu Sơn La
3.1.1. Định hướng hoạt độngcủa Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình –Chi nhánh Xăng dầu Sơn La Chi nhánh Xăng dầu Sơn La
Định hướng chủ yếu của Chi nhánh Xăng dầu Sơn La trong giai đoạn 2020- 2021 là:
- Tập trung mọi nguồn lực duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững nhằm mục tiêu tạo lợi nhuận, tạo công ăn việc làm cho người lao động và nộp thuế cho