Hình thức đào tạo NLTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực thông tin của người dùng tin tại viện thông tin khoa học xã hội việt nam, viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 85)

Việc tận dụng nhiều phương thức và kênh để tổ chức các hoạt động phát triển NLTT cho NDT trong bối cảnh CNTT- truyền thông phát triển mạnh mẽ là điều cần thiết. Xuất phát từ đặc thù của NDT tại Viện, thư viện cần linh hoạt trong việc tổ chức các chương trình đào tạo, phát triển NLTT. Bằng cách này, NDT có thể thực hiện việc tự đào tạo thông qua các kênh mà họ cảm thấy phù hợp và thuận lợi với bối cảnh sống và làm việc của họ.

41,20% 54,60% 26,90% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00%

Hướng dẫn tại lớp (truyền thống)

Tự học online (trực tuyến) Tự học qua tài liệu dạng in ấn

Trước mắt Viện có thể mở các lớp đào tạo hướng vào từng nội dung cụ thể để NDT có thể linh hoạt trong việc lựa chọn tham gia, sau đó có kiểm tra và đánh giá chất lượng. Số lượng khoảng 10 NDT/lớp.

Ngoài ra, việc đào tạo NLTT trực tuyến cũng giúp cho NDT có thêm sự lựa chọn, sử dụng dễ dàng, không bị phụ thuộc vào bối cảnh không gian, thời gian.

Bên cạnh đó có thể xây dựng những tài liệu hướng dẫn cho NDT dưới 2 dạng điện tử và dạng in ấn để NDT có thể thực hiện việc tự đào tạo thông qua các kênh mà họ cảm thấy phù hợp.

* Về thời gian đào tạo:

Đối với các lớp đào tạo truyền thống: Lựa chọn thời điểm phù hợp với NDT, mở ngoài giờ hành chính hoặc các ngày nghỉ.

Đối với đào tạo trực tuyến: Xây dựng các video về đào tạo NLTT, hình ảnh chỉ dẫn, poster có nội dung về NLTT ngắn gọn, dễ hiểu đăng lên trang web của thư viện để NDT có thể học bất kì lúc nào họ muốn.

3.2. Đảm bảo các điều kiện để việc tổ chức đào tạo thành công

3.2.1. Nâng cao nhận thức của các bên liên quan

Việc phát triển năng lực thông tin phải là trách nhiệm của tất cả các cán bộ lãnh đạo, quản lý của Viện, những người làm công tác giảng dạy và hỗ trợ học tập như cán bộ thư viện, các chuyên gia công nghệ thông tin, các nghiên cứu viên.

- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý của Viện Thông tin Khoa học Xã hội: cần thay đổi nhận thức trong việc đánh giá cao vai trò của năng lực thông tin và việc cần thiết phải đào tạo năng lực thông tin cho người dùng tin. Lãnh đạo Viện Thông tin Khoa học Xã hội cần có cái nhìn tích cực hơn, coi hoạt động đào tạo năng lực thông tin cho người dùng tin là quan trọng. Đồng thời chú trọng xây dựng chính sách triển khai, tạo điều kiện về nguồn nhân lực, môi

trường và ngân sách cho việc triển khai kế hoạch này. Điều đó có nghĩa là đối với cấp lãnh đạo, quản lý của Viện Thông tin Khoa học Xã hội, cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực thông tin cho NDT, từ đó xây dựng chính sách đầu tư và hành động triển khai có lộ trình và toàn diện. Ban lãnh đạo Viện cần quan tâm, hỗ trợ trong triển khai đào tạo năng lực thông tin cho NDT về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thời gian giảng dạy, chế độ đãi ngộ hợp lý, cân xứng với công sức bỏ ra cho hoạt động giúp cán bộ có thêm động lực làm việc, tâm huyết gắn bó và cống hiến cho công việc. Ngoài ra, cán bộ lãnh đạo, quản lý của Viện TT KHXH cũng cần nhận thức đúng đắn là để thực hiện chương trình đào tạo năng lực thông tin cho người dùng tin cả về nội dung và hình thức đào tạo được thành công, cần có sự phối hợp với các cơ sở đào tạo ngành Thông tin - Thư viện, các chuyên gia Thông tin - Thư viện, các nhà nghiên cứu để hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo năng lực thông tin cho NDT cũng như nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thông tin - thư viện.

- Đối với cán bộ thông tin - thư viện: cần thay đổi nhận thức tích cực hơn. Coi công tác phát triển năng lực thông tin cho NDT là rất cần thiết, giúp cho NDT có thể chủ động tìm kiếm, khai thác thông tin một cách hiệu quả; nhận thức đúng đắn về trình độ nghiệp vụ của bản thân để từ đó tự hoàn thiện những điều còn thiếu sót. Điều kiện về năng lực của đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện để có thể triển khai giảng dạy năng lực thông tin cho NDT là: cán bộ thông tin, thư viện thực hiện chương trình đào tạo này trước hết phải là người có trình độ năng lực thông tin tốt. Họ cần được trang bị những kỹ năng khai thác, xử lý, thẩm định thông tin, tổ chức tài liệu tham khảo… Bên cạnh đó là những hiểu biết về đạo đức nghề nghiệp, bản quyền thông tin khi thực hiện các hoạt động nghiên cứu.

- Về phía người dùng tin: cần có ý thức trong việc tham gia nghiêm túc học tập chương trình đào tạo năng lực thông tin. Họ cần phải hiểu rằng trong môi trường xã hội thông tin hiện đại, nếu không có năng lực thông tin thì không thể tiếp cận được các nguồn thông tin để khai thác sử dụng phục vụ cho học tập, nghiên cứu hay công tác giảng dạy, quản lý của mình. Ngoài việc tham gia chương trình đào tạo do Viện TT KHXH tổ chức còn cần phải có ý thức trong việc tự học, tự nghiên cứu, để tự nâng cao năng lực thông tin cho bản thân mình.

3.2.2. Nâng cao trình độcho đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện

Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác TT-TV là một đòi hỏi khách quan. Người cán bộ thông tin thư viện, vừa là cầu nối giữa nguồn lực thông tin và người dùng tin; vừa là chủ thể đóng vai trò quyết định trong quá trình hoạt động cũng như phát triển của cơ quan thông tin - thư viện.

Sự bùng nổ thông tin và sự ứng dụng ngày càng sâu rộng công nghệ hiện đại cùng với xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra những yêu cầu mới cho đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện. Cán bộ thông tin - thư viện trong thời đại nay cần có kiến thức và kỹ năng, thái độ nghiêm túc về chuyên môn nghiệp vụ thông tin - thư viện, công nghệ thông tin và các kỹ năng bổ trợ khác. Vai trò của người cán bộ TT-TV phải thay đổi từ thụ động sang chủ động, họ không còn đơn thuần chỉ làm công việc cho mượn sách mà bây giờ họ phải trở thành người có khả năng phát triển năng lực thông tin cho NDT thông qua các hoạt động nghiệp vụ của mình. Số lượng người dùng tin đến với cơ quan thông tin - thư viện không còn nhiều như trước nữa. Vì vậy người cán bộ thông tin - thư viện cần phải thay đổi, không chỉ làm công việc tổ chức, quản lý tài liệu mà cần tư vấn cho người dùng tin biết xác định nhu cầu thông tin chính xác, biết nguồn khai thác, biết địa chỉ cần tra tìm không chỉ trong kho tài liệu truyền thống in

ấn mà còn trên mạng, biết các phương pháp đưa ra các lệnh tìm tin tra cứu nhanh nhất và hiệu quả nhất; làm tốt công việc tuyên truyền, cổ vũ cho việc phát triển văn hóa sử dụng thông tin, tài liệu....

Cán bộ thông tin - thư viện ngày nay cần trau dồi kiến thức và kỹ năng liên quan đến việc tìm kiếm tra cứu và sử dụng thông tin sao cho có hiệu quả nhất để còn hướng dẫn, đào tạo NLTT cho NDT. Họ còn cần biết đào tạo và phục vụ người dùng tin, lưu trữ và bảo quản dữ liệu số, biên mục, xử lý thông tin, siêu dữ liệu và đánh chỉ mục, bổ sung tài liệu, dịch vụ thông tin tham khảo trực tuyến, nghiên cứu nhu cầu tin,… Liên quan đến công nghệ thông tin, các cán bộ thông tin - thư viện cần có các kỹ năng cá nhân về công nghệ thông tin, hệ thống công nghệ thông tin và các ứng dụng của nó. Về các kiến thức, kĩ năng bổ trợ cần có sự hiểu biết về thông tin, đánh giá được nguồn thông tin là đúng hay sai trước khi cung cấp cho người dùng tin; kỹ năng nghiên cứu; kỹ năng giao tiếp không những với người dùng tin mà còn cả với lãnh đạo; kiến thức liên quan đến pháp lý, bản quyền và sở hữu trí tuệ; kỹ năng quản trị; nâng cao trình độ ngoại ngữ; nâng cao đạo đức nghề nghiệp: nhiệt tình tận tụy với công việc, tính năng động, sáng tạo của bản thân. Người cán bộ trong thời đại số cần có năng lực, hiểu biết về công nghệ, chấp nhận rủi ro và là người độc lập, linh hoạt, hiểu biết về những tiềm năng cũng như hạn chế, rủi ro về công nghệ thông tin.

Đối với cán bộ quản lý

Hiện nay, Viện Thông tin Khoa học Xã hội có một phó giáo sư, tiến sĩ làm Viện trưởng và 2 tiến sĩ làm hai phó Viện trưởng. Các cán bộ quản lý đều là các cán bộ có trình độ và tâm huyết với hoạt động thông tin thư viện. Người cán bộ quản lý của Viện cũng cần được đào tạo qua các lớp nghiệp vụ quản lý. Bản thân họ đều là những người có khả năng tư duy tổng hợp nhưng chỉ chuyên sâu về nghiên cứu khoa học. Nếu họ được học các lớp về khoa học

quản lý nữa chắc chắn sẽ tốt hơn trong việc điều hành công việc nói chung và hoạt động phát triển NLTT cho NDT nói riêng. Từ đó đưa ra những dự báo tốt để nắm bắt được các xu hướng phát triển tổ chức của Viện theo hướng hiện đại hóa, kịp thời có những quyết định đúng đắn vào những thời điểm thích hợp nhất để giúp cho hoạt động TT-TV phát triển. Để hoạt động của Viện TTKHXH nói chung và hoạt động trang bị NLTT cho NDT nói riêng đạt kết quả cao, cán bộ quản lý đóng vai trò quan trọng, do vậy họ cần có năng lực không chỉ trong lĩnh vực TT-TV nữa, mà còn phải biết tin học và ngoại ngữ, luôn luôn sáng tạo trong công việc, có khả năng đánh giá chính xác con người, biết sử dụng con người vào công việc phù hợp với năng lực để phát huy năng lực của họ và có khả năng thuyết phục và cảm hóa. Muốn vậy, ngoài việc được đào tạo, người cán bộ quản lý cũng cần phải thường xuyên nâng cao trình độ lý luận chính tri, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, pháp luật, tham gia những hội nghị, hội thảo có định hướng chỉ đạo cho các nhiệm vụ chuyên môn của ngành TT – TV. Họ phải được tạo điều kiện tham quan, học hỏi kinh nghiệm về hoạt động TT – TV hiện đại của các nước tiên tiến trong và ngoài nước.

Đối với cán bộ thông tin - thư viện

Việc đào tạo, phát triển năng lực thông tin cho NDT tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội chủ yếu do cán bộ thư viện thực hiện.

Cán bộ thông tin thư viện của Viện cần không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt về chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, nhanh nhạy, thích ứng với hoạt động thông tin - thư viện trong môi trường số. Có như vậy mới có thể vừa là chuyên gia tổ chức thu thập, xử lý thông tin vừa là chuyên gia tổ chức, lưu giữ, bảo quản, khai thác và phổ biến thông tin cũng như tiến hành đào tạo người dùng tin một cách bài bản. Hơn lúc nào hết, cán bộ thư viện của Viện TTKHXH cần có ý thức phải tự trao đổi, học hỏi những kiến thức cơ bản về

các ngành KHXH và Nhân văn, nâng cao năng lực xử lý, quản trị và phổ biến thông tin khoa học xã hội và nhân văn, phương pháp sư phạm để đào tạo NLTT cho người dùng tin.

Với đặc thù là cơ quan thông tin thư viện chuyên ngành phục vụ nghiên cứu thì việc nâng cao trình độ cho độ ngũ cán bộ thư viện là vô cùng cần thiết và quan trọng. Trước khi có thể đào tạo được năng lực thông tin cho NDT thì họ trước hết phải là người có một trình độ năng lực thông tin tốt. Để có thể nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ thư viện cần có sự phối hợp giữa Viện Thông tin Khoa học Xã hội với các cơ sở đào tạo, chuyên gia thông tin thư viện, chuyên gia sư phạm trong từng nội dung cụ thể.

Yêu cầu về Năng lực cần được trang bị cập nhật thêm cho cán bộ thông tin - thư viện của Viện TT KHXH như sau:

- Cần được đào tạo lại để có kiến thức vững vàng về khoa học thông tin - thư viện theo hướng hiện đại (đặc biệt là kiến thức về công nghệ thông tin được ứng dụng trong hoạt động TT-TV). Có kỹ năng thuần thục xử lý thông tin, tài liệu, đồng thời có kỹ năng quản lý thông tin tài liệu theo hướng hiện đại.

- Họ cần được mở rộng sự hiểu biết thông qua việc tiếp tục được trang bị những kiến thức cơ bản về một số chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn như: Kinh tế, chính trị, quan hệ quốc tế, văn hoá, lịch sử, văn học, tâm lý học…

- Có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ. - Có kỹ năng giao tiếp tốt.

- Có lòng yêu nghề và mẫn cán với công việc đào tạo NLTT cho NDT Để triển khai được việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ cùng một lúc là khó thực hiện, vì sẽ không có người làm việc. Do đó, cần xây dựng kế hoạch vừa chi tiết, vừa tổng thể có thời gian bồi dưỡng và nâng cao

trình độ cho đội ngũ cán bộ đang hoạt động tại Viện.

Trước mắt, Viện cần có kế hoạch gửi một số cán bộ có năng lực đi tham quan, học tập nghiệp vụ ở nước ngoài. Tạo điều kiện về kinh phí và thời gian để họ có thể tham gia các khoá tập huấn ngắn ngày nhằm cập nhật kiến thức thông tin - thư viện cũng như các khoa học xã hội và nhân văn khác. Có chính sách hỗ trợ vật chất, khuyến khích họ học thêm ngoại ngữ và tin học, nâng cao trình độ nghiệp vụ ở các bậc đào tạo như thạc sĩ, tiến sĩ.

3.2.3. Đảm bảo cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin

3.2.3.1.Hoàn thiện phần mềm chuyên dụng

Điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin và các trang thiết bị bao gồm: máy tính, mạng internet, CSDL, máy chiếu, website thư viện… Đây là điều kiện để hỗ trợ việc dạy và học năng lực thông tin nhằm đạt hiệu quả cao.

Qua khảo sát, Viện Thông tin Khoa học Xã hội lựa chọn sử dụng Sierra là hệ thống phần mềm nền tảng dịch vụ thư viện, thế hệ tiếp theo của hệ thống phần mềm quản trị thư viện tích hợp bắt đầu từ năm 2018.

Phần mềm Sierra của Innovative Interfaces bao gồm nhiều phân hệ đáp ứng yêu cầu tự động hóa các nghiệp vụ chuẩn của thư viện với đầy đủ các chức năng.

Phần mềm Sierra có các phân hệ sau: - Phân hệ bổ sung

- Phân hệ biên mục

- Phân hệ quản trị hệ thống

- Phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC - Phân hệ quản lý lưu thông

- Phân hệ quản lý kho - Phân hệ lưu chiểu

- Phân hệ quản lý xuất bản phẩm nhiều kỳ

Các phân hệ là độc lập, có chế độ phân quyền cho người sử dụng, có khả năng liên kết với nhau trong nhiều chức năng nghiệp vụ liên quan.

- Trong phân hệ bổ sung: việc trao đổi dữ liệu được thực hiện dễ dàng. Phần mềm cung cấp công cụ quản lý linh hoạt, cho phép người dùng tạo ra các báo cáo thống kê sử dụng quỹ trong một khoảng thời gian xác thực; tạo điều kiện cho thư viện sử dụng và phân bổ nguồn quỹ một cách hiệu quả. Phân hệ này còn quản lý các hóa đơn mua hàng, các thông tin chi tiết về việc nhận tài liệu bổ sung và các khiếu nại đối với các đơn hàng còn thiếu hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực thông tin của người dùng tin tại viện thông tin khoa học xã hội việt nam, viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)