Hoạt động đào tạo người dùng tin tại Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực thông tin của người dùng tin tại viện thông tin khoa học xã hội việt nam, viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 63 - 70)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến năng lực thông tin của ngƣờ

2.5.2. Hoạt động đào tạo người dùng tin tại Viện

Thư viện phục vụ NDT từ Thứ Hai đến Thứ Bảy hàng tuần (trừ chiều thứ Sáu, Chủ nhật và các ngày lễ Tết theo quy định của nhà nước) với khung giờ buổi sáng từ 8h00 đến 12h00, buổi chiều từ 13h30 đến 16h30 tại Phòng Đọc sách và Tra cứu tài liệu: Phòng 403, Tầng 4. Tòa B số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

2.5.2.1.Hướng dẫn sử dụng thư viện cho NDT

NDT khi đến thư viện sẽ được cấp thẻ thư viện. Sau khi làm xong các thủ tục, NDT được cán bộ thư viện giới thiệu về nội quy thư viện, quy trình sử dụng thư viện, các sản phẩm và dịch vụ tại thư viện, hướng dẫn trực tiếp cách tra cứu tìm kiếm tài liệu tại thư viện bằng tài khoản quản lý qua thẻ thư viện.

Quy trình mượn tài liệu:

Đối với kho đóng: Sau khi NDT tra cứu thông tin trên OPAC viết phiếu yêu cầu cho CBTV, sau đó phiếu được kiểm tra chuyển sang bộ phận bảo quản để lấy sách, tiếp theo bộ phận bảo quản sẽ chuyển cho cán bộ phòng Công tác bạn đọc và giao cho NDT.

Đối với kho mở: NDT có thể tiếp cận dễ dàng tài liệu tại kho mở, chủ động trong việc khai thác tài liệu.

Thư viện chưa từng mở các lớp để đào tạo NDT. Nội dung mà thư viện hướng dẫn cho NDT chủ yếu là phương pháp tìm kiếm tài liệu của thư viện. Vì thế nội dung này chưa bao quát đầy đủ tất cả các kỹ năng thông tin mà thiên về hướng dẫn sử dụng thư viện.

2.5.2.2.Hướng dẫn tìm kiếm trên OPAC

- Tìm kiếm cơ bản:

Bước 1: Từ trang chủ OPAC, chọn tiêu chí tìm kiếm trong ô “Tìm kiếm chung” theo: tác giả, chủ đề,… Click để xem chi tiết

Tìm kiếm chung Tác giả Nhan đề Chủ đề Nhà xuất bản Từ khóa chuyên ngành Nguồn trích tài liệu

Bước 2: Nhập từ khóa tìm kiếm tương ứng với tiêu chí đã lựa chọn ở bước 1

Bước 3: Kích chuột vào mũi tên sổ xuống tại ô bên cạnh để giới hạn kết quả tìm kiếm theo các đơn vị thành viên

Bước 4: Kích chuột vào ô “Gửi” để bắt đầu tìm kiếm

Ví dụ: Tìm tài liệu có từ khóa là “Thông tin học” của Viện Thông tin KHXH

Hình 2.1. Giao diện tìm kiếm trên trang chủ OPAC

Hiển thị kết quả:

Đối với tìm kiếm theo tiêu chí “Từ khóa” (“Tìm kiếm chung”) kết quả trả về là danh sách các nhan đề của từng tài liệu

Hình 2.2. Kết quả tìm kiếm theo từ khóa

Trong đó:

Địa điểm: Là vị trí mà tài liệu đó đang được lưu trữ Kí hiệu kho: Là số đăng kí cá biệt của mỗi tài liệu Kí hiệu phân loại: Là số ký hiệu phân loại của tài liệu Trạng thái: Tình trạng hiện tại của tài liệu

Hình 2.3. Kết quả tìm kiếm theo Nhan đề

Đối với những tiêu chí như: Nhan đề, chủ đề, tác giả,… Kết quả trả về là danh mục các đề mục. Trên giao diện này hệ thống sẽ hiển thị tổng số tài liệu của thư viện liên quan đến một nhan đề, một tác giả, một chủ đề,… (được thể hiện qua con số bên phải tương ứng với nhan đề, chủ đề đó)

Click vào một nhan đề, tác giả, chủ đề,… để hệ thống hiển thị các tài liệu thuộc nhan đề, chủ đề, tác giả đó

Click vào tài liệu cần tìm sẽ hiển thị biểu ghi về tài liệu đó và chi tiết tình trạng của từng bản. Bạn đọc nhìn vào trạng thái của tài liệu để biết được nó có sẵn trong thư viện để mượn hay không.

- Tìm kiếm nâng cao

Ngoài tìm kiếm cơ bản, trên giao diện opac bạn đọc có thể sử dụng tìm kiếm nâng cao để kết hợp nhiều tiêu chí tìm kiếm, giới hạn kết quả tìm kiếm

để có thể tìm được chính xác tài liệu đang cần. Sự khác nhau cơ bản giữa tìm kiếm cơ bản và tìm kiếm nâng cao là:

Tìm kiếm nâng cao có thể kết hợp được nhiều tiêu chí tìm kiếm

Tìm kiếm nâng cao tìm từ khóa trong bất kỳ vị trí nào của tiêu chí tìm kiếm, còn tìm kiếm cơ bản, từ khóa bắt buộc phải ở vị trí đầu tiên trong các trường của tiêu chí tìm kiếm.

Bước 1: Từ trang chủ OPAC chọn “Tìm kiếm nâng cao” phía bên tay phải giao diện

Bước 2: Trong mục “Điền thuật ngữ tìm kiếm” Chọn tiêu chí tìm kiếm và nhập từ khóa tìm

Nếu sử dụng nhiều tiêu chí tìm kiếm → lựa chọn các toán tử tìm kiếm ở ô tiếp theo:

And (và): Sử dụng để thu hẹp kết quả

And not (và không): Sử dụng để loại trừ kết quả Or (hoặc): Sử dụng để mở rộng kết quả

Bước 3: Sử dụng những tiêu chí giới hạn để giới hạn lại kết quả tìm kiếm: Giới hạn tìm kiếm cho tài liệu đang trong kho: Kết quả trả về là những tài liệu đang sẵn sàng trong kho thư viện

Bộ sưu tập: Giới hạn theo vị trí mà tài liệu đang được lưu trữ Thể loại: Loại tài liệu (sách, ấn phẩm định kỳ, bài trích,…)

Ngôn ngữ: Giới hạn theo ngôn ngữ của tài liệu (Anh, Pháp, Đức,….) Nhà xuất bản

Sắp xếp kết quả tìm kiếm: Theo mức độ liên quan đến từ khóa tìm kiếm, theo vần chữ cái của nhan đề,…

Bước 4: Bấm chọn “Gửi” để bắt đầu tìm kiếm -Một số lưu ý khi tìm kiếm

Kí tự viết hoa: opac không phân biệt chữ hoa và chữ thường Kí tự “&” tương đương với từ “và”

Các dấu: các nháy đơn sẽ được loại bỏ, hầu hết các dấu chấm câu sẽ được thay thế bằng khoảng trống. Các khoảng trống hoặc dấu chấm câu lặp đi lặp lại sẽ được hiểu là một khoảng trống

Bỏ qua mạo từ khi thực hiện một tìm kiếm đối với nhan đề tài liệu (ví dụ bỏ qua từ “a”, “an”, “the”,…). Khi sắp xếp các biểu ghi theo nhan đề, opac sẽ kiểm tra các chỉ thị đã được thiết lập liên quan đến nhan đề tài liệu để bỏ qua các kí tự đầu tiên cho nhan đề (ví dụ chỉ thị thứ 2 của trường 245).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực thông tin của người dùng tin tại viện thông tin khoa học xã hội việt nam, viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)