8. Cấu trúc của luận văn
2.3. Năng lực đánh giá, tổ chức và trình bày thông tin
2.3.1. Sử dụng tiêu chí để đánh giá thông tin
Đánh giá thông tin là kỹ năng quan trọng trong quá trình tìm kiếm thông tin. Đối với mục tiêu học tập, giảng dạy và NCKH, đánh giá thông tin càng cần được xem xét ở mức độ chính xác, khoa học.
Sau khi gõ lệnh tìm kiếm, NDT sẽ nhận được nhiều kết quả tìm kiếm, đặc biệt là tìm tin trên Internet. Vì vậy bên cạnh kỹ năng tìm kiếm thông tin thì NDT cần có kỹ năng đánh giá thông tin để thẩm định, đánh giá độ chính xác và tin cậy của nguồn tin. Đánh giá sẽ rất có giá trị nếu kèm theo những nhận xét khách quan về tính khoa học, tính thực tiễn của các thông tin được cung cấp. So sánh thông tin từ các nguồn khác nhau theo phương diện: chất lượng, mức độ phù hợp, giá trị thông tin, độ chính xác, bản quyền, mức độ cập nhật,… sẽ cho ta thấy ý kiến của NDT về mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá thông tin (Xem biểu đồ 2.3)
Biểu đồ 2.3. Mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá thông tin/ tài liệu
Tính cập nhật/tính
mới
Tính chính xác/có độ tin cậy cao
Diện bao phủ nội dung/tính đầy đủ Tính hợp thức và tác quyền Tính phù hợp với nhu cầu tin
Dễ tìm kiếm Rất quan trọng 75% 85% 42,50% 34,20% 56,70% 43,30% Quan trọng 23,30% 15% 57,50% 62,50% 43,30% 36,70% Không quan trọng 1,70% 0% 0% 3,30% 0% 20% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%
Qua ý kiến trả lời câu hỏi “Anh (chị) cho biết mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá thông tin/tài liệu?” ghi nhận được, phần lớn NDT đều chọn tính chính xác/có độ tin cậy cao (85% rất quan trọng, 15% quan trọng), diện bao phủ nội dung/tính đầy đủ (42,5% rất quan trọng, 57,5% quan trọng) và tính phù hợp với nhu cầu tin là quan trọng. Việc đánh giá thông tin cần phải là sự tổng hợp của tất cả các tiêu chí, nhưng các yếu tố khác cũng có thể hỗ trợ cho đánh giá thông tin ở mức độ nhất định. Tỷ lệ NDT lựa chọn cho thấy họ đều coi trọng cả sáu tiêu chí khi đánh giá thông tin (Xem biểu đồ 2.4).
Biểu đồ 2.4. Tiêu chí lựa chọn tài liệu
Với câu hỏi “Những tiêu chí nào sau đây anh (chị) cho là quan trọng khi lựa chọn tài liệu?”, kết quả khảo sát cho thấy, có 70,8% NDT cho rằng nội dung tài liệu là quan trọng nhất trong quá trình tìm tin; 55% NDT căn cứ vào tên tài liệu; 51,7% căn cứ vào tên tác giả; 10% lựa chọn tiêu chí năm xuất bản và 10% lựa chọn nhà xuất bản. Tùy vào NCT khác nhau mà tiêu chí lựa chọn thông tin cũng khác nhau. Để có thể có sự đánh giá chính xác, đầy đủ cần đánh giá thông tin ở nhiều tiêu chí khác nhau, sự kết hợp giữa các tiêu chí đó
55% 51,70% 70,80% 10% 10% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%
Theo tên tài liệu Theo tên tác giả Theo nội dung tài
Trước khi sử dụng, thông tin cần phải được thẩm định và đánh giá. Với câu hỏi “Khi tiến hành một đề tài nghiên cứu anh (chị) gặp phải những khó khăn gì?”, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, một số đối tượng NDT là cán bộ nghiên cứu trả lời khó khăn mà họ gặp phải là thông tin không đầy đủ và chưa được kiểm chứng. Kinh nghiệm bản thân khó mà đem lại cho họ hiệu quả cao trong hoạt động nghiên cứu. Vì vậy, việc trang bị cho họ kỹ năng thẩm định, đánh giá thông tin là điều cần thiết. Một số gợi ý cho họ trong việc đánh giá, thẩm định thông tin là:
-Trước hết cần kiểm tra nguồn gốc của thông tin: kiểm tra website, định hướng nội dung, các thông tin liên hệ có trên đó.
-Tiêu đề đôi khi được đưa ra để gây sự chú ý, vì vậy, cần phải đọc toàn bộ nội dung thông tin.
-Kiểm tra tác giả là ai? Họ có đáng tin cậy không? Họ có tồn tại thực không? Mục đích đưa thông tin của họ là gì?
-Cần thận trọng với những thông tin biểu thị thái độ chủ quan của tác giả qua ngôn ngữ được sử dụng, thông tin được diễn giải,…
-Chú ý ngày đăng tin bởi những thông tin cũ không có nghĩa là chúng không phù hợp với hiện tại.
-Nếu vẫn chưa quyết được, hãy hỏi chuyên gia. Họ có thể là giảng viên, CBTV,… về nguồn thông tin, hoặc sử dụng một số website kiểm tra dữ liệu, dữ kiện chính thống để kiểm tra hoặc đối sánh thông tin.