8. Cấu trúc của luận văn
2.4. Việc thực hiện các văn bản pháp quy về sử dụng thông tin
2.4.1. Mức độ hiểu biết về các văn bản pháp quy
Văn bản pháp quy quy định riêng về quyền tác giả (QTG) đầu tiên của nước ta là Nghị định 142/HĐBT “Quy định QTG” được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ban hành ngày 14/11/1986. Tiếp đó, ngày 02/12/1994 Pháp lệnh Bảo hộ QTG được ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước công bố ngày 10/12/1994. Đến Hiến pháp năm 1992, Bộ Luật Dân sự (BLDS) năm 1995 vấn đề bảo hộ QTG được chính thức ghi nhận. BLDS đã quy định QTG là một trong hai bộ phận và là bộ phận đầu tiên của quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Một bước tiến trong hoàn thiện QTG đã được thực hiện trong BLDS sửa đổi, bổ sung được Quốc hội thông qua năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. BLDS 2005 tại Chương XXXIV phần thứ VI có 14 điều quy định về QTG, quyền liên quan (QLQ).
Cùng trong năm 2005 LSHTT đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006, LSHTT năm 2005 với 222 điều, điều chỉnh các quan hệ sáng tạo, bảo hộ tài sản trí tuệ của ba đối tượng gồm QTG, QLQ, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng, trong đó có 46 điều quy định riêng về QTG, QLQ. Sau đó Chính phủ ban hàng một số điều của BLDS; Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT.
Năm 2009, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của LSHTT. Luật mới có 33 điều sửa đổi, bổ sung. Ngày 20 tháng 9 năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2011/NĐ-CP: Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của BLDS, LSHTT về QTG, QLQ.
Về mặt khách quan, QTG là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ việc cá nhân sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Về mặt chủ quan, QTG là một tập hợp quyền dành cho tác giả đã trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, hoặc dành chọ chủ sở hữu QTG, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản [52].
Biểu đồ 2.7. Sự hiểu biết về các văn bản pháp quy
Với câu hỏi trên, có thể nhận thấy NDT tại Viện TT KHXH về cơ bản đã có hiểu biết về các văn bản pháp quy (88%). Tuy nhiên vẫn còn số lượng ít NDT là sinh viên (12%) không biết quy định về quyền tác giả trong luật SHTT.
Có 88% Không
12%
Anh (chị) có biết quy định về quyền tác
giả của luật sở hữu trí tuệ (SHTT)
2.4.2. Thực hiện các quy định của văn bản pháp quy
Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ thực hiện quy định trong luật sở hữu trí tuệ khi sử dụng tài liệu
Qua khảo sát cho thấy, có 88% NDT có hiểu biết về quyền tác giả/bản quyền quy định trong luật SHTT nhưng tỷ lệ thực hiện theo các quy định đó chỉ chiếm 50,8%; 42,5% lúc có, lúc không thực hiện; 6,7% NDT không thực hiện theo các quy định. Kết quả này cho thấy, đa số NDT đã có nhận thức về luật SHTT song vẫn còn NDT chưa biết cách áp dụng cụ thể vào từng trường hợp thực tế.
Sau khi đã tìm được những thông tin phù hợp với yêu cầu của mình, NDT sẽ sử dụng thông tin đó để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của bản thân. Một vấn đề đặt ra là làm sao để họ có thể sử dụng thông tin đúng với pháp luật quy định?
NDT cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc trích dẫn, sao chép, in ấn tài liệu. Điều đó thể hiện sự hiểu biết về vấn đề sở hữu trí tuệ, đạo đức trong sử dụng, chia sẻ, trao đổi thông tin với NDT khác.
Sử dụng thông tin có đạo đức và đúng pháp luật tức là:
- Chỉ sử dụng thông tin khi được phép của người/ tổ chức sở hữu - Không đạo văn/ sao chép kết quả lao động của người khác
Có, 50,80%
Không, 6,70% Lúc có, lúc
không, 42,50%
- Có trích dẫn và tài liệu tham khảo khi sử dụng thông tin cho nghiên cứu, báo cáo
- Không sử dụng thông tin làm ảnh hưởng đến cá nhân hoặc tổ chức - Đánh giá/ thẩm định thông tin trước khi sử dụng.
Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ trích dẫn nguồn thông tin
Kết quả khảo sát ở Biểu đồ 2.9. cho thấy có 90,8% NDT sử dụng có trích dẫn nguồn thông tin; 2,5% NDT giữ nguyên, không thay đổi, không trích nguồn; 6,7% NDT đôi khi không trích dẫn nguồn thông tin. Đa số NDT được điều tra đã có ý thức trong việc trích dẫn thông tin trong học tập, NCKH. Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ nhỏ NDT chưa có ý thức trong việc sử dụng thông tin.
Ngoài việc trích dẫn, in ấn, sao chép tài liệu cũng là vấn đề cần được quan tâm. NDT khi đến Viện TT KHXH có nhu cầu sao chụp, nhân bản tài liệu sẽ được phục vụ tuân theo các quy định pháp lý liên quan đến bản quyền tác giả.