Giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH – CHI NHÁNH XĂNG DẦU SƠN LA (Trang 75 - 78)

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhsản phẩm xăng dầu

3.2.5. Giải pháp về quản lý

Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập và phát triển kinh tế, trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Vì vậy công tác đổi mới và hoàn thiện mô hình, bộ máy quản lý phải được

đặt lên hàng đầu.

Để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới, chi nhánh cần quyết liệt tái cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh theo hướng:

- Công tác tổ chức

Công tác tổ chức cần được rà soát và hoàn thiện nhằm đảm bảo mô hình tổ chức phù hợp với định hướng phát triển đồng thời tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.

Các giải pháp cụ thể:

+ Tái cơ cấu và hoàn thiện mô hình tổ chức:

Thu gọn và cải tiến, sắp xếp bộ máy quản lý hành chính đảm bảo hiệu quả quản lý điều hành phù hợp với yêu cầu thị trường đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh đúng mục tiêu định hướng chiến lược và hiệu quả;

Theo khoa học quản lý thì mọi nguồn lực sẽ là hữu hạn, nhưng chỉ có khả năng sáng tạo của con người là vô hạn. Vì vậy, để có có một bộ máy quản lý hiệu quả của một doanh nghiệp nói chung và đối với Chi nhánh xăng dầu Sơn La nói riêng thì một trong những giải pháp hữu hiệu nhất đố là trình độ sử dụng con người, phát huy khả năng sáng tạo của con người. Muốn vậy, cần phải tạo được môi trường và điều kiện cho con người phát huy tính tích cực, chủ động theo mục tiêu đề ra, đó là:

Người lãnh đạo quản lý phải là người am hiểu chuyên môn, có đủ tri thức, ngành nghề chuyên môn; phải hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp đúng hướng và tổ chức thực hiện mục tiêu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả nhất. Nghĩa là phải nêu rõ mục tiêu, quan điểm, đính hướng phát triển; cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin về thực trạng, các vấn đề đặt ra của doanh nghiệp để người lao động cùng suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo đóng góp trí tuệ của mình theo đúng hướng đích.

Người lãnh đạo quản lý phải phân công, bố trí lao động: Phải đảm bảo phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn, chất lượng công việc của người lao động (không bỏ sót, không trùng lặp chức năng nhiệm vụ, phân chia quyền hạn và trách

nhiệm cho từng loại công việc, bố trí lao động trên cơ sở thực hiện mục tiêu); phân công công việc theo phân cấp quản lý, ủy quyền, tư vấn tham mưu. Như vậy, mới phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân người lao động cũng như các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

Người lãnh đạo quản lý phải biết điều hòa phối hợp các hoạt động quản lý: Là sự hợp tác giữa các hoạt động cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp một cách chặt chẽ. Đó là sự liên kết các công việc, chức năng quản lý của từng nhóm, những người lao động một cách đồng bộ, ăn khớp với nhau để đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu chung.

Người lãnh đạo quản lý phải biết xây dựng phương pháp làm việc khoa học cho người lao động: Đó là quá trình xây dựng kế hoạch thời gian lao động, quy trình sản xuất của người lao động trong doanh nghiệp đảm bảo cho quá trình lao động mang lại hiệu quả nhất, năng suất, chất lượng lao động được nâng cao như vậy sẽ mang lại hiệu quả công việc cao.

Người lãnh đạo quản lý phải bố trí nơi làm việc một cách khoa học: Nơi làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng lao động của người lao động, bởi vì nó tác động thường xuyên đến các giác quan, đến các thao tác kỹ thuật của họ. Vì vậy, nơi làm việc phải được bố trí, tổ chức phù hợp với tính chất công việc thậm trí tính cách của người lao động.

Người lãnh đạo quản lý phải tạo môi trường thuận lợi cho người lao động: Môi trường vật chất là điều kiện để làm việc có hiệu quả như: Công cụ làm việc, không gian và cảnh quan, vệ sinh lao động, đặc biệt là chế độ tiền lương, tiền thưởng. Môi trường tinh thần có cả yếu tố chính thức và không chính thức trong đó coi trọng đến các yếu tố không chính thức như: Uy tín của người lãnh đạo, mức độ đảm bảo dân chủ trong cơ quan doanh nghiệp, các chuẩn mực đạo đức thiết lập được. Nếu tác động đúng quy luật thì sẽ kích thích được tính tích cực sáng tạo của con người thông qua quy luật lợi ích. Chi nhánh cần thực hiện quy chế trả lương, trả thưởng theo hướng hạn chế việc bình quân chủ nghĩa và chuyển dần sang nguyên tắc phân phối theo năng suất hiệu quả lao động và mức độ đóng góp của người lao

động trong doanh nghiệp. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn đánh giá năng lực thực tiễn, hiệu quả lao động đối với đội ngũ cán bộ quản lý, tham mưu ở Chi nhánh theo đúng các quy tắc cơ bản của Tổng công ty, Công ty chủ quản và luật doanh nghiệp Nhà nước. Đánh giá con người phải khách quan, khoa học, xuất phát từ quan điểm phát triển đáp ứng được nhu cầu tinh thần của người lao động. Phải phân biệt rõ lao động trí óc và lao động chân tay để biện pháp áp dụng có hiệu quả; trong đó, đặc biệt quan tâm đến lao động trí óc là một nguồn lực không giới hạn trong nền kinh tế tri thức.

Người lãnh đạo quản lý phải chăm lo đến công tác đào tạo cho người lao động: Đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo công nhân kỹ thuật, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn để người lao động có đủ năng lực, trình độ đáp ứng với nhiệm vụ công việc được giao với yêu cầu ngày càng cao.

Trong hệ thống các giải pháp được trình bày ở đây thì giải pháp này giữ vai trò chủ yếu, cơ bản. Có thể nói nó chi phối tất cả các giải pháp khác vì tất các yếu tố như: mục tiêu, định hướng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý điều hành của quá trình hoạt động kinh doanh đều phải phụ thuộc vào con người, và đều do con người thiết lập ra để cuối cùng là phục vụ con người và vì con người.

3.2.6 Công tác Quản lý kỹ thuật

- Triển khai các công tác đầu tư dự án Cửa hàng hàng xăng dầu Tú Nang, tiếp tục đôn đốc hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng và đền bù giải phóng mặt bàng Cửa hàng xăng dầu Vân Hồ 2; triển khai các công tác cải tạo Cửa hàng Petrolimex trực thuộc.

- Triển khai sửa chữa, bảo dưỡng cột bơm, máy phát điện, hệ thống điện, chống sét; hệ thông công nghệ, trang thiết bị văn phòng và cửa hàng theo tiến độ kế hoạch đảm bảo phục vụ tốt cho công tác kinh doanh.

3.3. Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH – CHI NHÁNH XĂNG DẦU SƠN LA (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w