Tổ chức phát triển năng lực thông tin cho ngƣời dùng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực thông tin của người dùng tin tại viện thông tin khoa học xã hội việt nam, viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 83 - 86)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Tổ chức phát triển năng lực thông tin cho ngƣời dùng tin

3.1.1. Về nội dung đào tạo

Đào tạo người dùng tin là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thư viện. Viện Thông tin KHXH có đối tượng NDT là những người có trình độ chuyên môn cơ bản cao, kỹ năng nghiên cứu tốt. Với việc tổ chức chương trình đào tạo phát triển năng lực thông tin cho người dùng tin, mối quan hệ giữa Viện Thông tin Khoa học Xã hội và NDT sẽ được phát triển tích cực, bền chặt hơn. Về phía NDT nếu được nâng cao năng lực thông tin, họ có thể khai thác được những nguồn thông tin phù hợp với nhu cầu tin của mình, qua đó nâng cao được chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, Viện Thông tin Khoa học Xã hội cũng nâng cao được chất lượng phục vụ NDT cũng như sử dụng hiệu quả nguồn lực thông tin của thư viện.

Vì vậy, để hỗ trợ giúp đỡ NDT tại đây, cần xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, linh hoạt trong việc tổ chức các chương trình phát triển năng lực thông tin. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại Viện Thông tin KHXH và các nội dung đề xuất bởi các tổ chức quốc tế, tác giả đưa ra nội dung cơ bản chương trình đào tạo NDT như sau:

Giới thiệu tổng quan về hoạt động thông tin, thƣ viện của Viện:

-Khái quát Lịch sử ra đời và phát triển của Viện -Giới thiệu nguồn tài nguyên thông tin của Viện -Hệ thống các sản phẩm và dịch vụ TT-TV

-Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin và các trang thiết bị ngoại vi

-Đội ngũ chuyên gia của Viện - Khái quát về đặc điểm NDT

Hƣớng dẫn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thƣ viện:

-Cách thức khai thác sản phẩm và dịch vụ thông tin có sẵn tại thư viện: hệ thống mục lục truyền thống, mục lục điện tử OPAC

-Nội quy, quy định của thư viện

Hƣớng dẫn tra cứu thông tin trên Internet:

-Đặc điểm thông tin trên Internet -Đánh giá thông tin trên Internet

-Thủ thuật tìm kiếm trên Internet với Google, Google Scholar -Lưu trữ trực tuyến

Hƣớng dẫn kỹ năng thông tin chuyên ngành

-Giới thiệu tổng quan về các nguồn thông tin điện tử và các CSDL khoa học chuyên ngành Proquest Central, Credo Reference

-Kỹ thuật tìm kiếm và truy cập thông tin từ các công cụ tìm tin trực tuyến

-Xây dựng chiến lược và thực hành tìm kiếm thông tin theo chuyên đề: + Xác định nhu cầu tin, chọn nguồn thông tin để khai thác,

+ Tìm hiểu cơ chế hoạt động và chức năng của các nguồn thông tin đó, + Triển khai việc định vị và truy cập thông tin

+ Đánh giá lại quy trình để điều chỉnh và cải tiến chiến lược tìm kiếm + Thẩm định nội dung và chất lượng nguồn tin

Hƣớng dẫn kiến thức và kỹ năng quản lý, tổ chức thông tin và tạo danh mục tài liệu tham khảo tự động bằng phần mềm nhƣ: Endnote, Mendeley,…

-Nhập tài liệu tham khảo vào phần mềm

-Tạo danh mục tham khảo tự động theo chuẩn

3.1.2. Về hình thức đào tạo

Kết quả điều tra NDT khi được hỏi “Anh (chị) muốn được đào tạo NLTT dưới hình thức nào?” có 54,6% NDT chọn hình thức tự học online (trực tuyến); 41,2% NDT chọn hướng dẫn tại lớp (truyền thống); 26,9% NDT chọn tự học qua tài liệu dạng in ấn. Như vậy, số lượng người dùng tin chọn hình thức đào tạo online chiếm hơn 50%. Điều này cho thấy khả năng tin học của NDT cũng đạt tương đối. Tuy nhiên cũng còn tới 41,2% NDT chọn hướng dẫn tại lớp (truyền thống). Đây là con số không hề nhỏ, điều này cho thấy việc đào tạo NLTT cho NDT tại Viện TT KHXH VN là điều hết sức cần thiết.

Biểu đồ 3.1. Hình thức đào tạo NLTT

Việc tận dụng nhiều phương thức và kênh để tổ chức các hoạt động phát triển NLTT cho NDT trong bối cảnh CNTT- truyền thông phát triển mạnh mẽ là điều cần thiết. Xuất phát từ đặc thù của NDT tại Viện, thư viện cần linh hoạt trong việc tổ chức các chương trình đào tạo, phát triển NLTT. Bằng cách này, NDT có thể thực hiện việc tự đào tạo thông qua các kênh mà họ cảm thấy phù hợp và thuận lợi với bối cảnh sống và làm việc của họ.

41,20% 54,60% 26,90% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00%

Hướng dẫn tại lớp (truyền thống)

Tự học online (trực tuyến) Tự học qua tài liệu dạng in ấn

Trước mắt Viện có thể mở các lớp đào tạo hướng vào từng nội dung cụ thể để NDT có thể linh hoạt trong việc lựa chọn tham gia, sau đó có kiểm tra và đánh giá chất lượng. Số lượng khoảng 10 NDT/lớp.

Ngoài ra, việc đào tạo NLTT trực tuyến cũng giúp cho NDT có thêm sự lựa chọn, sử dụng dễ dàng, không bị phụ thuộc vào bối cảnh không gian, thời gian.

Bên cạnh đó có thể xây dựng những tài liệu hướng dẫn cho NDT dưới 2 dạng điện tử và dạng in ấn để NDT có thể thực hiện việc tự đào tạo thông qua các kênh mà họ cảm thấy phù hợp.

* Về thời gian đào tạo:

Đối với các lớp đào tạo truyền thống: Lựa chọn thời điểm phù hợp với NDT, mở ngoài giờ hành chính hoặc các ngày nghỉ.

Đối với đào tạo trực tuyến: Xây dựng các video về đào tạo NLTT, hình ảnh chỉ dẫn, poster có nội dung về NLTT ngắn gọn, dễ hiểu đăng lên trang web của thư viện để NDT có thể học bất kì lúc nào họ muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực thông tin của người dùng tin tại viện thông tin khoa học xã hội việt nam, viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)