Tầm quan trọng của năng lực thông tin đối với ngƣời dùng tin tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực thông tin của người dùng tin tại viện thông tin khoa học xã hội việt nam, viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Tầm quan trọng của năng lực thông tin đối với ngƣời dùng tin tạ

Viện

1.3.1. Trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Ngày 13 tháng 4 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 492/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch định hướng phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có mục tiêu tổng quát là phát triển Viện trở thành cơ quan quốc gia hàng đầu về nghiên cứu cơ bản đạt trình độ tiên tiến ở khu vực và quốc tế; kết hợp nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai; tham mưu, tư vấn, phản biện chính sách có hiệu quả; kết hợp nghiên cứu và đào tạo sau đại học về các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn [45]. Chú trọng nghiên cứu dự báo xu hướng phát triển; kết hợp nghiên cứu các vấn đề ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đến năm 2030 và 2050. Công bố những công trình nghiên cứu trọng điểm có giá trị cao ở trong nước và quốc tế, khẳng định vai trò, uy tín và ảnh hưởng tích cực của KHXH và NV, góp phần phát triển kho tàng trí tuệ KHXH và NV của Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.

Viện Thông tin KHXH là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH VN thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, cung cấp thông tin cho Đảng và Nhà nước, Viện Hàn lâm, các cơ quan hoạch

định chính sách, các tổ chức và cá nhân có quan tâm về vấn đề mới, nổi bật về khoa học xã hội của Việt Nam và thế giới.

Hoạt động NCKH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Viện. Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy, tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn NCKH.

Ngày nay, sự bùng nổ thông tin diễn ra rất mạnh mẽ đòi hỏi người làm NCKH phải luôn cập nhật liên tục những thông tin, tri thức mới, chính xác và hiệu quả nhất phục vụ cho việc tạo ra những sản phẩm khoa học có chất lượng, khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn.

Người làm NCKH phải được trang bị đầy đủ những kỹ năng, kiến thức thông tin để có khả năng nhận biết nhu cầu tin, định vị thông tin, tìm kiếm, sử dụng và biến nguồn tin đó thành cơ sở tri thức nhằm sáng tạo ra tri thức mới, sáng kiến mới cho xã hội. Các nhà khoa học lớn đều phải biết kế thừa, tiếp thu những kiến thức của những người đi trước.

Không chỉ có vậy, NLTT còn giúp cho các nhà nghiên cứu nâng cao đạo đức nghiên cứu. Người làm công tác nghiên cứu cần phải sử dụng thông tin một cách hợp pháp, nghiêm túc.

Chính vì vậy, NLTT đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc rèn luyện cho giảng viên, sinh viên cũng như các nhà nghiên cứu khả năng thực hiện NCKH và nâng cao chất lượng NCKH.

1.3.2. Trong hoạt động đào tạo (giảng dạy và học tập)

Việc phát triển NLTT cho NDT của Viện đóng vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình tự học, tự tìm tòi, khai phá thông tin, xử lý, sử dụng thông tin, các kỹ năng cần thiết cho quá trình học tập suốt đời của mình.

Học tập suốt đời như một nhu cầu của cá nhân và xã hội. Đời người và hiểu biết của con người thì hữu hạn còn tri thức, kiến thức của nhân loại lại

rất lớn. Nếu không có NLTT thì con người thật khó nắm bắt và làm việc hiệu quả. Việt Nam chúng ta luôn coi trọng việc học từ ngàn đời nay. Học tập được coi như là nền tảng cho mọi thành công, thắng lợi. Việc chăm chỉ, siêng năng, cần cù chịu khó học tập và học tập suốt đời không chỉ tốt cho bản thân mà còn phục vụ tốt cho lợi ích xã hội. Ngày nay, trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển, đất nước đang trong quá trình đổi mới thì việc học tập và học tập suốt đời là vô cùng cần thiết, trở thành nhân tố tích cực và là động lực to lớn thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước yêu cầu của nền kinh tế kết nối, học tập và học tập suốt đời là con đường duy nhất để phát triển bền vững, là chìa khóa của mọi thành công. Học tập và học tập suốt đời phải được coi là bản năng cả tất cả mọi người. Một trong những yếu tố cấu thành nên khả năng tự học, học tập suốt đời đó chính là năng lực thông tin.

Ngày nay, phương pháp giáo dục không còn là phương pháp “thầy đọc trò chép” nữa mà thay vào đó là tạo cho người học một cách học chủ động hơn, tìm tòi những tri thức mới, xử lý và sáng tạo ra tri thức. Người học có cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin, các cơ sở dữ liệu,…từ đó thúc đẩy quá trình tự tìm hiểu, học hỏi. Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục này còn đòi hỏi giảng viên phải luôn cập nhật thông tin, đổi mới kiến thức, tự nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của người học. Vì vậy, việc trang bị NLTT là chìa khóa giúp người học làm chủ thông tin, tri thức, làm chủ quá trình tự học và quá trình học tập suốt đời.

1.3.3. Trong công tác lãnh đạo, quản lý

Lực lượng cán bộ quản lý là yếu tố quan trọng trong sự phát triển lâu dài của Viện. NLTT sẽ giúp các nhà lãnh đạo, quản lý đưa ra những quyết định phù hợp, thúc đẩy sự phát triển mang tính toàn diện cho toàn bộ hệ thống của Viện.

Hoạt động quản lý là một dạng hoạt động có tính sáng tạo cao. Tổ chức lao động của người lãnh đạo một mặt phải tuân theo quy luật, những nguyên tắc nhất định, mặt khác lại phải vận dụng một cách sáng tạo trong từng điều kiện cụ thể. Hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt bao gồm các khâu: nắm bắt, thu thập và xử lý thông tin để ra quyết định, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện quyết định, tổng kết và rút kinh nghiệm. Toàn bộ quá trình ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định quản lý được thực hiện theo những phong cách quản lý khác nhau tùy thuộc vào năng lực và quan điểm của từng nhà quản lý. Trình độ, năng lực nắm bắt, phân tích và xử lý thông tin của cán bộ lãnh đạo sẽ góp phần giúp cho việc ra quyết định trở nên đúng đắn hơn, hiệu quả hơn.

Khi có NLTT tốt, các nhà quản lý, lãnh đạo sẽ giải quyết đúng đắn những nội dung như: nhận thức các vấn đề liên quan tới thúc đẩy cán bộ, xây dựng nội quy, quy chế và chính sách của tổ chức, lựa chọn được các phương pháp quản lý hiệu quả,…

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THÔNG TIN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA NGƢỜI DÙNG TIN TẠI

VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI 2.1. Năng lực xây dựng chiến lƣợc tìm kiếm thông tin

2.1.1. Xác định nhu cầu thông tin

Xác định nhu cầu thông tin là một bước quan trọng trước khi tìm kiếm và sử dụng thông tin. Thao tác xác định nhu cầu, phạm vi khai thác thông tin đòi hỏi NDT phải biết họ cần tìm những thông tin gì, biết mô tả và trình bày nhu cầu tin một cách chính xác. Nếu không xác định được những thông tin mình cần, bao nhiêu thông tin là đủ, NDT đặc biệt là người nghiên cứu sẽ mất định hướng khi nghiên cứu, tìm kiếm thông tin không hiệu quả. Việc xác định phạm vi khai thác thông tin phụ thuộc vào mục đích sử dụng và thời gian tìm kiếm thông tin của NDT.

Biểu đồ 2.1. Mức độ biết sử dụng các thao tác khi bắt đầu tìm kiếm thông tin của NDT

Kết quả khảo sát cho thấy có 55% NDT tại Viện đạt mức độ thành thạo trong việc xác định nhu cầu và phạm vi khai thác thông tin. Họ dễ dàng xác

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Xác định nhu cầu, phạm vi khai thác thông tin Xác định từ khóa mô tả được thông tin Xây dựng lệnh tìm kiếm truy cập thông tin Xác định nguồn tin tiềm năng Định vị lại nhu cầu tin

khi khai thác và điều chỉnh lệnh tìm tin Thành thạo 55% 30,80% 18,30% 58,30% 15,80% Trung bình 28,30% 55% 65,80% 25% 65% Chưa hiểu rõ 16,70% 14,20% 15,90% 16,70% 19,20%

định được vấn đề mình đang thực sự quan tâm, có khả năng trình bày thành các nội dung cụ thể. Đây có thể xem như một lợi thế quan trọng của cán bộ nghiên cứu - đối tượng chiếm số lượng lớn của Viện. Bên cạnh đó vẫn còn một số lượng nhỏ NDT (16,7%) chủ yếu là sinh viên, học viên cao học vẫn chưa hiểu rõ cũng như chưa biết cách xác định nhu cầu, phạm vi khai thác thông tin. Nếu họ có khả năng xác định phạm vi nhu cầu tin của mình thì việc tìm tài liệu nghiên cứu sẽ dễ dàng hơn, CBTV cũng có thể giúp đỡ sinh viên tìm kiếm tài liệu chính xác hơn.

2.1.2. Xác định các từ khóa mô tả được thông tin

Bước tiếp theo sau khi xác định được nhu cầu, phạm vi khai thác thông tin là việc xác định được từ khóa mô tả được thông tin. Qua kết quả khảo sát tại Biểu đồ 2.1, số lượng NDT thành thạo thao tác này có 37/120 người chiếm 30,8%; mức độ trung bình có 66/120 người chiếm 55%. Điều này cho thấy NDT tại Viện có khả năng xác định các từ khóa mô tả thông tin để tra cứu tài liệu.

Từ khóa là từ thể hiện ý chính của câu hoặc chủ đề được đề cập. Để xác định được từ khóa, NDT cần tìm được từ quan trọng nhất bằng cách lược bỏ dần các từ trong câu để tìm từ quan trọng khi bỏ đi hoặc thay thế sẽ làm thay đổi nghĩa của cả câu. Bằng cách tìm theo chủ đề, từ khóa phù hợp với các khía cạnh liên quan đến vấn đề mình quan tâm, NDT có thể dễ dàng tìm được tài liệu mình đang cần và các tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề đó. Bên cạnh từ khóa, NDT có thể tìm các từ đồng nghĩa, các thuật ngữ liên quan đến chủ đề đang quan tâm để có thể gia tăng khả năng tìm kiếm tài liệu.

2.1.3. Xây dựng các lệnh tìm kiếm truy cập thông tin

Xây dựng cú pháp của lệnh tìm kiếm truy cập thông tin là việc liên kết các khái niệm (từ khóa) phù hợp nhằm mục đích tìm kiếm thông tin nhanh

chóng, chính xác, phù hợp. Ngoài thao tác tìm kiếm đơn giản bằng từ khóa, NDT cần biết cách sử dụng ngôn ngữ tìm tin để tạo lệnh tìm thông minh:

Một số máy tính tìm kiếm cho phép sử dụng các toán tử Boolean (AND, OR, NOT) và các dấu để diễn đạt các lệnh tìm phức tạp, thông thường các toán tử phải viết hoa.

Toán tử AND dùng để thu hẹp phạm vi tìm kiếm khi kết quả trả về quá nhiều. Toán tử OR dùng để mở rộng phạm vi tìm kiếm khi kết quả trả về quá ít. Sử dụng NOT để loại trừ các thuật ngữ không muốn xuất hiện trong kết quả tìm.

Ngoài toán tử Boolean hay các ký hiệu toán học trên để giới hạn phạm vi tìm kiếm, còn có những cách giới hạn khác như: giới hạn theo định dạng file, giới hạn theo ngôn ngữ, giới hạn theo từng loại địa chỉ website,...

Kết quả khảo sát của tác giả luận văn cho thấy chỉ có 22/120 người chiếm 18,3% NDT tại Viện có thể sử dụng thành thạo các lệnh tìm kiếm truy cập thông tin, 19/120 người chiếm 15,9% NDT chưa hiểu rõ cách xây dựng lệnh tìm kiếm; còn lại 79/120 người chiếm 65,8% NDT sử dụng ở mức trung bình. Mặc dù thư viện đã có những chỉ dẫn cho NDT, tuy nhiên họ vẫn cảm thấy khó khăn trong việc sử dụng biểu thức tìm tin. Vì vậy, việc đào tạo, hướng dẫn cho NDT biết các thao tác tìm kiếm nâng cao thông qua biểu thức tìm tin là cần thiết, giúp cho họ có thể tìm kiếm thông tin một cách chính xác, hiệu quả nhất.

2.1.4. Xác định nguồn tin tiềm năng

Trong nghiên cứu khoa học hiện nay, xu thế liên ngành là một đặc điểm nổi bật, thể hiện mạnh mẽ thông qua sự xuất hiện của hàng loạt lĩnh vực khoa học mới. Điều này khiến NDT là nhà nghiên cứu phải tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Công việc của họ ngày càng trở nên phức tạp hơn khi có quá nhiều lượng thông tin, đặc biệt là

những nguồn thông tin trực tuyến. Việc lựa chọn được nguồn thông tin phù hợp với nhu cầu tin của mình là điều cần thiết để tìm ra được thông tin đáng tin cậy, có giá trị, không bị nhiễu tin.

Trong quá trình khảo sát 120 NDT có 70 người (58,3%) thành thạo việc xác định nguồn tin tiềm năng phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu của mình. Những nguồn tin mà họ lựa chọn đó là thư viện, nhà sách, các chuyên gia, diễn đàn chuyên ngành, CSDL online,... Đây là những nguồn tin đáp ứng được yêu cầu: dễ tiếp cận, cập nhật, chính xác, đáng tin cậy, phù hợp với lĩnh vực mà họ nghiên cứu.

2.1.5. Định vị lại nhu cầu thông tin khi khai thác

Định vị lại nhu cầu tin khi khai thác và điều chỉnh lệnh tìm tin là thao tác cuối cùng sau khi thực hiện một loạt các bước xác định NCT, xác định từ khóa, xây dựng lệnh tìm kiếm, xác định nguồn tin tiềm năng. Việc thực hiện thao tác này giúp cho NDT xem xét lại nhu cầu thông tin ban đầu nhằm làm rõ hơn, rà soát lại hoặc thu gọn câu hỏi tìm kiếm, điều chỉnh lại lệnh tìm tin cho chính xác, hợp lý, tránh được tình trạng kết quả tìm kiếm quá rộng, không đồng nhất.

Đây là một bước tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 15,8% NDT thành thạo thao tác này. Vì vậy, NDT cần lưu ý thực hiện thao tác này như một phương thức kiểm tra các bước mình đã làm.

2.2. Năng lực sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin

2.2.1. Thói quen sử dụng công cụ tra cứu

Sau khi xây dựng được chiến lược tìm kiếm thông tin thì việc lựa chọn nguồn tìm kiếm thông tin và công cụ tra cứu phù hợp là điều quan trọng và cần thiết. Để tìm kiếm thông tin hiệu quả đòi hỏi NDT phải nắm được đặc điểm và cách sử dụng của mỗi loại công cụ tìm tin cụ thể, từ đó có các lựa chọn phù hợp cho bản thân.

Biểu đồ 2.2. Mức độ sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin của NDT

Theo dõi kết quả khảo sát trên biểu đồ cho thấy, các máy tìm tin trên Internet là công cụ tìm kiếm thông tin chủ yếu của NDT tại Viện. Có tới 93,3% NDT thường xuyên tìm kiếm thông tin trên Internet và không có NDT nào chưa bao giờ tìm kiếm thông tin trên Internet. Đứng thứ hai sau các máy tìm tin trên Internet là mạng xã hội. Trong thời đại các mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay, NDT có thể dễ dàng truy cập và sử dụng, thể hiện ở việc có 65,8% NDT thường xuyên khai thác thông tin trên các mạng xã hội. Tuy nhiên các thông tin trên các mạng xã hội thường chưa được kiểm chứng vì vậy có những thông tin sai lệch yêu cầu NDT cần có các kỹ năng để đánh giá thông tin.

Đứng sau các máy tìm tin Internet và các mạng xã hội là các CSDL trực tuyến. Có 40,8% NDT thường xuyên sử dụng công cụ này. Đây cũng là một công cụ NDT có thể tìm kiếm dễ dàng, truy cập được ở mọi lúc mọi nơi, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng. Để có thể tìm kiếm hiệu quả ở công cụ ngày, NDT cần trang bị kỹ năng tìm kiếm thông tin cơ bản và nâng cao.

Trên các máy tìm tin Internet

Mục lục tra cứu của thư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực thông tin của người dùng tin tại viện thông tin khoa học xã hội việt nam, viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)