Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH – CHI NHÁNH XĂNG DẦU SƠN LA (Trang 60 - 62)

2.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranhsản phẩm xăng dầu của Công ty

2.4.1. Kết quả đạt được

- Trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ 2016 – 2019. Chi nhánh xăng dầu Sơn La đã có nhiều nỗ lực cố gắng và đã đạt được những kết quả tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xăng dầu của doanh nghiệp. Những kết quả đó là

cơ bản, quan trọng, cần thiết, đúng hướng để tăng trưởng và phát triển của Chi nhánh xăng dầu Sơn La nói riêng; đồng thời góp phần vào sự phát triển của Công ty, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, vào sự phát triển của đất nước nói chung. Những kết quả mà Chi nhánh đã đạt được trong những năm qua được kể đến như:

+ Tạo công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh, cải thiện thu nhập nâng cao quá trình phát triển của tỉnh.

+ Điều tiết xăng dầu đến các huyện, các xã trong địa bàn hoạt động + Hoạt động kinh doanh có hiệu quả đóng góp vào ngân sách nhà nước. + Phục vụ nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của nhân dân trong tỉnh

Về phương thức bán buôn: Hiện Chính phủ quản lý kinh doanh xăng dầu theo Nghị định 83, tuy nhiên thực trạng vận hành, kiểm tra và giám sát kinh doanh sản phẩm xăng dầu của các cơ quan quản lý tỉnh Sơn La theo Nghị định là hết sức hạn chế. Hầu hết các Thương nhân hoạt động không đúng quy định, mua hàng của nhiều đầu mối và lựa chọn đầu mối có mức giảm giá cao; đặc biệt là các cửa hàng vùng sâu, vùng xa trung tâm người dân có trình độ nhận thức còn hạn chế, không quan tâm đến thương hiệu và chất lượng, do đó sản lượng bán ra của Chi nhánh bị giảm, đồng thời tại các chu kỳ bị điều tiết âm các Thương nhân phân phối mua lô tích trữ nguồn lực sau đó chào bán lên địa bàn của Chi nhánh (đặc biệt là khu vực giáp danh vùng một có cự ly vận chuyển ngắn như Mộc Châu, Phù Yên).

Về phương thức bán lẻ: Trong những năm trước tuy sự gia tăng mới CHXD thuộc thành phần xã hội còn ít nhưng số cửa hàng ra đời trước đó đã đi vào hoạt động ổn dịnh và có nhiều giải pháp thu hút khách hàng, tiếp tục ảnh hưởng sang các năm tiếp theo làm giảm sản lượng bán lẻ tại các đơn vị trực thuộc Chi nhánh. Nhu cầu tiêu thụ khu vực vùng biên, cận ngoại biên: thời gian về trước nhu cầu tiêu thụ của các cụm dân cư vùng biên và cận ngoại biên để phục vụ ngoại thương giữa 2 nước chủ yếu tập trung mua hàng trực tiếp tại nội địa do đó các CH thuộc chi nhánh cũng có phát sinh đáng kể lượng bán xăng dầu để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên từ cuối năm 2018 đến nay thì một số khách hàng là TNNQ đã đóng hẳn xe bồn, xitec ngụy trang là xe thùng để vận chuyển lậu qua biên giới, do đó nhu cầu này đã dừng

tiêu thụ tại các CH thuộc Chi nhánh; cho đến thời điểm hiện tại các cơ quan quản lý chưa xử lý vấn đề này.

Về chất lượng, uy tín của nhãn hiệu: Hiện nay Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đã xây dựng Bộ chuẩn hóa nhận diện thương hiệu, với Sologan “để tiến xa hơn”, thương hiệu mới của Petrolimex được công bố vào ngày 01/01/2011. Là một thành viên thuộc Petrolimex, Chi nhánh xăng dầu Sơn La hiện đang đứng đầu trong thị trường tại khu vực về thương hiệu với hình ảnh chữ “P” biểu trưng cho ngành xăng dầu Việt Nam gắn vào tâm trí người tiêu dùng và toàn xã hội. Không những thế với lợi thế và sự ổn định về nguồn hàng, số lượng và chất lượng đảm bảo,... luôn mang đến sự an tâm và tin tưởng đối với người tiêu dùng không những thế nhận thấy được vai trò trong việc phát triển thương hiệu. Với sự ra đời của hệ thống nhận diện thương hiệu Petrolimex, chứng tỏ thương hiệu Petrolimex đang hướng tới một tầm cao mới, không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra tầm thế giới.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH – CHI NHÁNH XĂNG DẦU SƠN LA (Trang 60 - 62)