8. Cấu trúc của luận văn
1.2. Đặc điểm của Viện Thông tin Khoa học xã hội
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Viện
Theo Quyết định số 1929/QĐ-KHXH ngày 8 tháng 11 năm 2017 của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm), Viện Thông tin Khoa học xã hội (KHXH) là tổ chức trực thuộc Viện Hàn lâm, có vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Vị trí và chức năng
1. Viện Thông tin KHXH là tổ chức khoa học và công nghệ độc lập trực thuộc Viện Hàn lâm, thực hiện các chức năng nghiên cứu khoa học, cung cấp thông tin khoa học cho Đảng và Nhà nước, Viện Hàn lâm, các cơ quan hoạch định chính sách, các tổ chức và cá nhân có quan tâm về những vấn đề mới, nổi bật về KHXH của Việt Nam và thế giới; bảo tồn, khai thác, phát triển Thư viện KHXH; hợp tác, liên kết, tư vấn, dịch vụ trong các hoạt động nghiên cứu, thông tin khoa học, thư viện, in ấn, xuất bản, đào tạo nguồn nhân lực thông tin- thư viện.
2. Viện Thông tin KHXH có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
3. Viện Thông tin KHXH có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội; có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Institute of Social Sciences Information, viết tắt là ISSI.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Chủ tịch Viện Hàn lâm phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm, các dự án đầu tư tăng cường năng lực cho hệ thống thư viện của Viện Hàn lâm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Tổ chức nghiên cứu, hội thảo, tọa đàm khoa học về những vấn đề mới, nổi bật về KHXH của Việt Nam và thế giới.
3. Cung cấp thông tin khoa học cho Đảng và Nhà nước, Viện Hàn lâm, các cơ quan, tổ chức hoạch định chính sách nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp về các tổ chức, cá nhân có quan tâm về những vấn đề mới, nổi bật về KHXH của Việt Nam và thế giới.
4. Dịch, biên soạn, xuất bản và cung cấp các sản phẩm thông tin KHXH (sách, tạp chí, niên giám thông tin về KHXH Việt Nam, tài liệu phục vụ nghiên cứu, thông tin chuyên đề về KHXH thế giới, CSDL chuyên đề về KHXH, tài liệu phục vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về thông tin - thư viện,…).
5. Chủ trì nghiên cứu nhằm tạo sự thống nhất và chuẩn hóa nghiệp vụ thư viện của Viện Hàn lâm. Chủ trì, phối hợp xây dựng hệ thống CSDL về kết quả nghiên cứu KHXH. Tổ chức và phát triển nguồn thông tin KHXH; quản lý thống nhất các tài nguyên thông tin số của các thư viện thuộc Viện Hàn lâm; cập nhật sách, báo, tạp chí, phần mềm ứng dụng, các dạng thông tin số, ảnh, băng đĩa…; bảo quản, phục chế, số hóa, vi phim hóa sách, báo, tư liệu của Thư viện KHXH
6. Bảo tồn, khai thác, xây dựng và phát triển Thư viện KHXH thành Thư viện Quốc gia về KHXH. Chủ trì xây dựng và thực hiện quy hoạch định hướng phát triển, hiện đại hóa hệ thống thư viện của Viện Hàn lâm theo mô hình thư viện trung tâm - thư viện thành viên.
viện; tư vấn và hướng dẫn nghiệp vụ, điều phối hoạt động tin học hóa thư viện trong toàn Viện Hàn lâm.
8. Phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ về thông tin - thư viện cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở trong và ngoài Viện Hàn lâm; đầu mối chuyên môn tổ chức hội nghị thông tin - thư viện, hội nghị bạn đọc thường niên của Viện Hàn lâm.
9. Thực hiện hợp tác quốc tế và trong nước, liên doanh, liên kết, tư vấn, dịch vụ về các hoạt động nghiên cứu khoa học, thông tin khoa học, thư viện, in ấn, xuất bản, đào tạo nguồn nhân lực thông tin- thư viện; trao đổi ấn phẩm với các tổ chức, thư viện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; làm đầu mối bổ sung tài liệu ngoại văn, cơ sở dữ liệu trực tuyến cho toàn Viện Hàn lâm.
10. Quản lý về tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị; quản lý tài sản và kinh phí của Viện Thông tin KHXH theo quy định của Nhà nước và theo sự phân cấp quản lý cỉa Viện Hàn lâm.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Viện Hàn lâm. [53]