8. Cấu trúc của luận văn
2.2. Năng lực sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin
2.2.1. Thói quen sử dụng công cụ tra cứu
Sau khi xây dựng được chiến lược tìm kiếm thông tin thì việc lựa chọn nguồn tìm kiếm thông tin và công cụ tra cứu phù hợp là điều quan trọng và cần thiết. Để tìm kiếm thông tin hiệu quả đòi hỏi NDT phải nắm được đặc điểm và cách sử dụng của mỗi loại công cụ tìm tin cụ thể, từ đó có các lựa chọn phù hợp cho bản thân.
Biểu đồ 2.2. Mức độ sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin của NDT
Theo dõi kết quả khảo sát trên biểu đồ cho thấy, các máy tìm tin trên Internet là công cụ tìm kiếm thông tin chủ yếu của NDT tại Viện. Có tới 93,3% NDT thường xuyên tìm kiếm thông tin trên Internet và không có NDT nào chưa bao giờ tìm kiếm thông tin trên Internet. Đứng thứ hai sau các máy tìm tin trên Internet là mạng xã hội. Trong thời đại các mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay, NDT có thể dễ dàng truy cập và sử dụng, thể hiện ở việc có 65,8% NDT thường xuyên khai thác thông tin trên các mạng xã hội. Tuy nhiên các thông tin trên các mạng xã hội thường chưa được kiểm chứng vì vậy có những thông tin sai lệch yêu cầu NDT cần có các kỹ năng để đánh giá thông tin.
Đứng sau các máy tìm tin Internet và các mạng xã hội là các CSDL trực tuyến. Có 40,8% NDT thường xuyên sử dụng công cụ này. Đây cũng là một công cụ NDT có thể tìm kiếm dễ dàng, truy cập được ở mọi lúc mọi nơi, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng. Để có thể tìm kiếm hiệu quả ở công cụ ngày, NDT cần trang bị kỹ năng tìm kiếm thông tin cơ bản và nâng cao.
Trên các máy tìm tin Internet
Mục lục tra cứu của thư
viện
Tra cứu trong kho tài
liệu mở của thư viện Tìm kiếm trên các CSDL trực tuyến Khai thác thông tin trên
các mạng xã hội
Thường xuyên 93,30% 39,20% 30% 40,80% 65,80%
Thỉnh thoảng 6,70% 55% 51,70% 46,70% 22,50%
Chưa bao giờ 0% 5,80% 18,30% 12,50% 11,70% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00% 90,00% 100,00%
Với câu hỏi “Anh (chị) thường sử dụng công cụ nào dưới đây để tìm tin trên Internet?”, 100% NDT có câu trả lời Google là công cụ tra cứu thường xuyên. Google luôn được đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Inernet và là một trong những trang web được nhiều người truy cập nhất trên thế giới. Bên cạnh đó đối tượng NDT là sinh viên còn sử dụng thêm công cụ tìm kiếm khác là Cốc Cốc. Cốc Cốc được sản xuất dành riêng cho người Việt Nam nên tất cả những kết quả tìm kiếm trên Cốc Cốc đều ở dạng tiếng Việt, công cụ tìm kiếm này hỗ trợ bộ gõ tiếng Việt giúp NDT tìm kiếm thông tin chính xác hơn. Tuy nhiên do tìm kiếm ít các kết quả ở website nước ngoài nên những thông tin tìm kiếm được trên Cốc Cốc khá giới hạn so với lượng lưu trữ khổng lồ từ Google. Đặc điểm khác biệt lớn của Cốc Cốc so với Google là khả năng giải toán, vẽ đồ thị hàm số cũng như quy đổi ngoại tệ. Có 31 “mẹo” giải toán và quy đổi khác nhau được Cốc Cốc áp dụng lên công cụ tìm kiếm của mình. Công cụ này còn được tích hợp trên cả phiên bản di động với tốc độ truy cập khá nhanh, đặc biệt hữu hiệu với học sinh, sinh viên.
2.2.2. Phương pháp khai thác thông tin
Sau khi đã biết tìm kiếm và tìm được thông tin cần thiết cho nghiên cứu của mình, NDT cần biết cách khai thác thông tin hiệu quả từ tài liệu tìm được. Ngoài những yêu cầu về kỹ năng ngôn ngữ, còn có những phương pháp đọc, trích rút thông tin một cách hiệu quả từ tài liệu, giúp ích cho việc phân tích, tổng hợp và viết bài báo cáo về sau.
Khai thác thông tin không đơn thuần là tiếp thu một cách đọc thụ động mà còn phải xâu chuỗi thông tin thu nhận được từ những tài liệu khác nhau; so sánh các luận điểm, luận cứ của các nhà khoa học khác nhau, phản biện bằng các quan điểm của bản thân.
Kết quả phỏng vấn NDT tại Viện TT KHXH cho thấy họ luôn xem xét, thu nhận những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau sau đó mới viết theo ý
hiểu của mình trong mỗi nghiên cứu khoa học. Điều này có thể thấy rằng NDT tại Viện đã biết và sử dụng tốt các phương pháp khai thác thông tin.