Đặc điểm các nhóm người dùng tin tại Viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực thông tin của người dùng tin tại viện thông tin khoa học xã hội việt nam, viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 38 - 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. Đặc điểm của Viện Thông tin Khoa học xã hội

1.2.4. Đặc điểm các nhóm người dùng tin tại Viện

Qua thực tế khảo sát hoạt động của Viện, các nhóm NDT chủ yếu của Viện là: Nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; Nhóm NDT là lãnh đạo, cán bộ quản lý; Nhóm NDT là sinh viên, học viên cao học; Nhóm NDT khác.

-Nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Nhóm NDT này gồm các cán bộ làm công tác nghiên cứu và giảng dạy trong các cơ quan, trung tâm, viện nghiên cứu; các học viện và trường đại học…. Đây là nhóm NDT chiếm số lượng lớn nhất của Viện (56,4%). Họ là những người có trình độ học vấn cao từ đại học trở lên. Họ là những nghiên

cứu sinh, thạc sỹ, học viên cao học.

Về nhu cầu tin: Họ nghiên cứu chuyên sâu về các ngành thuộc lĩnh vực KHXH. Do đặc thù về công việc nên nhu cầu tin của họ rất đa dạng và phức tạp nhưng có trọng điểm về một lĩnh vực nào đó về KHXH. Họ có nhu cầu lớn đối với tài liệu quý hiếm, tài liệu số, tài liệu dạng CSDL online chuyên sâu nước ngoài.

Về thời gian sử dụng thông tin thì nhóm NDT này chiếm nhiều nhất. Họ thường dùng những thông tin gốc đã được xử lý, thông tin cấp 2 đã được bao gói có giá trị thông tin cao như thư mục tóm tắt, chú giải, tổng thuật, lược thuật.

Về tuổi đời của nhóm NDT này khá trẻ: từ 36 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ 48,5 %. độ tuổi 20 - 35 tuổi chiếm tỷ lệ là 35.5% nên việc tiếp cận thông tin và xử lý thông tin rất nhanh chóng. Họ cần thông tin sâu, rộng, đầy đủ và cập nhật thường xuyên. Độ tuổi từ 51 - 60 tuổi chiếm 10,4% và độ tuổi trên 60 tuổi chiếm 5,6%. Nhóm NDT này thường dành nhiều thời gian cho việc tra cứu sử dụng thông tin.

Khả năng ngoại ngữ của nhóm NDT này khá cao: Phần lớn sử dụng tiếng Anh (46.2%); tiếng Nga 38,8%, tiếng Trung Quốc 37,8% và còn lại là các loại hình ngôn ngữ khác.

-Nhóm NDT là lãnh đạo, cán bộ quản lý

Nhóm NDT này gồm có: Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Trưởng phòng,… Tuy chỉ chiếm một số lượng nhỏ (10.4%) trong cơ cấu nhưng lại là những người có trình độ cao. Số người đạt trình độ từ Tiến sĩ trở lên là 100% và trên 50% có học hàm là PGS, GS. Họ có vai trò rất lớn trong công tác điều hành hoạt động của Viện. Do tính chất của hoạt động quản lý, người quản lý cần nhiều dạng thông tin bổ sung cho nhau. Quỹ thời gian có hạn nhưng khối lượng công việc rất lớn khiến cho họ có xu hướng thích sử dụng các thông tin đã được xử lý, đánh giá, bao gói lại nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác. Họ

thường có quỹ thời gian ít, thường xuyên phải đi công tác hoặc không trực tiếp có mặt tại nơi làm việc, do vậy họ không dành nhiều thời gian đến sử dụng thông tin tại Viện. Họ cần những thông tin mang tính chính xác, cô đọng, kịp thời. Nhu cầu tin của nhóm này là những thông tin, tài liệu đầy đủ kịp thời, nhanh chóng chính xác; những tài liệu dịch, lược thuật, các loại văn bản pháp quy, quy định, nghị quyết, quyết định, báo cáo,…

Những người dùng tin làm công tác quản lý còn tích cực nghiên cứu khoa học, đào tạo đại học, sau đại học ở các trường đại học, các học viện và các Viện nghiên cứu chuyên ngành. Họ đều đã và đang chủ nhiệm đề tài hoặc là cán bộ chủ chốt để thực hiện các đề tài cấp từ cấp Viện, đến cấp Bộ, cấp Nhà nước. Vì vậy, họ rất ít thời gian đến thư viện tra cứu và khai thác thông tin từ tài liệu gốc. Họ thường được cung cấp thông tin theo đơn đặt hàng với Viện TTKHXH. Các thông tin họ cần thường ở dạng đã được chọn lọc, xử lí như “Tài liệu phục vụ nghiên cứu”; “Tin tham khảo đặc biệt; “Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội”...

Trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản lý tương đối cao. Hầu hết có thể sử dụng tốt từ 2 đến 3 ngoại ngữ và chủ yếu là tiếng Anh 22%, tiếng Pháp 4.5%, tiếng Nga 49.3%, tiếng Trung Quốc 35.1% và một số ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, tiếng Hán Nôm. Họ thường tham gia trao đổi học thuật ở trong nước và ngoài nước.

Về cơ cấu độ tuổi, các cán bộ quản lý ở các cấp độ tuổi đa khác nhau: lứa tuổi từ 20 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ 12.5%. Độ tuổi từ 36 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ 62,4 %, lứa tuổi từ 51 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ 25,1%.

Đời sống vật chất và gia đình riêng của nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý tương đối ổn định. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để có thời gian dành cho nghiên cứu, sử dụng thông tin.

Đọc sách báo, xem tivi, nghỉ ngơi. Ngoài ra họ còn tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, hoạt động xã hội và các hoạt động khác.

-Nhóm NDT là sinh viên, học viên cao học

Nhóm đối tượng là sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh tại Viện TTKHXH chiếm tỉ lệ là 23,6%. Đây là nhóm người dùng tin trẻ nhất của Viện TTKHXH trình độ chuyên môn chưa cao, sử dụng ngoại ngữ chưa thành thạo song họ lại có nhiều thời gian để đọc tài liệu, tích lũy kiến thức, chuẩn bị cho khoá luận, luận văn, luận án tốt nghiệp.

Nhóm này dành nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu gốc và có nhu cầu tra cứu tin điện tử nhiều nhất. Đối với nhóm người dùng tin này họ cần các thông tin về chuyên ngành mà họ đang học tập, nghiên cứu. Loại hình thông tin họ thích sử dụng là CSDL, luận văn, luận án,…

Về lứa tuổi, nhóm sinh viên hầu hết ở độ tuổi từ 20 – 45 (chiếm 100%). Về trình độ học vấn, 100% nhóm này còn đang học tập ở các trường đại học, học viện và có trình độ học vấn thấp hơn so với 2 nhóm người dùng tin quản lý và nghiên cứu, giảng dạy.

Về trình độ ngoại ngữ của sinh viên chưa cao và đều biết một ngoại ngữ, đó là tiếng Anh (24.9 %) có nội dung đơn giản, còn nhu cầu tin chủ yếu là tài liệu tiếng Việt.

-Nhóm NDT khác

NDT thuộc nhóm này phần lớn là cán bộ về hưu, khách du lịch…, chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn (9,4%) trong tổng số NDT tại Thư viện của Viện TTKHXH. Họ có nhu cầu đọc sách, báo, tạp chí, sách chuyên khảo,… Đối với cán bộ về hưu thì chủ yếu sử dụng loại hình truyền thống, nội dung tài liệu không quá chuyên sâu nhưng rất đa dạng và phong phú.

Về lứa tuổi thì 100% nhóm đối tượng này đã ngoài 60 tuổi.

là đội ngũ trí thức, nguyên là cán bộ quản lí, lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan của nhà nước.

Trình độ ngoại ngữ của nhóm này hầu hết là sử dụng tốt một ngoại ngữ, cũng có người biết đến hai, ba ngoại ngữ.

Nhu cầu tin của nhóm NDT này rất đa dạng như: sách, tạp chí chuyên ngành bằng ngôn ngữ tiếng Việt; tiếng nước ngoài... báo hàng ngày để nắm bắt các thông tin thời sự về chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực thông tin của người dùng tin tại viện thông tin khoa học xã hội việt nam, viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)