1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thƣơng mại
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay
1.2.3.1. Nhân tố chủ quan
Tiềm lực tài chính và uy tín của ngân hàng: Để phát triển các dịch vụ dành cho khách doanh nghiệp phải mở nhiều chi nhánh để khách hàng dễ dàng tiếp cận và để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở nhiều nơi, cần có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiêm, chi phí quảng cáo lớn để quảng bá thƣơng hiệu… Hơn nữa khách hàng là doanh nghiệp thƣờng có nhu cầu tín dụng lớn lên đến hàng trăm hàng nghìn tỷ đồng, để đáp ứng đƣợc nhu cầu của những khách hàng nhƣ vậy Ngân hàng thƣơng mại cần có tiềm lực tài chính mạnh và vốn điều lệ cao để không bị ảnh hƣởng bởi giới hạn cho vay trên vốn điều lệ đối với một khách hàng (hiện tại giới hạn đó là 15% vốn điều lệ của Ngân hàng thƣơng mại). Vì vậy tiềm lực tài chính cũng là một yếu tố không thể thiếu để phát triển hoạt động cho vay. Trong nền kinh tế thị trƣờng mở cửa, có rất nhiều Ngân hàng cạnh tranh nhau, điều đó cũng mở ra cho khách hàng những sự lựa chọn và chắc chắn rằng khách hàng sẽ thích làm việc với một ngân hàng đã có uy tín trên thì trƣờng hơn là làm việc với một ngân hàng chƣa có hoặc uy tín không cao.
Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng của là một trong những chính sách trong chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là yếu tố đầu tiên tác động dến việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Chính sách tín dụng đƣợc hiểu là đƣờng lối, chủ trƣơng đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo,
liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay đƣợc thực hiện. Các điều khoản của chính sách tín dụng đƣợc xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nhƣ các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàng Nhà nƣớc, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng. Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đƣa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phƣơng pháp, đƣờng lối chính sách của Nhà nƣớc và đảm bảo công bằng xã hội. Điều đó cũng có nghĩa chất lƣợng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng thƣơng mại có đúng đắn hay không. Bất cứ Ngân hàng nào muốn có chất lƣợng tín dụng tốt cũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của ngân hàng cũng nhƣ của thị trƣờng.
Tổ chức bộ máy của ngân hàng: Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hoá và sắp xếp có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đã quy định. Ngân hàng đƣợc tổ chức một cách có khoa học sẽ đảm bảo đƣợc sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn hệ thống cũng nhƣ với các cơ quan liên quan khác. Qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, từ đó nâng cao chất lƣợng tín dụng.
Phẩm chất và trình độ cán bộ nhân viên: Chất lƣợng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Sỡ dĩ nhƣ vậy là vì cán bộ tín dụng là ngƣời tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bƣớc đầu tiên đến bƣớc cuối cùng. Cán bộ tín dụng mà không có
đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định đƣợc tính chân thực của các báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng (nhƣ sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp đi vay ở nhiều nơi..) từ đó phân tích đƣợc khả năng quản lý và năng lực thực sự của khách hàng để quyết định có cho vay hay không. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trƣòng kinh tế xã hội, đƣờng lối phát triển của đất nƣớc, sự thay đổi của thị trƣờng…dự đoán trƣớc đƣợc những biến động có thể xẩy ra từ đó tƣ vấn lại cho khách hàng xây dựng lại phƣơng án kinh doanh cho phù hợp.
Trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ thông tin: Công nghệ mà ngân hàng đang sử dụng ảnh hƣởng tới chi phí ngân hàng bỏ ra, sự tiện lợi mà ngân hàng mang tới cho khách hàng. Thực tế cho thấy ứng dụng công nghệ thông tin vào ngân hàng là chìa khóa để ngân hàng phát triển nhanh và bền vững hơn. Hệ thống kĩ thuật công nghệ thông tin sẽ là công cụ quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh, bảo đảm an toàn hiệu quả, quản lý khách hàng, kiểm soát tốt nguồn vốn, mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hiện đại. Tuy nhiên công nghệ thông tin thay đổi rất nhanh vì vậy các dịch vụ ngân hàng trên nền công nghệ thông tin cao cũng phải thƣờng xuyên đổi mới đa dạng cho phù hơp.
1.2.3.2. Nhân tố khách quan
Sự phát triển của nền kinh tế: Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hƣởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Hoạt động của ngân hàng
thƣơng mại có thể đƣợc coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Các biến số kinh tế vĩ mô nhƣ lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng tín dụng. Một nền kinh tế ổn định tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lƣợng cao. Tức là các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trƣờng ổn định thì khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, từ đó mà có thể trả vốn và lãi cho ngân hàng. Ngƣợc lại khi nền kinh tế biến động thì các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cũng thất thƣờng ảnh hƣởng đến thu nhập của doanh nghiệp, từ đó ảnh hƣởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng. Chu kỳ kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ suy thoái, sản xuất vƣợt quá nhu cầu dẫn tới hàng tồn kho lớn, hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp không phát triển đƣợc. Hơn nữa nếu ngân hàng bỏ qua các nguyên tắc tín dụng thì lại càng làm giảm chất lƣợng tín dụng. Ngƣợc lại trong thời kỳ hƣng thịnh, tốc độ tăng trƣởng cao, các doanh nghiệp có xu hƣớng mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu tín dụng tăng và rủi ro ít, do đó chất lƣợng tín dụng cũng tăng. Tuy nhiên trong thời kỳ này có những khoản vay vƣợt quá quy mô sản xuất cũng nhƣ khả năng quản lý của khách hàng nên những khoản vay này vẫn gặp rủi ro.
Chính sách tín dụng của Ngân hàng nhà nƣớc: Dựa trên tình hình kinh tế hiện tại, Ngân hàng nhà nƣớc sẽ đƣa ra các chính sách định hƣớng phát triển tín dụng đối với hệ thống Ngân hàng thƣơng mại. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, chính sách tín dụng mở rộng thì hoạt động phát triển tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại có điều kiện phát triển. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, tiềm ẩn nhiều rủi ro thì chính sách tín dụng của Ngân hàng nhà nƣớc hạn chế tín dụng, nhƣ vậy, các Ngân hàng khó có thể phát triển hoạt động cho vay
Môi trƣờng pháp lý: Môi trƣờng pháp lý ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động của cho vay đối với doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt là các quy định về an toàn và các quy định về an toàn và các quy định khác của pháp luật liên quan đến việc gì NHTM đƣợc làm, việc gì NHTM không đƣợc làm. Môi trƣờng pháp lý trong đó NHTM hoạt động không phải bất di bất dịch mà luôn thay đổi theo yêu cầu phát triển và quản lý của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Mỗi thay đổi của các quy định, luật ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp bởi vì hoạt động của ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật
Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng: Cạnh tranh cũng có mặt tốt của nó. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò nhƣ một lực đẩy tạo ra sự phát triển sự phát triển của ngân hàng. Cạnh tranh thúc đẩy các ngân hàng phải cung cấp các sản phẩm cho vay mới đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời cạnh tranh cũng buộc các ngân hàng phải áp dụng công nghệ mới, tuyển nhân sự có chất lƣợng, tăng lƣơng, tích cực quảng cáo. Lãi suất cho vay, điều kiện cho vay cũng thông thoáng hơn, khách hàng doanh nghiệp sẽ dễ dàng giao dịch với ngân hàng thúc đẩy họ tích cực sử dụng vốn từ ngân hàng. Điều này thúc đẩy hoạt động cho vay đối với khách hàng của ngân hàng không chỉ phát triển về chiều rộng mà cả về chiều sâu.
Năng lực kinh doanh và văn hóa của từng doanh nghiệp: Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán đƣợc những biến động lên xuống của nhu cầu thị trƣờng; không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối và khuyếch trƣơng sản phẩm …thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh. Từ đó làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lƣợng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hƣởng.
Và ngƣợc lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng càng lớn, vốn vay càng đƣợc sử dụng có hiệu quả.